Công trình thủy lợi Phước Hòa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 77 - 103)

- Cấp nước công nghiệp và dân sinh với Q = 17,01m3

/s bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh 10,5m3/s, Bình Dương 2,56m3/s, Bình Phước 0,45m3/s và Tây Ninh 3,5m3/s; - Cấp nước tưới cho 58.360ha đất nông nghiệp bao gồm các khu tưới Bình Long 5.895ha, Bình Dương 10.128ha, Đức Hòa 28.877ha, Tân Biên 13.460ha;

- Đảm bảo dòng chảy môi trường cho hạ du sông Bé nhỏ nhất là 14 m3/s (Theo Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án: Lưu lượng m ôi trường của sông Bé gồm 6 m3/s cho sinh vật dưới nước, 4 m3/s cho bơm nước tưới và sinh hoạt ven sông, 4 m3/s đề phòng rủi ro. Kết quả chọn dòng chảy môi trường bằng 14 m3/s.).

Hồ Phước Hòa có nhiệm vụ điều tiết nước cho hồ Dầu Tiếng với dung lượng 75m3/s qua chiều dài kênh dẫn 40,5 km. Từ năm 2012 hồ Phước Hòa bắt đầu đi vào hoạt động, tạo thành công trình liên hoàn thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, giúp hồ Dầu Tiếng hoàn toàn chủ động có đủ nước cung cấp cho sinh hoạt và tưới tiêu không thiếu hụt. [12]

Hình 2.5: Kênh chính Phước Hòa chuyển nước từHồ Phước Hòa sang hồDầu Tiếng với lưu lượng 77m3/s là kênh dẫn nước lớn nhất Việt Nam hiện nay

Tóm lại, diện tích được tưới theo nhiệm vụthiết kếhay diện tích tưới do dân tự khai thác nhờcác các công trình trên bậc thang sông Bé được tổng hợp như sau:

Bảng 2.4: Tổng diện tích được tưới từcác công trình bậc thang trên dòng chính sông Bé thuộc tỉnh Bình Phước

Đơn vị: ha Địa bàn Tổng Công trình Thác Công trình Cần Đơn Công trình Srok Phu Miêng Công trình Phước Hòa Tổng Bơm ven hồ Tự chả y Tổng Bơm ven hồ Tự chảy Tổng Bơm ven hồ Tự chảy Tổng Bơm ven hồ Tự chảy Đồng Xoài 200 200 200 Đồng Phú 0 Phước Long 0 Bù Gia Mập 6.000 3.500 3.500 2.000 2.00 0 500 500 Lộc Ninh 1.800 1.800 1.80 0 Bù Đốp 4.000 4.000 1.00 0 3.00 0 Bù Đăng 6.000 4.000 4.000 2.00 0 600 1.40 0 Bình Long 0 Hớn Quản 0 Chơn Thành 5.695 5.69 5 5.69 5 Tổng 23.69 5 7.500 7.500 0 7.800 3.00 0 4.80 0 2.50 0 1.100 1.40 0 5.89 5 5.89 5 0 Nguồn: [23]

2.3.2. Các công trình thủy lợi có quy mô vừa và nhỏ

Ngoài 4 công trình thủy lợi lớn đãđềcập, tỉnh Bình Phước cònkhai thác và đưa vào hoạt động các công trình thủy lợi có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, có 7 đập dâng

với năng lực thiết kế tưới 7.530 ha, cấp nước sinh hoạt 51.867 m3/ngày cho thị xã Đồng Xoài, các thị trấn và cấp nước cho các nông trường, trang trại [23].

Ngoài ra, trạm cấp nước hồBào Úm (xã Tân Khai, huyện Hớn Quản) công suất 350 m3/ngày đang trong giai đoạn hoàn thành và nhận đăng ký cấp nước từ người dân. Như vậy, nâng tổng công suất cấp nước sinh hoạt lên 52.217 m3/ngày, tương đương khoảng 19 triệu m3/năm.

