Phân loại đất theo bản đồ thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 26)

cũng cho thấy rừng đã xuống cấp cần được bảo vệ phục hồi, do đó điều này sẽ rất bất lợi cho việc phòng hộ đầu nguồn đang được đặt ra.

Ngoài diện tích rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất phần lớn diện tích trên địa bàn tỉnh được lấy đất trồng cây công nghiệp (cao su, điều…), nên chức năng bảo vệ môi trường sinh thái bị suy giảm không bảo đảm chức năng phòng hộ của vùng đầu nguồn. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những khảo sát đánh giá lại cơ cấu thảm thực vật trong tỉnh. Đồng thời, có các chính sách hợp lý trong việc bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng.

1.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN1.2.1. Tài nguyên đất 1.2.1. Tài nguyên đất

1.2.1.1. Thổ nhưỡng

Theo kết quả xây dựng bản đồ đất tỉnh Bình Phước năm 2010 của Phân Viện quy hoạch cho thấy đất tỉnh Bình Phước có 6 nhóm với 11 đơn vịbản đồ đất, được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 1.2: Phân loại đất theo bản đồthổ nhưỡngLoại Loại đất Đặc tính Diện tích (ha) cấu (%) Nhóm đất phù sa

Đây là loại đất có chất lượng khá cao. Thành phần cơ giới trung bình đến nặng (35 - 47% sét), ít chua.

Vềsửdụng: đất phù sa nên dành cho việc trồng các cây hàng năm, trong đó chủyếu là lúa nước và hoa màu.

665 0,1

Nhóm đất xám

Có thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, đất chua. Đất xám nhìn chung rất nghèo mùn, đạm, lân và kali.

Đất xám thích hợp với nhiều loại hình sửdụng đất, kểcảxây dựng, nông nghiệp và lâm nghiệp.

93.889 13,7

Nhóm đất đen

Đất đen chỉ có ở huyện Hớn Quản, có thành phần cơ giới trung bình, từthịt pha cát mịn đến thịt pha sét, có độ phì khá cao, ít chua.

Đất đen ở Bình Phước chỉ sử dụng cho việc trồng các cây

Loại đất Đặc tính Diện tích (ha) cấu (%)

hàng năm như:bắp, đậu đỗ…

Nhóm đất đỏ vàng

Đất được hình thành trên 4 loại đá mẹvà mẫu chất: đá bazan, granit, phiến sét và mẫu chất phù sa cổ.

- Đất nâu đỏ và nâu vàng trên bazan: Đây là loại đất có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở Việt Nam. Thích hợp trồng các loại cây có giá trị kinh tếcao.

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Đất tuy có độ phì không cao nhưng thích hợp với nhiều loại cây trồng.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét: Đất có độ phì thấp, ít sử dụng trong nông nghiệp mà chủyếu là lâm nghiệp.

- Đất vàng đỏ trên đá granit: Tầng đất mỏng, lộ đá. Địa hình dốc cao, độphì nhiêu kém, chỉsửdụng trong lâm nghiệp.

544.007 79,34 Nhóm đất xói mòn, trơ sỏi đá

Tầng đất mịn hầu như không còn mà chủyếu là đá tảng. Đất này chỉ có khả năng sử dụng cho việc khai thác vật liệu xây dựng hoặc khoanh nuôi bảo vệrừng.

239 0,03

Nhóm đất dốc tụ

Có độ phì nhiêu tương đối khá nhưng chua. Đất hình thànhở địa hình thung lũng, trên các sản phẩm bồi tụ từcác khu vực đồi núi cao xung quanh.

Thích hợp cho việc trồng các cây hàng năm như lúa, hoa màu lương thực, nuôi thủy sản.

