Hiện trạng chất lượng nước mặt tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 65 - 72)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.2. Hiện trạng chất lượng nước mặt tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

a. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại các hồ, đập + Đặc tính tựnhiên:

-Độ pH: các thông sốdaođộng từ6,18– 9,27. Mùa mưa, nước mặt tại các hồ đập là trung tính, nhưng vào mùa khô đã có xu hướng bị kiềm hóa tại một số vị trí và vượt giới hạn cho phépnhưngkhôngđángkể.

- Chất rắn lơ lửng SS (mg/l): các thông số dao động từ 18 - 119 mg/l, tất cả đều vượt quy chuẩn; cao nhất tại hồ Bình Hà, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập (vượt gấp 4 lần), thấp nhất là hồ Đồng Xoài, xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú vào mùa khô.

Biểu đồ 2.6: Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

- Sắt (mg/l): các giá trị dao động từ 0,18 – 5,05 mg/l; có 10/21 mẫu vượt giới

Phước Long) và hồBình Hà, xãĐa Kia,huyện Bù Gia Mập vượt quy chuẩn nhiều lần. Hàm lượng sắt tổng trong nước mùa mưa cao hơn mùa khô.

Biểu đồ 2.7: Hàm lượng Sắt trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

+ Chỉ tiêu hữu cơ:

Biểu đồ 2.8: Hàm lượng DO trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

- Giá trị DO (mgO2/l): có 2/21 vị trí có nồng độ DO không đạt quy chuẩn. Các thông số vào mùa khô cao hơn mùa mưa và dao động từ 3,38 – 10,69 mgO2/l, thấp nhất là hồ Thác Mơ, đường ĐT.760, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng.

- Nồng độ BOD5 (mgO2/l):dao động từ nhỏ hơn 3 –8 mgO2/l. Hầu hết đều đạt quy chuẩn, ngoại trừ mẫu tại hồ Phước Long,TX. Phước Long vào mùa khô và hồLộc Quang, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh vào mùa mưa vượt quy chuẩn cho phép, nhưng không đáng kể.

Biểu đồ 2.9: Hàm lượng BOD5trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

- Nồng độ COD (mgO2/l): tất cả các mẫu quan trắc đều có giá trị nồng độ COD nằm trong giới hạn cho phép, các thông số dao động từ 4–13 mgO2/l.

+ Chỉ tiêu ô nhiễm dinh dưỡng:

- Hàm lượng Amoni (mg/l): dao động trong khoảng từ 0 – 0,704 mg/l, có 14/21

mẫu quan trắc vượt quy chuẩn cho phép và có xu hướng gia tăng theo thời gian; cao nhất tạihồ Phước Long, thịxã Phước Long.

Biểu đồ 2.10: Hàm lượng Amoni trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

-Hàm lượng Nitrit (mg/l): dao động từ0–0,075 mg/l; hầu hết các mẫu đều đạt quy chuẩn, ngoại trừ mẫu quan trắc tại hồ Bình Hà, xã Đa Kia, huyện Bù Gia Mập vượt quy chuẩn 3,8 lần vàomùa mưa.

- Hàm lượng Nitrat (mg/l): dao động trong khoảng từ 0 –0,356 mg/l; tất cả 21 mẫu quan trắc tại các hồ đều đạt quy chuẩn.

- Hàm lượng Phosphat (mg/l):dao động trong khoảng từ 0 – 0,114 mg/l; tất cả mẫu quan trắc nước hồ đều đạt quy chuẩn.

Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng kim loại nặng Cu, Zn, Cd, Pb, As tuy có phát hiện ở một số điểm quan trắc, tuy nhiên không đáng kể hoặc ở dạng vết, hàm lượng còn rất thấp so với quy chuẩn cho phép.

+ Chỉ tiêu vi sinh:

Tổng Coliform (MPN/100ml): dao động trong khoảng từ 1.500 – 11.000 MPN/100ml, cao nhất tại hồ đập An Khương, xã An Khương, thị xã Bình Long vào mùa mưa.