Hệthống cấp nước dùng cho hoạt động sản xuất công nghiệp chủyếu trên cơ sở khai thác và sử dụng nguồn nước dưới đất, trong khi hoạt động khai thác nước mặt phục vụ dân sinh trên các lưu vực sông tỉnh Bình Phước chủyếu từcác hồtựnhiên và nhân tạo, trong đó hệ thống hồ dọc theo lưu vực sông Bé là chủ yếu. Số lượng các công trình cấp nước sinh hoạt tại các huyện/thị xã như sau:

Bảng 2.5: Số lượng hồ đập quy mô vừa và nhỏlàm nhiệm vụcấp nước sinh hoạt phân theo địa giới hành chính

STT Tên huyện Sốhồ, đập làm nhiệm vụcấp nước sinh hoạt Tổng công suất (m3/ngày đêm) 1 ThịxãĐồng Xoài 1 3.000 2 Huyện Đồng Phú 3 34.575 3 Huyện Bù Đăng 3 4.992 4 Thịxã Phước Long 0 0 5 Huyện Bù Gia Mập 9 2.900 6 Huyện Lộc Ninh 1 3.000 7 Huyện Hớn Quản 2 750 8 Thịxã Bình Long 1 3.000 9 Huyện Chơn Thành 0 0

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 9 Nhà máy cấp nước từ nước mặt được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác sửdụng nước mặt phục vụcho cấp nước sinh hoạt và cấp nước sản xuất công nghiệp với tổng công suất lên đến 40.458m3/ngày.

Bảng 2.6: Công suất các nhà máy nước hiện đang hoạtđộng trên địa bàn tỉnh động trên địa bàn tỉnh

Stt Các nhà máy nước Công suất (m3/ngày)

Cấp nước sạch cho khu vực

1 NMN Suối Cam 4.800

2 NMN An Lộc 3.000

3 NMN Lộc Ninh 3.000

4 NMN Srok Phu Miêng 3.000

5 NMN Phú Riềng 3.000

6 NMN ThủyĐiện Thác Mơ 10.000

Cấp nước sản xuất công nghiệp và một sốmục đích khác

7 NMN Công ty CP Fococev Bình Phước 1.200

8 NMN Công ty CPHH Vedan Việt Nam 11.058

9 NMN DNTN Thuận Lợi 1.400

Tổng cộng 40.458

Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bình Phước còn có 08 trạm cấp nước tập trung sử dụng nước mặt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đáng chú ý là 04 trạm cấp nước mặt tập trung của huyện Bù Đăng với tổng công suất khai thác hiện tại là 2.123m3/ngày đêm (lớn nhất là công trình cấp nước sinh hoạt Đức Lợi với công suất khai thác hiện tại là 2.030m3/ngày đêm). Bên cạnh đó, người dân cũng sửdụng nguồn nước sông suối, ao hồ đã xử lý đểphục vụcho quá trình cấp nước quy mô hộ gia đình. Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi & Phòng chống lụt bão tỉnh Bình Phước, trong năm 2011 có 771 điểm xửlý nguồn nước sông suối phục vụ cho khoảng 2.837 người sửdụng, tập trung nhiều tại thịxã Phước Long với 586 điểm. [33]

Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu cấp nước, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang có 4 dựán xây dựng nhà máy nước mặt sau đây:

* Dự án nhà máy nước mặt Chơn Thành: lấy nước kênh Phước Hòa – Dầu Tiếng cấp nước do Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Phước làm chủ đầu tư. Nhà

máy có công suất Q = 60.000m3/ngày (tương lai mở rộng lên 120.000 m3/ngày) có nhiệm vụ cấp nước cho huyện Chơn Thành và các khu công nghiệp dọc theo QL 13 thuộc 2 huyện Chơn Thành và Hớn Quản. Vịtrí NMN nằm trong KCN Chơn Thành có diện tích 6ha. Dựkiến năm 2015 sẽhoàn thành.

* Dự án nhà máy nước Đồng Phú: công suất Q = 10.000 m3/ngày (sau tăng lên 20.000 m3/ngày) phục vụ cho KCN & KDC nam Đồng Phú do Cty CP ĐTXD KCN Đồng Phú làm chủ đầutư. Lấy nước hồSuối Giai, dung tích theo thiết kếlà 21,6 triệu m3, dung tích hiệu dụng là 12,8 triệu m3, chất lượng nước khá tốt. Dự kiến năm 2015 sẽhoàn thành.

* Dự án nhà máy nước Đồng Xoài: công suất 20.000m3/ngày (năm 2010) tương lai có thể nâng công suất lên 40.000m3/ngày (năm 2020) nếu hồ được cải tạo nâng cao dung tích chứa. Cấp nước cho TX. Đồng Xoài, các khu công nghiệp Đồng Xoài (4khu) và KCN bắc Đồng Phú với tổng diện tích lên tới 696,5ha. Chủ đầu tư là Cty TNHH Một thành viên Cấp thóat nước tỉnh Bình Phước.

* Dự án Nhà máy nước Srok Phu Miêng: công suất đợt 1 là 3.000 m3/ngày (năm 2009) và đợt 2 là 5.000 m3/ngày (2012) lấy nước hồ Srok Phu Miêng phục vụ cấp nước cho khu dân cư cán bộ công nhân viên nhà máy và nhà máy xi măng Bình Phước do Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) làm chủ đầu tư.

Hiện nay, hầu hết các công trìnhđều do các đơn vị có trách nhiệm khai thác và sử dụng. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, trên toàn tỉnh có 08 doanh nghiệp được Sở Tàinguyên và Môi trường cấp phép khai thác và sửdụng nước mặt.

2.4. ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC,SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

2.4.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm tài nguyên nước mặt

Môi trường nước mặt thường bịô nhiễm do các chất dinh dưỡng, do vi sinh, do kim loại nặng và dầu mỡ. Các chất này thường có trong nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước chảy tràn qua các cánh đồng canh tác cuốn theo lượng phân bón, thuốc bảo vệthực vật còn còn tồn đọng trên mặt đất...

Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây có chiều hướng suy giảm. Tại các suối nhỏ chảy qua địa bàn các khu dân cư, cơ sở sản xuất, khu công nghiệp đã có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, chất lượng nước suy giảm nghiêm

trọng. Nguồn gây ô nhiễm nước trên địa bàn tỉnh chủ yếu là do lượng lớn nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất không qua xử lý hoặc chỉ được xử lý sơ bộ, sau đó cho ngấm trực tiếp xuống đất hoặc chảy vào các sông suối quanh khu vực, góp phần gây ô nhiễm cục bộnguồn nước mặt.

a. Do chất thải công nghiệp

- Các khu công nghiệp tập trung: đây là một trong những nguyên nhân chính làm ô nhiễm môi trường nước mặt tại các khu vực tập trung nhiều các khu công nghiệp như huyện Hớn Quản, Chơn Thành, Đồng Xoài và Đồng Phú.

Bảng 2.7: Nguồn tiếp nhận nước thải của các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Tên KCN Địa chỉ Nguồn tiếp nhận

