Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên nước chưa có sự phân bổ hợp lý và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 109)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.3. Vấn đề khai thác và sử dụng tài nguyên nước chưa có sự phân bổ hợp lý và

chưa bền vững

- Tại lưu vực sông Bé: Việc khai thác nước mặt chủ yếu phục vụ cho các mục đích chính như phát điện, cấp nước (sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, tưới trong nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản). Trong đó, các công trình thủy lợi hiện có cung cấp nước tưới cho nông nghiệp không nhiều, nguồn nước phần nhiều sử dụng cho việc phát điện, cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp. Việc khai thác, sử dụng nướcở thượng lưu, chưa chúý tới khai thác, sửdụng nướcởhạ lưu. Quản lý, vận hành các hồchứa thủy lợi, thủy điện còn chưa hợp lý, thường phải chú trọng một vài lợi ích chính, các lợi ích khác thường bịxem nhẹ.

Hiện tại, phần lớn các công trình khai thác nước dưới đất tập trung chưa xây dựng được đới bảo vệ vệsinh công trình khai thác nước. Các công trình khai thác còn thiếu quy hoạch; việc khai thác nước dưới đất không xin phép, không đúng kỹ thuật còn diễn ra phổ biến. Chất lượng kỹ thuật, số lượng và tình hình khai thác các giếng khoan chưa được quản lý chặt chẽ, kết cấu giếng không đảm bảo tiêu chuẩn cách ly tầng chứa nước.

Mặt khác, khai thác, sửdụng nước dưới đất quá mức cho phép, lại lãng phí diễn ra ở nhiều nơi; chưa kết hợp hài hòa giữa khai thác, sửdụng nước mặt với nước dưới đất. Nước mặt và nước dưới đất có mối quan hệthủy động lực rất chặt chẽvà bổ cập cho nhau tùy theo điều kiện nguồn nước trong năm nên trong bất kỳ điều kiện nào, cũng phải chú ý đến tính thống nhất của chúng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 109)