Biểu đồ 2.11: Hàm lượng tổng Coliform trong nước tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

+ Ô nhiễm dầu mỡ và thuốc BVTV:

Kết quả phân tích không phát hiện thấy hóa chất BVTV trong các mẫu nước, chứng tỏ dư lượng hóa chất BVTV chưa có tác động đến môi trường nước tại các hồ, đập. Tuy nhiên, một số mẫu quan trắc có phát hiện hàm lượng dầu mỡ, song không đáng kể, tất cả đều đạt quy chuẩn cho phép.

c. Hiện trạng nước mặt tại các sông, suối: + Đặc tính tựnhiên:

- Độ pH: dao động trong khoảng từ 5,56 – 9,36. Đa phần môi trường nước có tính trung tính, một số sông suối có độ pH vượt giới hạn (suối Đồng Tiền - P.Tân Xuân - thị xã Đồng Xoài và suối Xa Cát - xã Minh Hưng – huyện Chơn Thành) và kiềm (suối thượng nguồn Đak Huyt – xã Phước Thiện – huyện Bù Đốp và cầu Sông Bé -đường QL13 -TX. Phước Long).

- Chất rắn lơ lửng SS (mg/l): các thông số dao động từ 20 – 225 mg/l, hầu hết

Biểu đồ2.12: Biểu diễn hàm lượng SS trong nước sông suối tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

+ Chỉ tiêu hữu cơ:

- Giá trị DO (mgO2/l): dao động trong khoảng từ 2,18 – 8,51 mgO2/l, hầu hết đều đạt so với quy chuẩn cho phép.

- Nồng độ BOD5(mgO2/l): dao động từ dưới 3 – 16 mgO2/l; đa phần các vị trí đều đạt so với quy chuẩn cho phép. Hàm lượng BOD5cao nhất tại cầu Trắng - suối chợ Quản Lợi - thị xã Bình Long.

- Nồng độ COD (mgO2/l): nồng độ COD dao động trong khoảng từ 4– 30 mgO2/l; cao nhất tại cầu Sóc 5 - sông Lấp -đường ĐT. 245- xã Tân Hiệp -huyện Hớn Quản.

Biểu đồ2.13: Biểu diễn hàm lượng COD trong nước sông suối tỉnh Bình Phước

Nhìn chung, môi trường nước mặt sông, suối tỉnh Bình Phước đang có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ cục bộ tại một số vị trí quan trắc với hàm lượng BOD5 cao, đồng biến với hàm lượng COD và tại đó hàm lượng DO tương đối thấp.

- Hàm lượng Amoni (mg/l): dao động trong khoảng từ 0 – 5,989 mg/l, đa số

mẫu quan trắc đạt quy chuẩn, cao nhất tại cầu Sóc 5 - sông Lấp - đường ĐT.245 - xã Tân Hiệp -huyệnHớn Quản, vượt gấp 30 lần so với quy chuẩn.

- Hàm lượng Nitrit (mg/l): dao động từ 0 – 0,263 mg/l, cao nhất là tại cầu Trắng - suối chợQuản Lợi - thị xãBình Long.

- Hàm lượng Nitrat (mg/l):dao động trong khoảng từ 0 – 1,49 mg/l; tất cả mẫu quan trắc tại các sông suối trên địa bàn tỉnh Bình Phước đều đạt quy chuẩn cho phép.

- Hàm lượng Phosphat (mg/l): dao động từ 0 –1,069 mg/l, hầu hết nằm trong giới hạn cho phép, cao nhất tại cầu Sóc 5 - sông Lấp(huyệnHớn Quản).

+ Chỉ tiêu kim loại:

- Sắt tổng (mg/l): dao động từ 0,3 – 13,45 mg/l, đa số các mẫu quan trắc vượt quy chuẩn, cao nhất tại cầu 38 và cầu Đăk Lấp - hồ Thác Mơ - huyện Bù Đăng (vượt 13 lần).