nước thải

Chơn Thành 1 Thành Tâm -Chơn Thành Suối Hố Đá

Chơn Thành 2 Thành Tâm -Chơn Thành Suối Thôn

Minh Hưng- Hàn Quốc Minh Hưng- Chơn Thành Suối Xa Cát

Minh Hưng III Minh Hưng- Chơn Thành Suối Bưng Dục

Tân Khai Tân Khai - Hớn Quản Suối Xa Cát

Tân Thành Tân Thành -Đồng Xoài Suối Cam

Bắc Đồng Phú TT. Tân Phú -Đồng Phú Suối Tân Lợi

Một sốKCN có diện tích lấp đầy lớn đã xây dựng hệthống xửlý nước thải tập trung nhưng nước thải đầu ra vẫn có nồng độ các chất ô nhiễm khá cao gây ô nhiễm cho hệ thống sông suối tiếp nhận như KCN Minh Hưng – Hàn Quốc thải ra suối Sa Cát (chỉ tiêu COD vượt 2,6 lần, TSS vượt 3,23 lần, độ màu vượt 2,3 lần, coliform vượt 8 lần); KCN Chơn Thành 1 nước thải đổ về suối Hố Đá (COD vượt 2,3 lần, BOD5 vượt 1,73 lần, SS vượt 1,64 lần, Cl-vượt 10,7 lần, coliform vượt 1,83 lần)... [6]

Do chưa đầu tư hoàn chỉnh hệthống xửlý nước thải nên phần lớn nước thải sản xuất từcác nhà máy chỉ được xửlý sơ bộ, sau đó thải trực tiếp ra môi trường. Thực tế cho thấy tình trạng các nhà máy trực tiếp xả thải ra môi trường gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống của người dân như KCN Minh Hưng III, KCN Minh Hưng - Hàn Quốc, KCN Chơn Thành 1.

- Các nhà máy nằm ngoài khu cụm công nghiệp: Theo thống kê của Sở Công thương, năm 2012 toàn tỉnh có 418 công ty, xí nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp. Tập trung nhiều nhất ở các huyện Bù Gia Mập và thị xã Phước Long với các ngành nghềchính là chếbiến mủ cao su, chế biến điều, trong đó đáng quan tâm nhất là các cơ sở chế biến mủ cao su vì hoạt động này gâyảnh hưởng môi trường nghiêm trọng. [10]

Nước thải từquá trình hoạt động sản xuất chếbiến điều, mủcao su, tinh bột mì thường có lưu lượng lớn (khoảng 20 – 25 m3/tấn sản phẩm) với tải lượng rất lớn các chất ô nhiễm hữu cơ, tổng N, tổng P... [7]

+ Công nghiệp chế biến mủ cao su: Đây là nguồn trọng yếu đã và đang gây ô nhiễm lớn nhất đến môi trường và nguồn nước mặt tại các sông suối. Trung bình lượng nước thải thải vào môi trường khoảng 15.000 - 20.000 m3/ngày với tải lượng rất lớn các chất gây ô nhiễm môi trường: BOD5 (500 - 2.500 mg/l), COD (1.000 - 4.500 mg/l), SS (50 - 1.000 mg/l), NH3(10 - 500 mg/l), tổng N (60 - 700 mg/l), tổng P (10 - 100 mg/l)... các chất gây ô nhiễm này được thải trực tiếp vào nguồn nước mặt. Các kết quảphân tích chất lượng nguồn nước mặt tại các sông, suối chảy qua các nhà máy chế biến cao su phần lớn đều bịô nhiễm.

+ Công nghiệp chế biến tinh bột mì: lượng nước thải vào môi trường khoảng 7.200 m3/ngày với tải lượng rất lớn các chất gây ô nhiễm chính như COD, BOD5, SS, CN, tổng N... đã gây ô nhiễm nặng cho nguồn nước và ảnh hưởng đến dân cư lân cận. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm có thể được cải thiện trong thời gian tới do nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất ở địa phương là củ mìđang ngày càng khan hiếm nên số lượng các nhà máy giảm dần và chỉsản xuất theo mùa vụ.

+ Công nghiệp chế biến hạt điều: Đây là ngành công nghiệp phát triển mạnh nhất của tỉnh hiện nay. Trước đây, các nhà máy chếbiến hạt điều thường sửdụng công nghệ chao dầu nên lượng nước thải thải ra môi trường lớn và thường có các chỉ số ô nhiễm với hàm lượng BOD5, COD, TSS cao, đặc biệt nước thải ra còn bị nhiễm dầu. Vài năm trởlại đây các nhà máy chế biến hạt điều đã chuyển đổi công nghệ chếbiến sang công nghệhấp và quay vòng nước thải đầu ra. Do đó ít ảnh hưởng tới môi trường nước mặt, lượng nước thải ra ít, chỉsốô nhiễm không cao.

b. Do chất thải nông nghiệp

- Do hoạt động chăn nuôi: Mỗi năm hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện phát thải hơn 4.022 nghìn m3 nước thải, chứa khoảng 96.922,5 tấn chất ô nhiễm vào môi trường. Huyện Lộc Ninh là huyện tập trung nhiều gia súc nhất của tỉnh. Hầu hết các trang trại, hộ gia đình chưa x ử lý triệt để lượng chất thải đã làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt là lượng nước mưa chảy tràn qua các bãi chăn thả gia súc. Lượng nước này sẽtheo các sông suối chảy vào lưu vực các nhánh sông.

-Nước mưa chảy tràn qua khu vực canh tác nông nghiệp:

Hiện nay, theo ước tính hàng năm có khoảng 186.798,5 tấn phân hóa học các loại được sửdụng trong nông nghiệp trên toàn tỉnh, trong đó chủ yếu cho việc bón các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, điều, cà phê, tiêu…) và lúa. Tuy nhiên chỉ có khoảng 40% được cây trồng hấp thụ(khoảng 74.719 tấn), phần còn lại thẩm thấu vào môi trường đất, nước.

Theo ước tính, trung bình mỗi ngày có hàng nghìn m3nước mưa chảy tràn qua các khu canh tác nông nghiệp mang theo lượng phân bón dư thừa và các loại chất thải trên bềmặt. Đây là nguồn chính làm phú dưỡng nguồn nước tại các sông suối cách xa khu dân cư, khu công nghiệp.

c. Do nước thải y tế

Thành phần nước thải y tế bao gồm các chất thải như nước thải sinh hoạt, các chất rắn không tan trong nước có kích thước và tỷ trọng lớn, dễ lắng và dễ lọc; các chất rắn có kích thước nhỏ tạo nên huyền phù lơ lửng trong nước; các chất vô cơ và hữu cơ hòa tan trong nước (kểcảcác chất khí và ion). Các chất dầu mỡcó tỷtrọng nhỏ nổi trên mặt nước... Trong nước thải bệnh viện còn chứa các loại thuốc kháng sinh, các loại vi trùng, vi sinh vật gây bệnh. Nước thải bệnh viện nếu không được xửlý triệt để sẽ là mối nguy hiểm rất lớn cho môi trường. Đặc biệt, đối với các loại thuốc điều trị bệnh ung thư hoặc các sản phẩm chuyển hóa của chúng… nếu xả thải ra bên ngoài không qua xử lý sẽ có khả năng gây quái thai, ung thư cho những người tiếp xúc với chúng (các công nhân nạo vét cống thoát nước là đối tượng có nguy cơ bịnhiễm độc các chất thải này nhất).

Theo kết quả khảo sát của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường, hiện nay, nước thải bệnh viện có tải lượng chất ô nhiễm cao gấp nhiều lần quy chuẩn thải. Tỷlệmẫu phân lập được mẫu vi khuẩn gây bệnh trong nước thải bệnh viện rất cao: Tụ

cầu vàng (82,54%), trực khuẩn mủ xanh (14,62%), E.coli (51,6%), Enterobacter (19,36%), Kpneumoniae (12,9%)… là những vi khuẩn không được phép thải ra môi trường.

Ngoài ra, những chất thải như máu, dịch, nước tiểu có hàm lượng hữu cơ cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng mức, không chỉ gây bệnh mà còn gây mùi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 77 - 103)