6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.3. Biến động tài nguyên nước mặt trong thời gian qua
Những biến động về tài nguyên nước mặt trong thời gian qua tại tỉnh Bình Phước chủyếu gồm có:
-Thay đổi dòng chảy kiệt:
Sựsuy giảm thảm phủ thực vật và các hoạt động trên bềmặt như sản xuất nông phát triển đô thịhạtầng cơ sở… dẫn đến làm thay đổi mặt đệm, từ đó tác động đến sự biến đổi dòng chảy lũ và kiệt trên các sông suối trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh sựbiến đổi khí hậu, sựbiến đổi vềmặt đệm cũng là yếu tốquan trọng dẫn đến sự gia tăng nguy cơ cạn kiệt nguồn nước mà rõ rệt hơn cả là nguy cơ giảm dòng chảy kiệt. Trong sự ảnh hưởng của mặt đệm đến dòng chảy lưu vực thìảnh hưởng của nó đến dòng chảy kiệt là kháổn định và có thể đánh giá qua tài liệu thực đo.
Bên cạnh những ảnh hưởng đến dòng chảy kiệt thì sựsuy giảm thảm phủthực vật cũng đã ảnh hưởng lớn đến chế độ dòng chảy của các sông suối. Trước đây rừng hầu như bao phủ khắp tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên, hiện nay diện tích rừng nguyên sinh còn lại rất ít, chất lượng rừng suy giảm nghiêm trọng từrừng rậm nhiều tầng giàu thành rừng thưa đơn tầng nghèo và cây công nghiệp. Chính vì thế, đã làm tăng dòng chảy mặt, tăng dòng chảy lũ trong các sông, suối, giảm khả năng điều hòa dòng chảy kiệt. Đặc biệt là tăng khả năng xói mòn rửa trôi, đây là nguycơ tiềm tàng cho bồi lấp các hồchứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh.
-Thay đổi chế độthủy văn, cơ chếthủy lực trên dòng sông Bé:
Thủy điện, thủy lợi gắn với việc phát triển hệ thống hồ chứa quy mô lớn trên dòng chính tuy có những tác động tích cực nhưng cũng không ít những tác động tiêu cực về môi trường. Đập và hồ chứa là một trong những dự án phát triển mang tính nhạy cảm cao, có tác động mạnh đến môi trường bởi chúng làm biến đổi chế độ thủy văn của lưu vực làm biến đổi các điều kiện tự nhiên và sinh thái trên một vùng rộng lớn, cả ở thượng và hạ lưu đập một cách nhanh chóng, cũng lại rất lâu dài. Hiện nay, trên lưu vực sông Bé, đã hình thành 4 bậc thang thủy lợi, thủy điện gồm: hồ Thác Mơ, hồ Cần Đơn, hồ Srok Phu Miêng, hồ Phước Hòa, việc xây dựng các hồ chứa này đã thay đổi chế độthủy văn, cơ chếthủy lực trên dòng sông Bé.
Nằm phía thượng lưu hồ Phước Hòa đã có các hồ Thác Mơ, Cần Đơn và hồ chứa Srok Phu Miêng (28 triệu m3). Các hồ chứa nói trên đã làm gia tăng kh ối lượng dự trữ nước mặt, đảm bảo phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đồng thời có tác
dụng làm thay đổi rất lớn chế độ thủy văn, thủy lực của sông Bé. Tiêu biểu như: sau khi nhà máy thủy điện Thác Mơ đi vào hoạt động đã làm cho chế độ thủy văn sông Bé thay đổi nhiều so với trước đây. Dòng chảy bình quân trong mùa khô được tăng lên gần 10 lần (từ 6 m3/s lên gần 60 m3/s). Dòng chảy bình quân mùa mưa giảm đáng kể do khả năng điều tiết phòng lụt của hồ chứa phát huy tác dụng. Sau hồ Srok Phu Miêng lượng nước vềhạdu còn khoảng từ90-100 m3/s.
Hồ Phước Hòa là công trình nằm trên bậc thang cuối cùng của dòng chính sông Bé. Hồ Phước Hòa chỉ có dung tích điều tiết 2,45 triệu m3 làm nhiệm vụ điều tiết ngày, không có tác dụng điều tiết dòng chảy của sông Bé từcác hồ ở thượng lưu xả xuống. Mực nước trong hồ dao động hàng ngày từ +42,5m đến 42,9m tùy theo hoạt động hàng ngày của các nhà máy điệnở thượng lưu. Tuy nhiên, mục đích của việc xây dựng đập và hồchứa Phước Hòa làđể nâng cao đầu nước (10 m so với mặt nước sông hiện nay) đểchuyển nước sang hồDầu Tiếng. Do đó, hồchứa Phước Hòa sẽlàm thay đổi rất lớn chế độ thủy văn, thủy lực của sông Bé ở hạ lưu đập, đặc biệt là mực nướcởphía hạdu giảm xuống nhiều so với các năm trước đây. Theo kết quảtính toán khi có hồ Phước Hòa, lưu lượng xảxuống hạ lưu (dòng chảy môi trường) chỉ còn 14-15m3/s. Như vậy, dòng chảy trung bình trên sông Bé giảm khoảng 55m3/s trong tháng 2 (70-15) và khoảng 81m3/s so với trung bình 3 tháng (2,3,4) của 5 năm (96,3-15). Như vậy, khi có Phước Hòa,để duy trì mức độ bình thường, trên sông Đồng Nai cần có lượng bổsung khoảng 55+21=76m3/s trong tháng 2.