Chất lượng nước ngày càng suy giảm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 107 - 108)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

3.4.1. Chất lượng nước ngày càng suy giảm

Theo kết quả phân tích, đánh giá hiện trạng chất lượng tài nguyên nước cũng như mức độô nhiễm, suy thoái nguồn nước cho thấy, chất lượng môi trường nước tỉnh Bình Phước đã có nhiều thay đổi và ngày càng xấu đi tại một số lưu vực.

- Tại lưu vực sông Bé: Môi trường nước có dấu hiệu bị ô nhiễm cục bộchất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinh tại một số khu vực, đặc biệt là các sông suối chảy qua các khu dân cư, các chợdân sinh, khu công nghiệp và nhà máy chếbiến cao su, bột mì tại khu vực suối Rạt đoạn chảy qua xã Bù Nho, huyện Bù Gia Mập, khu vực các suối nhỏ chảy qua địa bàn các khu dân cư, các cơ sở sản xuất thuộc thị xã Đồng Xoài, TT.Lộc Ninh.

Đặc biệt, tại một số khu vực nguồn nước đang bị ô nhiễm rất nặng và cần có biện pháp xửlý trong tương lai, cụthểlà:

+ Huyện Bù Đăng: khu vực cầu Bù Na, xã Nghĩa Trung; Cầu 38, hồ Thác Mơ, QL 14, xãĐức Liễu; Thượng nguồn Sông Đồng Nai, xã Thống Nhất; cầu Đăk Lấp, hồ Thác Mơ, QL 14, xã Minh Hưng; C ầu Bù Đăng, suối Bù Đăng TT. Đức Phong; Cầu khu A, suối Thọ Sơn, xã Thọ Sơn; Cầu Sập, thượng nguồn hồ Thác Mơ, xã Bom Bo; HồCấp nước.

+ Huyện Lộc Ninh: khu vực Bàu Cầu Trắng, xã Lộc Hiệp; Cầu Suối chợ Lộc Ninh; Thượng nguồn sông Chàm, đường ĐT. 754, xã Lộc Thiện.

+ TX.Đồng Xoài: khu vực suối Đồng Tiền, P. Tân Xuân; Suối Đá.

+ Huyện Chơn Thành: khu vực cầu Suối Ngang, đường QL 14 nối dài; Cầu Suối Dung, xã Minh Thắng.

+ Huyện Đồng Phú: khu vực suối Rạc Cầu Ba Bi, Tân Lập; Suối Rạt, Cầu 2, xã Đồng Tiến.

+ TX. Phước Long: cầu Suối Dung, phườngThác Mơ.

+ Huyện Bù Đốp: khu vực suối thượng nguồn Đak Huyt, xã Phước Thiện. + Huyện Bù Gia Mập: khu vực hồBình Hà, xãĐa Kia; Cầu Đakia, Đa Kia. + Huyện Hớn Quản: khu vực suốiấp Xa Trạch, xã Phước An.

- Tại lưu vực sông Sài Gòn: ngoài ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng cục bộ với nồng độ BOD5, COD, Amoni, Nitrit vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần tại khu vực suối Đồng Tiền, thị xã Đồng Xoài, cầu An Lộc, thị xã Bình Long do các sông, suối trong khu vực đang phải tiếp nhận nhiều chất thải từcác hoạt động sinh hoạt, sản xuất công nghiệp từcác khu công nghiệp và khu vực chợ thì độ đục (TSS) cũng đang gia tăng nhanh chóng do kết quả của quá trình rửa trôi, xói mòn bề mặt gia tăng do nạn phá rừng, chuyển đổi canh tác bất hợp lý vùngđầu nguồn.

Đặc biệt, một sốkhu vực nguồn nước đang bị ô nhiễm rất nặng và cần có biện pháp xửlý trong tương lai tại một sốkhu vực như: cầu Trắng, suối chợ Quản Lợi, TX. Bình Long; Thượng nguồn sông Sài Gòn (rạch Chàm), xã Minh Đức, huyện Hớn Quản; Cầu Sài Gòn, xã MinhĐức, huyện Hớn Quản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 107 - 108)