CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng quản lý nhân lực tại Công ty Cổ phần Dệt may Huế gia
3.2.7. Thực trạng công tác đánh giá thực hiện công việc
Công tác đánh giá thực hiện công việc của ngƣời lao động là một trong những nhân tố có tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.
Nhƣ đã trình bày ở trên, Công ty triển khai thực hiện công tác này chƣa thực sự nghiêm túc đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến các hoạt động khác trong hệ thống quản lý nguồn nhân lực.
Việc chƣa xây dựng đƣợc quy trình hƣớng dẫn đánh giá thực hiện công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc cũng là một khó khăn trong việc đánh giá thực hiện công việc của ngƣời lao động.
Có thể nói việc chƣa xây dựng đƣợc hệ thống đánh giá thực hiện công việc và tiến hành đánh giá theo định kỳ tình hình thực hiện công việc của ngƣời lao động tại Công ty đã làm giảm hiệu quả hoạt động của một số nhân tố khác trong quản lý nguồn nhân lực nhƣ: Không có cơ sở để xét nâng lƣơng, xét thƣởng, đề bạt, bổ nhiệm, kỷ luật và hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực. Dẫn đến tình trạng việc thực hiện các chế độ chính sách cho ngƣời lao động còn mang tính chủ quan, chƣa thực sự dựa trên năng lực và kết quả thực hiện công việc của ngƣời lao động.
Đồng thời, nó cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến việc các bộ phận có thể nhìn nhận lại kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của bộ phận mình để có các phƣơng hƣớng điều chỉnh: Việc phân công công việc cho các nhân viên đã phù hợp chƣa ? Kết quả thực hiện công việc của từng nhân viên ra sao ? Ngƣời lao động không đƣợc đánh giá, dẫn đến việc họ không có các thông tin phản hồi về kết quả thực hiện công việc để cố gắng học hỏi hoàn thiện các kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc.
Có thể nói rằng công tác đánh giá thực hiện công việc của ngƣời lao động tại Công ty chƣa đƣợc thực hiện đã ảnh hƣởng đến hiệu quả lao động của ngƣời lao động, cũng nhƣ hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.