24.082 3,51

Nguồn: [21]

Theo đánh giá, trong quỹ đất 687.154,30 ha DTTN của toàn tỉnh thì có tới 96,59% diện tích có khả năng sử dụng cho nông nghiệp. Trong đó, đất có chất lượng rất tốt và tốt chiếm 66,33% DTTN thích hợp với các cây trồng chủ lực và cây hàng

năm của tỉnh; đất có chất lượng trung bình chiếm 13,69% DTTN thích hợp với các cây trồng lâu năm và đất kém chiếm 16,57% DTTN chủyếu thích hợp với điều và mì.

1.2.1.2. Tình hình sửdụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên tại tỉnh Bình Phước theo thống kê đến năm 2012 là 687.154,30 ha. Bao gồm, đất nông nghiệp là 618.629,45 ha, chiếm 90,03% DTTN; đất phi nông nghiệp là 67.694,74, chiếm 9,85% (trong đó, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 10.597,73, chiếm 1,54% DTTN) và đất chưa sử dụng là 830,11 ha, chiếm 0,12%. Bảng 1.3: Tình hình sửdụng đất tỉnh Bình Phước Đơn vị: ha Loại đất 2005 2007 2012 Tăng/giảm (2012 so 2007) Tổng diện tích tựnhiên 688.280,10 687.462,02 687.154,30 -307,72 1. Đất nông nghiệp 633.766,40 631.370,30 618.629,45 -12.740,85

1.1. Đất sản xuất nông nghiệp 294.540,60 292.789,10 440.380,87 +147.591,77 1.2. Đất lâm nghiệp 337.469,10 336.770,20 176.128,36 -160.641,84 1.3.Đất nuôi trồng thủy sản 1.624,75 1.675,93 1.689,19 +13,26 1.4. Đất nông nghiệp khác 131,88 134,99 431,04 +296,05

2. Đất phi nông nghiệp 53.251,40 54.870,50 67.694,74 +12.824,24

2.1. Đấtở 5.705,00 5.740,43 6.278,36 +537,93

2.2. Đất chuyên dùng 21.536,72 37.075,44 49.936,42 +12.860,98 2.3. Đất tôn giáo, tín ngưỡng 79,53 83,82 124,52 +40,70 2.4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 564,01 589,41 675 +85,59 2.5. Đất sông suối và mặt

nước chuyên dùng 25.299,93 11.355,00 10.597,73 -757,27

2.6. Đất phi nông nghiệp khác 66,21 26,4 82,72 +56,32

3. Đất chưa sửdụng 1.262,24 1.221,17 830,11 -391,06

Nguồn: [16][17][18][19][20]

Số liệu thống kê trên cho thấy cơ cấu sử dụng đất của tỉnh Bình Phước trong các năm gần đây có sự thay đổi theo chiều hướng tăng diện tích đất sản xuất nông

nghiệp và đất phi nông nghiệp, giảm mạnh diện tích đất lâm nghiệp và đất sông suối và mặt nước chuyên dùng.

Từ năm 2005 đến nay, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng giảm 14.702,2 ha, diện tích đất lâm nghiệp giảm 161.340,74 ha. Trong khi diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 145.840,27 ha và diện tích đất phi nông nghiệp tăng 14.443,34 ha, hệquảlà làm giảm diện tích tựnhiên của tỉnh.

Với xu hướng ngày càng giảm diện tích đất chuyên dùng và tăng cường phát triển đô thị, khu công nghiệp, bê tông hóa… có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho môi trường của tỉnh, đặc biệt là môi trường nước. Bên cạnh sựsuy giảm nguồn nước mặt thì việc cung cấp nước cho các tầng nước dưới đất cũng bịgiảm sút nghiêm trọng vềcảsố lượng lẫn chất lượng.

1.2.2. Tài nguyên rừng và ĐDSH

1.2.2.1. Tài nguyên rừng

Theo thống kê năm 2007, tổng diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bình Phước là 336.770,24 ha, bằng 48,99% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Đến nay, tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là 178.418 ha, chiếm 26% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Trong đó, đất có rừng là 116.532,07 ha, bằng 65,31% so với diện tích lâm phần và 16,96% so với diện tích tựnhiên toàn tỉnh.

