Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 72 - 74)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3.Đánh giá chung

Qua kết quảdiễn biến chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bình Phước từ năm từ năm 2007 đến năm 2011 và kết quả quan trắc năm 2012, 2013 cho thấy chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bình Phước có diễn biến khá phức tạp và có xu thế gia tăng ô nhiễm qua từng năm:

- Về đặc tính tựnhiên:hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước khá cao, tại nhiều khu vực nguồn nước bịnhiễm phèn, axit hóa, trong đó đa phần là các khu vực canh tác nông nghiệp, nguyên nhân chủ yếu do sự rửa trôi lớp đất bề mặt và một lượng lớn phân bón dư thừa do quá trình canh tác chưa được khoa học.

- Chỉ tiêu hữu cơ: có xu hướng ngày càng ô nhiễm, đặc biệt là các sông suối chảy qua khu đông dân cư, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, tiếp nhận hầu hết lượng nước thải sinh hoạt và sản xuất không được thu gom và xửlý hàng ngày. Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt bị thải bỏ xuống lòng suối do sự thiếu ý thức của người dân cũng là nguyên nhân làm gia tăng hàm lượng các chất hữu cơ tại các sông suối. Hàm lượng COD, BOD5 trong nước cao gấp nhiều lần QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2) như suối Đồng Tiền–thị xãĐồng Xoài, Cầu Trắng –suối chợ Quảng Lợi– thịxã Bình Long...

- Chỉ tiêu dinh dưỡng:hàm lượng amoni, phosphat trong nước mặt có xu hướng ngày càng gia tăng, một số vị trí đã vàđang vượt giới hạn cho phép nhiều lần gây ra tình trạng phú dưỡng hóa cục bộtại các khu vực nước tù đọng hay các đoạn suối chảy qua khu dân cư có vận tốc dòng chảy nhỏ.

- Chỉ tiêu vi sinh: môi trường nước mặt tỉnh Bình Phước bị nhiễm vi sinh khá nặng, đặc biệt là tại các suối nhỏ có tiếp nhận nước thải sinh hoạt và sản xuất của người dân. Một sốhồ cấp nước sinh hoạt cũng bị nhiễm vi sinh nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Thượng nguồn một số hồ cấp nước sinh hoạt như hồ Xa Cát, hồ Rừng Cấm, hồ Thác Mơ... tình trạng chăn thả gia súc vẫn diễn ra làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước.

- Chỉ tiêu kim loại nặng: hầu hết các mẫu quan trắc nước mặt qua các năm đều

phát hiện thấy các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cr... nhưng hàm lượng thấp và nằm trong giới hạn QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2).

* Các điểm ô nhiễm nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay: Từkết quảquan trắc diễn biến và hiện trạng môi trường nước cho thấy, có khá nhiều khu vực bị ô nhiễm rất nặng như:

- Suối Đá, TX. Đồng Xoài.

- Suối Đồng Tiền, P. Tân Xuân, TX. Đồng Xoài. - Suối Rạc Cầu Ba Bi, Tân Lập, Đồng Phú - Suối Rạt, Cầu 2, xãĐồng Tiến, Đồng Phú - Cầu Bù Na, xã Nghĩa Trung, H. Bù Đăng.

- Cầu 38, Hồ Thác Mơ, QL 14, xãĐức Liễu, H. Bù Đăng.

- Nhánh suối đổ ra Sông Đồng Nai, xã Thống Nhất, H. Bù Đăng. - Cầu Đăk Lấp, hồ Thác Mơ, QL 14, xã Minh Hưng, H. Bù Đăng. - Cầu Bù Đăng, suối Bù Đăng.

- Cầu khu A, suối Thọ Sơn, xã Thọ Sơn, H. Bù Đăng.

- Cầu Sập, thượng nguồn hồ Thác Mơ, xã Bom Bo, H. BùĐăng. - HồCấp nước, Bù Đăng

- Cầu Suối Dung, phường Thác Mơ, TX. Phước Long.

- Suối thượng nguồn Đak Huyt, xã Phư ớc Thiện, H. Bù Đốp. - HồBình Hà, xãĐa Kia, H. Bù Gia Mập.

- Cầu Đakia, Đa Kia, Bù Gia Mập

- Bàu Cầu Trắng, xã Lộc Hiệp, H. Lộc Ninh. - Cầu Suối chợLộc Ninh, H. Lộc Ninh.

-Thượng nguồn sông Chàm, đường ĐT. 754, xã Lộc Thiện, H. Lộc Ninh - Cầu Trắng, Suối chợQuảng Lợi, TX. Bình Long.

- Rạch Chàm đổvào sông Sài Gòn, xã MinhĐức, TX. Bình Long - Cầu Sài Gòn, xã MinhĐức, TX. Bình Long.

- Cầu Suối Ngang, đường QL 14 nối dài, H. Chơn Thành. - Cầu Suối Dung, xã Minh Thắng, H. Chơn Thành.

Ngoài các vị trí quan trắc có lấy mẫu nước mặt tại các sông suối, hồ đập trên địa bàn tỉnh còn có nhiều các suối nhỏkhác chảy qua các khu dân cư, khu công nghiệp và bị ảnh hưởng của nước thải sản xuất, đã gây bức xúc cho người dân như:suối Muồn thuộc ranh giới ấp 7 vàấp 11 xã Minh Hưng – Chơn Thành (tiếp nhận một phần nước thải KCN Minh Hưng – Hàn Quốc), suối Bưng Dục thuộc ấp 4 xã Minh Hưng (tiếp nhận nước thải KCN Minh Hưng III), suối Rạt đoạn chảy qua xã Bù Nho – huyện Bù Gia Mập (tiếp nhận nước thải chếbiến mủ cao su)…

Tóm lại, chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Bình Phước trong những năm qua đã có nhiều thay đổi và ngày càng xấu đi. Môi trường nước có dấu hiệu bịô nhiễm cục bộchất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh tại một sốkhu vực, đặc biệt là các sông suối chảy qua các khu dân cư, khu công nghiệp. Nguyên nhân chính do ý thức người dân chưa cao đã xả thải chất thải sinh hoạt, chất thải sản xuất vào các thủy vực; do nước mưa chảy tràn qua các khu vực, cuốn theo các loại chất ô nhiễm vào môi trường nước sông suối.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 72 - 74)