Dân số tỉnh Bình Phước năm 2012 phân theo huyện, thị xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 35)

(người) Mật độdân số (người/km2) Tổng số 912.706 133 ThịxãĐồng Xoài 86.809 518 Huyện Đồng Phú 87.894 94 Thịxã Phước Long 47.551 400 Huyện Bù Gia Mập 162.005 93 Huyện Lộc Ninh 113.175 133 Huyện Bù Đốp 53.111 141 Huyện Bù Đăng 138.549 92 Thịxã Bình Long 58.413 463 Huyện Hớn Quản 96.381 145 Huyện Chơn Thành 68.818 177 Nguồn:[16]

1.3.2.2. Quá trìnhđô thịhóa

a. Quá trìnhđô thịhóa

Tỉnh Bình Phước có hệ thống đô thịphân bố tương đối hợp lý, các đô thị được hình thành trên cácđầu mối giao thông, trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ như: Quốc lộ13, Quốc lộ14, tỉnh lộ 741, 748, 749…

Nhìn chung, cácđô thị tỉnh Bình Phước có quy mô nhỏ, tốc độ đô thịhóa thấp, một số đô thịmới được thành lập. Hiện nay, tỉnh Bình Phước có 8 đô thị, trong đó có 3 thị xã (Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long) và 5 thị trấn. Mật độ đô thị là 0,12 đô

thị/100 km2 (bình quân cả nước 0,18 đô thị/100 km2), thuộc loại thấp. Trong đó, thị xãĐồng Xoài, thị xã Phước Long và thị xã Bình Long làđô thịloại IV, còn lại là các đô thịloại V.

b. Sựchuyển dịch thành phần dâncư

Tốc độ đô thị hóa của tỉnh còn thấp nhưng tốc độ gia tăng dân số đô thị trong những năm gần đây liên tục tăng lên: tỷlệdân sốthành thị năm 2005 là 15,31%; năm 2006 là 15,20%; năm 2009 là 16,78%, năm 2010 là 16,79% và năm 2012 là 16,81%.

Tỷlệ nghịch với quá trình gia tăng dân số đô thị, tỷlệ số dân ở nông thôn đã giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao. Năm 2005, dân số nông thôn chiếm 84,69%; năm 2006 chiếm 84,80%, năm 2009 là 83,22%, năm 2010 là 83,21% và năm 2012 là 83,19%.

Năm 2012, dân số thành thị của tỉnh là 153.427 người, chiếm 16,8%. Tỷ lệ này khá thấp so với bình quân chung của cả nước và so với một số tỉnh trong vùng KTTĐPN. Tuy nhiên, tỷlệnày còn cao hơn nhiều tỉnh nông nghiệp trồng lúa nước.

1.4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTXH TỈNH BÌNH PHƯỚC ĐẾN NĂM2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1.4.1.Quan điểm, mục tiêu phát triển

1.4.1.1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Bình Phước là bước triển khai thực hiện

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Đồng thời, phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐNB, vùng KTTĐ phía Nam đến năm 2020 cũng như các quy hoạch ngành, sản phẩm chủ yếu của cả nước và tiếp tục kế thừa, cập nhật các nội dung trong các quy hoạch trước của tỉnh.

-Quan điểm phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Tiếp tục đổi mới và xác định các khâu đột phá, có chính sách huy động mọi nguồn lực của xã hội, cảnội lực và ngoại lực, đặc biệt là tranh thủ tối đa các yếu tố ngoại lực như: vốn đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao, gắn kết kết cấu hạ tầng trong điều kiện xuất phát điểm thấp và quy mô nhỏcủa nền kinh tếnhằm thúc đẩy tăng trưởng nhanh. Đặt phát triển KT-XH của tỉnh với quá trình phát triển chung của vùng ĐNB, vùng KTTĐ phía Nam, phối hợp với các địa phương thu hút đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ

môi trường, đào tạo nhân lực và khoa học - công nghệtrong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng cơ cấu kinh tế một cách hợp lý để phát huy được các lợi thế so sánh về vị trí địa lý kinh tế, tài nguyên thiên nhiên và con người tỉnh Bình Phước theo hướng tăng tỷtrọng các ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tương đối tỷtrọng các ngành nông nghiệp. Từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, hướng đến phát triển bền vững.

-Tăng trưởng kinh tếphải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, từng bước ổn định và nâng dần chất lượng cuộc sống cho tất cảcác tầng lớp dân cư trong tỉnh, nhất là đối với vùng căn cứ Cách Mạng, đồng bào dân tộc ít người, vùng biên giới và vùng kinh tế mới. Thực hiện chiến lược phát triển con người một cách toàn diện. Đặc biệt chú trọng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là cán bộquản lý, lực lượng có trình độkỹthuật và tay nghề, đội ngũ đông đảo doanh nhân giỏi, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn CNH -HĐH, đảm bảo các điều kiện đểhội nhập kinh tếtrong khu vực và kinh tếthếgiới.

