6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI
2.3.2. Các công trình thủy lợi có quy mô vừa và nhỏ
Ngoài 4 công trình thủy lợi lớn đãđềcập, tỉnh Bình Phước cònkhai thác và đưa vào hoạt động các công trình thủy lợi có quy mô vừa và nhỏ. Trong đó, có 7 đập dâng
với năng lực thiết kế tưới 7.530 ha, cấp nước sinh hoạt 51.867 m3/ngày cho thị xã Đồng Xoài, các thị trấn và cấp nước cho các nông trường, trang trại [23].
Ngoài ra, trạm cấp nước hồBào Úm (xã Tân Khai, huyện Hớn Quản) công suất 350 m3/ngày đang trong giai đoạn hoàn thành và nhận đăng ký cấp nước từ người dân. Như vậy, nâng tổng công suất cấp nước sinh hoạt lên 52.217 m3/ngày, tương đương khoảng 19 triệu m3/năm.
Hệthống cấp nước dùng cho hoạt động sản xuất công nghiệp chủyếu trên cơ sở khai thác và sử dụng nguồn nước dưới đất, trong khi hoạt động khai thác nước mặt phục vụ dân sinh trên các lưu vực sông tỉnh Bình Phước chủyếu từcác hồtựnhiên và nhân tạo, trong đó hệ thống hồ dọc theo lưu vực sông Bé là chủ yếu. Số lượng các công trình cấp nước sinh hoạt tại các huyện/thị xã như sau:
Bảng 2.5: Số lượng hồ đập quy mô vừa và nhỏlàm nhiệm vụcấp nước sinh hoạt phân theo địa giới hành chính
STT Tên huyện Sốhồ, đập làm nhiệm vụcấp nước sinh hoạt Tổng công suất (m3/ngày đêm) 1 ThịxãĐồng Xoài 1 3.000 2 Huyện Đồng Phú 3 34.575 3 Huyện Bù Đăng 3 4.992 4 Thịxã Phước Long 0 0 5 Huyện Bù Gia Mập 9 2.900 6 Huyện Lộc Ninh 1 3.000 7 Huyện Hớn Quản 2 750 8 Thịxã Bình Long 1 3.000 9 Huyện Chơn Thành 0 0
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện có 9 Nhà máy cấp nước từ nước mặt được Sở Tài nguyên và Môi trường cấp phép khai thác sửdụng nước mặt phục vụcho cấp nước sinh hoạt và cấp nước sản xuất công nghiệp với tổng công suất lên đến 40.458m3/ngày.
Bảng 2.6: Công suất các nhà máy nước hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Stt Các nhà máy nước Công suất (m3/ngày)
Cấp nước sạch cho khu vực
1 NMN Suối Cam 4.800
2 NMN An Lộc 3.000
3 NMN Lộc Ninh 3.000
4 NMN Srok Phu Miêng 3.000
5 NMN Phú Riềng 3.000
6 NMN ThủyĐiện Thác Mơ 10.000
Cấp nước sản xuất công nghiệp và một sốmục đích khác
7 NMN Công ty CP Fococev Bình Phước 1.200
8 NMN Công ty CPHH Vedan Việt Nam 11.058
9 NMN DNTN Thuận Lợi 1.400
Tổng cộng 40.458
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Bình Phước còn có 08 trạm cấp nước tập trung sử dụng nước mặt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân. Đáng chú ý là 04 trạm cấp nước mặt tập trung của huyện Bù Đăng với tổng công suất khai thác hiện tại là 2.123m3/ngày đêm (lớn nhất là công trình cấp nước sinh hoạt Đức Lợi với công suất khai thác hiện tại là 2.030m3/ngày đêm). Bên cạnh đó, người dân cũng sửdụng nguồn nước sông suối, ao hồ đã xử lý đểphục vụcho quá trình cấp nước quy mô hộ gia đình. Theo thống kê của Chi cục Thủy lợi & Phòng chống lụt bão tỉnh Bình Phước, trong năm 2011 có 771 điểm xửlý nguồn nước sông suối phục vụ cho khoảng 2.837 người sửdụng, tập trung nhiều tại thịxã Phước Long với 586 điểm. [33]
Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu cấp nước, hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Phước đang có 4 dựán xây dựng nhà máy nước mặt sau đây:
* Dự án nhà máy nước mặt Chơn Thành: lấy nước kênh Phước Hòa – Dầu Tiếng cấp nước do Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Bình Phước làm chủ đầu tư. Nhà
máy có công suất Q = 60.000m3/ngày (tương lai mở rộng lên 120.000 m3/ngày) có nhiệm vụ cấp nước cho huyện Chơn Thành và các khu công nghiệp dọc theo QL 13 thuộc 2 huyện Chơn Thành và Hớn Quản. Vịtrí NMN nằm trong KCN Chơn Thành có diện tích 6ha. Dựkiến năm 2015 sẽhoàn thành.
* Dự án nhà máy nước Đồng Phú: công suất Q = 10.000 m3/ngày (sau tăng lên 20.000 m3/ngày) phục vụ cho KCN & KDC nam Đồng Phú do Cty CP ĐTXD KCN Đồng Phú làm chủ đầutư. Lấy nước hồSuối Giai, dung tích theo thiết kếlà 21,6 triệu m3, dung tích hiệu dụng là 12,8 triệu m3, chất lượng nước khá tốt. Dự kiến năm 2015 sẽhoàn thành.
* Dự án nhà máy nước Đồng Xoài: công suất 20.000m3/ngày (năm 2010) tương lai có thể nâng công suất lên 40.000m3/ngày (năm 2020) nếu hồ được cải tạo nâng cao dung tích chứa. Cấp nước cho TX. Đồng Xoài, các khu công nghiệp Đồng Xoài (4khu) và KCN bắc Đồng Phú với tổng diện tích lên tới 696,5ha. Chủ đầu tư là Cty TNHH Một thành viên Cấp thóat nước tỉnh Bình Phước.
* Dự án Nhà máy nước Srok Phu Miêng: công suất đợt 1 là 3.000 m3/ngày (năm 2009) và đợt 2 là 5.000 m3/ngày (2012) lấy nước hồ Srok Phu Miêng phục vụ cấp nước cho khu dân cư cán bộ công nhân viên nhà máy và nhà máy xi măng Bình Phước do Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) làm chủ đầu tư.
Hiện nay, hầu hết các công trìnhđều do các đơn vị có trách nhiệm khai thác và sử dụng. Tính đến thời điểm cuối năm 2012, trên toàn tỉnh có 08 doanh nghiệp được Sở Tàinguyên và Môi trường cấp phép khai thác và sửdụng nước mặt.
2.4. ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC,SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT