Các vấn đề về bảo vệ và quản lý tài nguyên nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 109 - 113)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.4. Các vấn đề về bảo vệ và quản lý tài nguyên nước

(1). Nhận thức vềbảo vệ, bảo tồn nguồn nước chưa đầy đủ

Ý thức tựgiác bảo vệ, bảo tồn nguồn nước của người dân chưa cao, còn xảy ra tình trạng sử dụng nguồn nước còn nhiều hoang phí, chưa có ý thức tiết kiệm nước cũng như vi ệc tận dụng nguồn nước mưa, nước ao hồ đểsửdụng trong tưới cây… khai thác sửdụng tài nguyên nước chưa đúng quy định của nhà nước, chưa nhận thức đầy đủvềbảo vệ tài nguyên nước và môi trường.

Trong điều kiện thiếu nước hoặc tài nguyên nước trở nên khan hiếm tại một số khu vực như TX. Bình Long, huyện Bù Đăng thì các cơ quan qu ản lý và người dân chưa nâng cao trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; sử dụng lãng phí, không tính tới hiệu quả tổng hợp cao nhất có thể; tình trạng “đầu nguồn thừa nước,

chưa tới cuối nguồn đã hết nước” rất có thể xảy ra, trong khi hàng trăm hộ dân còn thiếu nước sạch sinh hoạt, hàng trăm hecta cây trồng thiếu nước tưới mà vẫn còn nhiều nơi sửdụng nước lãng phí.

Mặt khác, tại các giếng khoan của các hộ dân trên địa bàn bốtrí quá gần các nơi có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước cao như nhà vệ sinh, sàn nước, bể tự hoại… và phần lớn các giếng khoan không có bệgiếng bảo vệ.

Tình trạng xả nước thải sinh hoạt, nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp trực tiếp ra môi trường còn diễn ra khá phổ biến. Ngoài ra, việc sử dụng phân bón, thuốc trừsâu trong nông nghiệp, chất thải từ hoạt động chăn nuôi cũng là nguồn ô nhiễm đáng kể đối với nguồn tài nguyên nước.

Ngoài ra, việc quản lý xả thải vào nguồn nước của các cấp chính quyền cũng chưa được chặt chẽ, cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh để kiểm soát được các nguồn thải trước khi xả ra môi trường. Đó cũng là những nguyên nhân tác động gây ra các sựcố về môi trường nước.

Do đó để có nguồn nước sử dụng bền vững cần được nâng cao hơn nữa ý thức trong việc khai thác, sửdụng, bảo vệ tài nguyên nước của mọi tầng lớp nhân dân, đồng thời cần có những hoạt động tích cực nhằm bảo vệnguồn tài nguyên nước tốt hơn.

(2). Công tác bảo vệvà quản lý tài nguyên nước

Công tác bảo về nguồn nước hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa được đề cập đầy đủ và toàn diện, chủ yếu được lồng ghép trong các hoạt động như bảo vệ môi trường, quy hoạch trồng rừng... mà chưa được đề cập một các đầy đủ, đặc biệt đối với nguồn nước dưới đất đã có dấu hiệu ô nhiễm nhưng chưa đưa ra biện pháp bảo vệthích hợp.

Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên nước còn chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ, các huyện thị hầu như còn thiếu các văn bản, quy định về bảo vệ tài nguyên và môi trường, cơ chếphối hợp liên ngành còn kém hiệu quả.

Chưa xây dựng cơ chế, chính sách “dùng nước, sửdụng nước của quốc gia thì phải trả tiền”: Các cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư thích hợp để bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, được bảo vệvà bảo đảm sửdụng đa mục tiêu, hiệu quả và tiết kiệm lâu nay không được quan tâm.

Quản lý lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước chưa thống nhất, còn chồng chéo giữa các sở, ban, ngành, chưa có chiến lược quy hoạch tổng thể cân bằng sửdụng giữa nước mặt và nước dưới đất… Gây khó khăn trong việc quản lý,

tham mưu cấp phép. Cán bộquản lý lĩnh vực tài nguyên nước còn thiếu và yếu từcấp tỉnh, huyện, xã.

Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động vềlĩnh vực tài nguyên nước còn rất hạn chế. Công tác kiểm kê xử lý trám lấp giếng khoan không sử dụng chưa được tiến hành. Công tác cấp giấy phép khai thác, sửdụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước là một lĩnh vực mới được triển khai thực hiện. Đội ngũ cán bộ quản lý nguồn nước tại địa phương còn thiếu nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

Chưa được trang bị dụng cụ đo đạc, tác nghiệp phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước.

Công tác thu thập, quản lý, lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước còn phân tán. Do đó, những thông tin về tài nguyên nước chưa thống nhất và chưa được chia sẻ ngay trong các cơ quan Nhà nước. Việc quản lý thông tin vẫn chưa có hiệu quả, đặc biệt là chưa có ngân hàng dữliệu tài nguyên nước của tỉnh. Chế độ báo cáo, cung cấp dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước, về khai thác, sử dụng nước của các ngành, các địa phương và các tổchức, cá nhân chưa được coi trọng.

Các hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng trên lĩnh vực hành nghề khoan nước dưới đất, thăm dò, khai thác, sửdụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước còn nhiều hạn chế, chưa được thường xuyên đến người dân, nhất là vùng sâu, vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo dẫn đến việc khiếu kiện đông người, kéo dài và vượt cấp.

(3). Các vấn đềvềgiáo dục, truyền thông chưa được đề cao và đầu tư đúng mức

Việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến pháp luật về tài nguyên nước trong các cơ quan chuyên môn ởcấp tỉnh, cấp huyện và cán bộcấp cơ sở được thực hiện chưa cao.

Việc xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên cùng với việc bồi dưỡng, đào tạo trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ tuyên truyền và kiến thức cơ bản về tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước chưa cao.

Việc truyền thông - giáo dục, vận động tuyên truyền tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng tham gia, đóng góp sức người, kinh phí để cùng với nhà nước thực hiện khai thác, sửdụng bảo vệtài nguyên nước chưa được thường xuyên.

Việc thực hiện truyền thông trên quy mô rộng rãi, thường xuyên dưới các hình thức, phương tiện truyền thông và sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng dân cư chưa cao.

CHƯƠNG 4

PHÂN BỔ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

4.1. PHÂN VÙNG PHÂN BỔVÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC4.1.1 Tiêu chí phân vùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 109 - 113)