- Phát triển hài hòa giữa đô thị- nông thôn trên địa bàn tỉnh. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa và phát triển các đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Kết hợp giữa phát triển đô thịgắn với phát triển các khu cụm công nghiệp. Xây dựng nông thôn mới theo tinh thần của Nghị quyết 26 NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo tồn được các giá trị văn hóa của các buôn làng.

- Phát triển KT-XH phải luôn coi trọng bảo vệvà cải thiện môi trường sinh thái, không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết hợp chặt chẽ giữa kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh. Dành nguồn lực cho xây dựng, củng cố vững chắc quốc phòng, đặc biệt là dọc dải hành lang biên giới với Campuchia. Giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tựan toàn xã hội. Tăng cường pháp chế XHCN nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế- xã hội.

1.4.1.2. Mục tiêu phát triển

Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Phước đến năm 2025 có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đổi mới các hoạt động trong nước và hội nhập kinh

tế quốc tế, xây dựng quy hoạch phải phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Tiếp tục nâng cao khả năng thích ứng nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội - môi trường trên cơ sở nâng cao chất lượng tăng trưởng sức cạnh tranh của nền kinh tế đi đôi với bảo đảm môi trường sinh thái, bảo đảm tiến bộvà công bằng xã hội, bảođảm an sinh xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, tăng cường công tác đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế... tạo tiền đề vững chắc đểxây dựng Bình Phước cơ bản trởthành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trong giai đoạn 2020 - 2025.

Phấn đấu đến năm 2025 trở thành tỉnh có kinh tế phát triển toàn diện xã hội văn minh, môi trường sinh thái được bảo vệ, Bình Phước trở thành tỉnh phát triển mạnh trong khu vực và cả nước.

1.4.2. Ðịnh hướngphát triển một số ngành chính

1.4.2.1. Ngành nông- lâm - thủy sản

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội ngành nông nghiệp theo hướng tăng dần tỷtrọng chăn nuôi, dịch vụnông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi quy mô lớn theo hướng trang trại, công nghiệp bán công nghiệp với công nghệ tiên tiến đảm bảo an toàn dịch bệnh, bảo đảm vệsinh an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng và môi trường, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là chếbiến nông sản và bảo quản sản phẩm.

Xây dựng nông thôn có cơ cấu hợp lý, có quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội phát triển ngày càng hiện đại.

Phát triển sản xuất nông nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững.

Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong thời kỳ2011 - 2015 là 6,49%, thời kỳ2016 - 2020 là 6,46% và thời kỳ2021 - 2025 là 6,44%. [23]

1.4.2.2. Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

Phát triển công nghiệp - xây dựng trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Bình Phước; gắn kết với phát triển công nghiệp - xây dựng của Vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam và cả nước.

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, ngành công nghiệp tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước, đồng thời hỗtrợtích cực cho sản xuất nông nghiệp thông qua việc tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của ngành này.

Phát triển công nghiệp trên cơ sở chuyển dịch mạnh cơ cấu ngành công nghiệp, theo hướng phát triển mạnh các ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám, công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu, giải quyết nhiều việc làm (nhất là các ngành công nghiệp nằm trong danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, mũi nhọn của Chính phủ).

Tập trung chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp thông qua việc phát triển đa dạng các loại hình đào tạo và trên cơ sở nhu cầu thực tế. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực trìnhđộ cao phục vụphát triển công nghiệp và chủ động tham gia vào quá trình phân công laođộng khu vực và quốc tế.

Phát triển các KCN phải đảm bảo sựphát triển bền vững, bảo vệnghiêm ngặt về môi trường vì Bình Phước nằm trên lưu vực của các hồthủy lợi, thủy điện lớn là nguồn nước sinh hoạt cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Giá trị sản xuất khu vực công nghiệp - xây dựng của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn 2011 - 2025 vẫn luôn tăng cao hơn tốc độ tăng bình quân của toàn tỉnh.

1.4.2.3. Thương mại-dịch vụ

Phát huy tối đa nội lực, kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài phát triển ngành thương mại trởthành ngành dịch vụcó giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ; phát triển hệ thống hạ tầng thương mại đồng bộ phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa nội địa và xuất khẩu.