Qua sốliệu trên nhận thấy diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giảm đi rất nhiều so với trước đây, tính đến năm 2011 hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp như sau:

Bảng 1.4: Hiện trạng rừng vàđất lâm nghiệp

Đơn vị: ha

TT Loại đất, loại rừng Tổng cộng

Phân theo đơn vịhành chính Huyện Bù Gia Mập Thịxã Phước Long Huyện Đăng Huyện Đốp Huyện Lộc Ninh Huyện Đồng Phú Huyện Hớn Quản Tng diện tích đất lâm nghip 178.418 50.603 1.246 59.562 13.365 25.982 20.428 7.231 1 Đất rừng đặc dụng 31.398 25.676 1.246 4.475 0 0 0 0 a) Đất có rừng 31.114 25.458 658 3.998 0 0 0 0 Rừng tựnhiên 30.062 25.452 612 3.998 0 0 0 0 - Rừng trồng 52 6 46 0 0 0 0 0 b) Đất chưa có rừng 1.336 224 635 477 0 0 0 0 - IA, IB, IC 451 36 0 415 0 0 0 0 - Nương rẫy 866 181 623 63 0 0 0 0 - Núi đá 0 0 0 0 0 0 0 0 - Đất khác 19 7 12 0 2 Đất rừng phòng hộ 44.530 11.636 0 19.815 7.813 4.608 0 658 a) Đất có rừng 20.446 6.120 2.518 7.434 4.031 343

TT Loại đất, loại rừng Tổng cộng

Phân theo đơn vịhành chính Huyện Bù Gia Mập Thịxã Phước Long Huyện Đăng Huyện Đốp Huyện Lộc Ninh Huyện Đồng Phú Huyện Hớn Quản - Rừng tựnhiên 12.788 5.340 1.525 5.110 813 0 - Rừng trồng 7.658 781 993 2.323 3.218 343 b) Đất chưa có rừng 24.084 5.515 17.297 380 576 315 - IA, IB, IC 874 51 255 106 288 175 - Nương rẫy 22.256 5.337 16.419 86 273 141 - Núi đá 0 0 0 0 0 0 - Đất khác 953 127 623 187 15 0 3 Đất rừng sản xuất 102.490 13.291 0 35.272 5.552 21.374 20.428 6.573 a) Đất có rừng 66.024 6.749 16.605 4.770 19.198 13.954 4.748 - Rừng tựnhiên 20.007 2.496 2.981 1.999 5.353 7.178 0 - Rừng trồng 46.017 4.253 13.624 2.771 13.845 6.776 4.748 b) Đất chưa có rừng 36.499 6.542 13.624 2.771 13.845 6.776 4.748 - IA, IB, IC 2.213 150 775 559 292 432 5 - Nương rẫy 33.088 6.303 17.230 202 1.654 5.952 1.747 - Núi đá 0 0 0 0 0 0 0 - Đất khác 1.164 89 662 20 230 91 73 Nguồn: [11]

1.2.2.2. Tài nguyên đa dạng sinh học

- Thực vật:

Sự đa dạng vềthực vật, về các hệ sinh thái, các kiểu rừng của tỉnh Bình Phước là rất cao và đặc trưng. Số lượng loài thực vật là rất lớn so với các nơi khác ở miền Đông NamBộ. Thảm thực vật đa dạng, nhiều kiểu hệsinh thái khác nhau. Dựa vào kết quả thống kê trên các mẫu thực vật đãđư ợc điều tra và tham khảo các nguồn tài liệu đãđược công bốvềhệthực vật của tỉnh Bình Phước, đặc điểm tài nguyên sinh học của tỉnh được đánh giá như sau:

+ Hệthực vật vườn Quốc gia Bù Gia Mập:

Thảm thực vật Bù Gia Mập có các loài thực vật đại diện của 4 luồng thực vật di cư từ: hệ thực vật Malaysia - Indonesia; hệthực vật Ấn Độ - Miến Điện; hệ thực vật Himalaya - Vân Nam - Quý Châu (Trung Quốc); hệ thực vật bản địa miền Bắc Việt Nam - Nam Trung Quốc bao gồm 724 loài thuộc 362 chi, 109 họ, 70 bộthuộc 6 ngành thực vật khác nhau sinh trưởng.

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có nguồn gen khá phong phú gồm: thực vật cổ nhiệt đới; thực vật cổá nhiệt đới; nguồn gen quý hiếm, nguồn hiện hữu có nguy cơ bị tiêu diệt như: các loài thực vật quý hiếm, bản địa có 50 loài, trong đó có 18 loài thực vật quý hiếm theo phân loại sách đỏ Việt Nam năm 2000 như: đầu ngỗng, cẩm thị,

tung, lười ươi, trầm hương, gõđỏ, gõ mật, cẩm lai Bà Rịa, cẩm lai nam, cẩm lai vú, giáng hương trái to, mã Thorel, gáo tròn, lan ý thảo.

Có 32 loài thực vật bản địa, 242 loài cây thuốc thuộc các dạng cây gỗ, cây bụi, cỏ, dây leo khuyết thực vật, thực vật phụ sinh, ký sinh…

Vườn Quốc gia Bù Gia Mập là rừng phòng hộ đầu nguồn cho những hồ chứa nước của thủy điện Thác Mơvà thủy điện Cần Ðơn.

+ Hệthực vật vườn Quốc gia Cát Tiên:

Phần phía Tây Cát Tiên nằm giữa hai vùng sinh học địa lý chuyển tiếp từvùng cao nguyên Trường Sơn xuống vùng đồng bằng Nam Bộ, do hội tụ các luồng di trú nên hệ thực vật ở đây khá phong phú, đa dạng, đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới thường xanh của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ Việt Nam.

Các kiểu rừng thường có ở khu vực phía Tây Cát Tiên gồm: rừng hỗn giao tre nứa, rừng nứa thuần loại, rừng lá rộng thường xanh. Cho đến nay tại khu vực Tây Cát Tiên đã xácđịnh được nhiều loài cây quý hiếm như gõđ ỏ, cẩm lai, dáng hương, căm xe… là các loài có trong sách đỏViệt Nam.

-Động vật:

+ Hệ động vật vườn Quốc gia Bù Gia Mập:

Qua kết quả điều tra lập danh mục động vật vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho thấy động vật có 359 loài thuộc 240 chi, 104 họ, 32 bộ. Số lượng loài phân theo lớp động vật như sau: thú (Manmnia) có 91 loài, chim (Aves) có 208 loài, bò sát (Reptilia) có 38 loài,ếch nhái (Amphibia) có 22 loài.

Trong số các loài thú, chim bò sát, ếch nhái, đã thống kê các loài động vật quý hiếm có sốliệu như sau: có 77 loài động vật quý hiếm (chiếm 21,44% tổng sốloài của vườn quốc gia) bao gồm 37 loài thú, 24 loài chim, 16 loài bò sát. Trongđó, có 11 loài (8 loài thú, 2 loài chim, 1 loài bò sát) và 28 loài (13 loài thú, 5 loài chim, 10 loài bò sát) ghi trong sách đỏ Việt Nam (2000); có 75 loài (37 loài thú, 24 loài chim, 14 loài bò sát) ghi trong Nghị định 18/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởngnăm 1992.

Một sốloài thú quý trong vườn gồm: chồn dơi, cu li lớn, cu li nhỏ, khỉ mặt đỏ, khỉ đuôi dài, khỉ vàng, voọc xám, gấu ngựa, sói đỏ, cầy mực, beo lửa, báo gấm, hổ, voi, hươu cà tông, hươu vàng, bò tót.

