Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, các tổ chức có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 87)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.3 Một số giải pháp để thực hiện chiến lƣợc đào tạo và nâng cao chất lƣợng độ

4.3.1 Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, các tổ chức có liên quan

xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và nắm vững các quan điểm cơ bản của Đảng về công tác cán bộ, công chức, đặt biệt là Kết luận 37-KL/TW ngày 02-02-2009 của Hội nghị lần thứ IX, BCH Trung ƣơng khóa X về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lƣợc cán bộ, công chức từ nay đến năm 2020 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ BCH Trung ƣơng khóa XI về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.

Phòng Nội vụ: Rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của huyện; nghiên cứu, xây dựng chƣơng trình đào tạo hàng năm, 5 năm. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cần đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức có liên quan.

Thực hiện chế độ cán bộ lãnh đạo, quản lý giành thời gian đi cơ sở, nắm bắt tình hình và có biện pháp xử lý, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc ở cơ sở. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý gắn với xây dựng Chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, củng cố và hoàn thiện các tổ chức trong hệ thống ngành từ tỉnh đến cơ sở.

Phƣơng thức lãnh đạo đúng, khoa học sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng một cách sáng tạo, hiệu quả cao. Do đó, để tạo đƣợc sự chuyển biến mới, đồng bộ và vững chắc về công tác cán bộ, phải đổi mới mạnh mẽ phƣơng thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ. Đại hội X của Đảng ta đã khẳng định: “Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, có phân công, phân cấp hợp lý, tôn trọng, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và ngƣời đứng đầu các tổ chức công tác cán bộ” .

Nhƣ vậy, quan điểm về đổi mới phƣơng thức lãnh đạo công tác cán bộ của Đảng trong việc chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cho cả hệ thống chính trị và trên mọi lĩnh vực, chỉ rõ đổi mới phƣơng thức lãnh đạo không có nghĩa là từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ. Nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của cấp ủy về công tác cán bộ; cá nhân phải chấp hành quyết định của tập thể, tổ chức đảng cấp dƣới phải chấp hành quyết định của tổ chức đảng cấp trên. Những nơi cấp ủy mất đoàn kết nghiêm trọng, kéo dài, cấp ủy cấp trên phải trực tiếp chấn chỉnh, nếu thấy cần thiết phải thay cán bộ chủ chốt, tạo điều kiện lành mạnh hóa công tác cán bộ. Thực hiện tốt việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt, những cán bộ nào không đủ tín nhiệm phải kiên quyết thay thế bằng cán bộ có phẩm chất đạo đức, có đủ năng lực, trình độ. Cần giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ, đảm bảo cơ cấu, đồng thời cán bộ phải đủ đức, đủ tài, có phẩm chất năng lực tƣơng xứng với cƣơng vị, chức trách đƣợc giao.

Đi đôi với đổi mới phƣơng thức lãnh đạo, cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp trên đối với cấp dƣới trong việc giáo dục, quản lý và thực hiện công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trên địa bàn huyện tĩnh gia, tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)