Phát triển thương mại bền vững và hiện đại, phát huy vai trò và vịtrí của thương mại trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, định hướng và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng

kinh tế; tạo sựliên kết giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ; giữa doanh nghiệp thương mại với sản xuất nhằm tạo sức mạnh hợp tác và kinh doanh có hiệu quả.

Xây dựng ngành thương mại tỉnh phát triển theo hướng văn minh, hướng mạnh về xuất khẩu, thu hút các nguồn lực của thương nhân trong và ngoài nước, từng bước hiện đại hóa.

Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng năm giai đoạn 2011 - 2015; 2016 - 2020; 2020 -2025 tương ứng là: 15,90%, 16,39% và 16,8%/năm. Tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 33,75%/năm và giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 21,10%/năm, giai đoạn 2021 -2025 đạt 25%.[23]

1.4.2.4. Thu, chi ngân sách

Thu ngân sách trên địa bàn phù hợp với điều kiện phát triển kinh tếvà kiểm soát chặt chẽ, tránh thất thoát nguồn thu.

Chi ngân sách đúng trình tự quy định của pháp luật, tập trung đẩy mạnh chi đầu tư phát triển, kích hoạt đầu tư để lôi kéo đầu tư của xã hội giúp cơ sở hạtầng và kinh tế của Bình Phước tạo đà phát triển nhanh.

Phấn đấu cân đối được nguồn thu giai đoạn 2011-2015 giảm dần tỷlệtrợ cấp từ trung ương và giai đoạn sau năm 2020 trở đi, nguồn thu từ địa bàn đảm bảo đủcho hoạt động chi thường xuyên và chi cho đầu tư phát triển.

Đến năm 2015 tổng thu ngân sách đạt 4.900 tỷ đồng và năm 2020 đạt 6.710 tỷ đồng, năm 2025 đạt 11.000 tỷ đồng. Chi thường xuyên với tổng chi năm 2015 là 61,84%, năm 2020 là 55,0% và năm 2025 là 50,0%; chi đầu tư phát triển tăng dần qua các năm, năm 2015 đạt 30%, năm 2020 là 35,0% và năm 2025 đạt 40,0%. [24]

1.4.2.5. Lĩnh vực xã hội

a. Giáo dục đào tạo

Phát triển giáo dục -đào tạo hướng vào mục tiêu phát triển toàn diện con người, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; phát triển giáo dục theo hướng liên thông các cấp học, hội nhập vào sựphát triển của Vùng Đông Nam Bộ và cả nước; tích cực học hỏi, thực nghiệm và vận dụng những phương pháp dạy và học đem lại hiệu quảcao, không chạy theo thành tích và bằng cấp mà hướng đến nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người học.

Phân bổ và phát triển hệ thống cơ sở giáo dục - đào tạo trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành quảcủa hệ thống hiện có một cách hợp lý, gắn với phân bổ dân

cư đồng thời đáp ứng mục tiêu phát triển nguồn nhân lực; điều chỉnh ngành nghề đào tạo nhằm tạo ra cơ cấu lao động hợp lý, gắn đào tạo với sử dụng, ưu tiên đào tạo cán bộtại chỗ, đào tạo cán bộ cho vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đào tạo nhằm huy động mọi nguồn lực vào phát triển giáo dục, đa dạng các nguồn vốn đầu tư, đa dạng các mô hình, lồng ghép các nguồn vốn một cách có hiệu quả.

b. Y tế

Đổi mới và hoàn thiện hệthống y tế theo hướng phát triển công bằng và hiệu quả và phát triển; phát triển bảo hiểm y tế toàn dân theo tinh thần Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị vềcông tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

Thực hiện tốt 5 quan điểm trong công tác chăm sóc và bảo vệsức khỏe nhân dân theo Nghị quyết số 37/CP ngày 20/6/1996 của Chính phủ. Mọi người được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sửdụng các dịch vụy tếcó chất lượng, được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt vềthểchất và tinh thần.

Phát triển ngành y tếtỉnh Bình Phước phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn và phù hợp với Quy hoạch tổng thểphát triển kinh tế- xã hội vùng Đông Nam Bộ.

c. Văn hóa, thông tin, thể dục -thể thao

Tạo sựhài hòa giữa phát triển kinh tếvà phát triểnvăn hóa, xã hội; xây dựng nền văn hóa tiên tiến đi đôi với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Không ngừng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Xem văn hóa là động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực của sựphát triển kinh tế- xã hội.

Phát triển thểdục - thểthao là yêu cầu khách quan, góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực, chất lượng cuộc sống nhân dân và chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nếp sống lành mạnh, góp phần củng cốkhối đoàn kết toàn dân.

d. Giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 35)