Biểu đồ 2.14: Hàm lượng Sắt trong nước sông suối tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

-Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng kim loại nặng Cu, Zn, Cd, Pb, As trong nguồn nước mặt tại các sông suối tỉnh Bình Phước tuy có phát hiện ở một số điểm quan trắc,nhưng không đáng kểhoặcởdạng vết.

+ Chỉ tiêu vi sinh:

Tổng Coliform (MPN/100ml): dao động từ 900 – 110.000 MPN/100ml. Tất cả

các vị trí quan trắc đều vượt quy chuẩn cho phép từ1,14–22 lần, cao nhất là mẫu nước mặt tại cầu Trắng, suối chợ Quản Lợi, TX. Bình Long vào mùa khô,đây là suối nhỏ chảy qua chợ Quản Lợi tiếp nhận nước thải sinh hoạt khu dân cư và một số nhà máy chếbiến cao su.

Biểu đồ2.15: Hàm lượng tổng Coliform trong nước sông suối tỉnh Bình Phước năm 2012, 2013

+ Ô nhiễm dầu mỡ và thuốc BVTV:

Hàm lượng dầu mỡ trong nước mặt tại các sông suối được phát hiện ở một số mẫu quan trắc với hàm lượng dao động khoảng từ 0 – 0,063mg/l; có 5/39 vị trí vượt quy chuẩn cho phép (mùa mưa có3 vị trí và tăng thêm 2 vị trí vào mùa khô). Bên cạnh đó, không phát hiện thấy hàm lượng hóa chất BVTV trong các mẫu nước, chứng tỏ dư lượng hóa chất BVTV chưa có tác động đến môi trường nước tại các sông suối.

Nhận xét:

Chất lượng nước mặt cũng khác nhau giữa hai mùa rõ rệt. Mùa mưa hàm lượng chất rắn lơ lửng, sắt, dinh dưỡng và vi sinh trong nước mặt tại các sông suối, hồ đập cao hơn mùa khô. Tuy nhiên, mùa khô nước mặt có hàm lượng chất hữu cơ cao hơn so với mùa mưa.

Chất lượng nước mặt tại các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện vẫn còn tương đối tốt, có thể phục vụ cho cấp nước sinh hoạt và các mục đích sử dụng khác. Tuy nhiên, qua phân tích cho thấy môi trường nước hồ đập có hàm lượng chất rắn lơ lửng và sắt tổng khá cao và đang có dấu hiệu ô nhiễm dinh dưỡng, vi sinh cục bộ. Trong đó, các hồ đáng lưuý như: h ồ Bình Hà và hồ Long Hưng, huyện Bù Gia Mập (có dấu hiệu ô nhiễm Amoni, Nitrit); hồ Lộc Quang, xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh (có dấu hiệu ô nhiễm BOD); hồ đập An Khương, xã An Khương, thị xã Bình Long (có dấu hiệu ô nhiễm vi sinh).

Môi trường nước mặt tại hệ thống các sông suối trên địa bàn tỉnh Bình Phước cũng đang có dấu hiệu ô nhiễm cục bộhữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh và chất rắn lơ lửng. Đặc biệt là tại các khu vực như cầu Suối chợLộc Ninh (huyện Lộc Ninh), cầu Trắng - suối chợ Quảng Lợi (thị xã Bình Long), cầu Sóc 5 - sông Lấp (huyện Hớn Quản) hiện

đang trong tình trạng ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng ở mức độ nặng. Nguyên nhân chính do các suối tiếp nhận nước thải sinh hoạt của người dân, nước thải từ các chợ dân sinh và nước thải sản xuất chưa qua xử lý của các công ty sản xuất nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, môi trường nước mặt tại các cầu 38 và cầu Đăk Lấp (huyện Bù Đăng) có hàm lượng Sắt vượtnhiều lần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)