Khu hệ động vật tại khu Tây Cát Tiên có những đặc điểm đặc trưng của hệ động vật vùng bình nguyênĐông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên mà nổi bật là thành phần của bộmóng guốc với các loài đặc trưng như bò rừng và nai. Vườn quốc gia Cát Tiên được xem là một trong những vùng của Việt Nam có thểquan sát được nhiều đại diện của họbò.

Theo ghi nhận đến nay tại vùng đệm vườn Quốc gia Cát Tiên thuộc địa bàn huyện Bù Đăng,tỉnh Bình Phước cho thấy: hiện có 67 loài chim, 9 loài thú trong đó có 1 loài quý hiếm, lưỡng cư bò sát có 22 loài, trongđó có 7 loài quí hiếm, cá nước ngọt có 12 loài và hàng trăm loài côn trùng khác.

1.2.3. Tài nguyên nước

Bình Phư ớc có nguồn tài nguyên nước mặt rất phong phú với hệ thống các sông, suối, bàu nước, hồ chứa nước đa dạng, có dòng chảy đặc thù theo mùa. Trên địa bàn tỉnh có 4 sông chính đó là: sông Bé, sông Sài Gòn (rạch Chàm), sông Đồng Nai, sông Măng (Dak Jer Man).

Ngoài ra, còn có nguồn nước mưa khá lớn với lưu lượng mưa bình quân hàng năm là từ 2.045-2.325mm và nguồn tài nguyên nước dưới đất cũng khá phong phú với trữ lượng khoảng 157.665 m3/ngày. (Nội dung này được trình bày cụ thể trong Chương 3).

1.3.ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI1.3.1. Bối cảnh kinh tế 1.3.1. Bối cảnh kinh tế

1.3.1.1. Cơ cấu kinh tếvà sự thay đổi cơ cấu kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, theo giá so sánh 1994) thực hiện 7.675,88 tỷ đồng, tăng khoảng 11,5% (kếhoạch tăng 13%). Cơ cấu kinh tếtỉnh Bình Phước có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷtrọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ, giảm dần tỷtrọng ngành Nông - Lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2005, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 56,66%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18,04%, dịch vụ chiếm 25,29%; năm 2010, nông - lâm - thủy sản chiếm 47,21%, công nghiệp - xây dựng chiếm 25,73%, dịch vụchiếm 27,06%. Trong từng ngành đã có sựchuyển dịch cơ cấu, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. [16]

1.3.1.2. Hoạt động nông nghiệp (nông lâm thủy sản)

a. Nông nghiệp

Tổng diện tích trồng cây hàng năm 48.220 ha, giảm 2,42% so với năm 2011. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 66,046 tấn, đạt khoảng 105% kế hoạch năm và tăng 10,7% so với năm 2011.Tổng diện tích cây lâu năm trên toàn tỉnh có 396.195 ha năm 2012, tăng 12,85% so với năm 2011.

Chăn nuôi:

Tình hình chăn nuôi phát triển khá ổn định, nhất là đàn heo và gia cầm, một phần là do nhu cầu tiêu thụ tăng, một phần là do công tác phòng chống dịch tốt đã hạn chếthiệt hại cho người chăn nuôi. Riêng chăn nuôi trâu, bò có xu hướng giảm tại tất cả các huyện, thị do đồng cỏ chăn nuôi ngày càng bị thu hẹp và xu hướng cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sức kéo giảm đi.

b. Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng được chăm sóc là 2.695 ha, giảm 10,1% so với năm 2011; khoanh nuôi tái sinh 115 ha, đạt kế hoạch; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 32.183 ha, giảm 0,9% so với năm 2011.

c. Thủy sản

Do đặc điểm là tỉnh miền núi trung du nên hoạt động thủy sản chủ yếu là tận dụng các bưng bàu, các ao hồ có sẵn và các hồ chứa nước làm thủy điện… để nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra trong những năm qua, nhiều hộ gia đìnhđã áp dụng mô hình vườn–ao chuồng đểtận thu những sản phẩm của nông nghiệp vào việc nuôi cá và các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 26)