ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 32 - 36)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

1.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

1.3.1. Bối cảnh kinh tế

1.3.1.1. Cơ cấu kinh tếvà sự thay đổi cơ cấu kinh tế

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP, theo giá so sánh 1994) thực hiện 7.675,88 tỷ đồng, tăng khoảng 11,5% (kếhoạch tăng 13%). Cơ cấu kinh tếtỉnh Bình Phước có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷtrọng ngành Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ, giảm dần tỷtrọng ngành Nông - Lâm nghiệp và thủy sản. Năm 2005, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 56,66%, công nghiệp - xây dựng chiếm 18,04%, dịch vụ chiếm 25,29%; năm 2010, nông - lâm - thủy sản chiếm 47,21%, công nghiệp - xây dựng chiếm 25,73%, dịch vụchiếm 27,06%. Trong từng ngành đã có sựchuyển dịch cơ cấu, gắn sản xuất với thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm. [16]

1.3.1.2. Hoạt động nông nghiệp (nông lâm thủy sản)

a. Nông nghiệp

Tổng diện tích trồng cây hàng năm 48.220 ha, giảm 2,42% so với năm 2011. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 66,046 tấn, đạt khoảng 105% kế hoạch năm và tăng 10,7% so với năm 2011.Tổng diện tích cây lâu năm trên toàn tỉnh có 396.195 ha năm 2012, tăng 12,85% so với năm 2011.

Chăn nuôi:

Tình hình chăn nuôi phát triển khá ổn định, nhất là đàn heo và gia cầm, một phần là do nhu cầu tiêu thụ tăng, một phần là do công tác phòng chống dịch tốt đã hạn chếthiệt hại cho người chăn nuôi. Riêng chăn nuôi trâu, bò có xu hướng giảm tại tất cả các huyện, thị do đồng cỏ chăn nuôi ngày càng bị thu hẹp và xu hướng cơ giới hóa trong nông nghiệp ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu sức kéo giảm đi.

b. Lâm nghiệp

Diện tích rừng trồng được chăm sóc là 2.695 ha, giảm 10,1% so với năm 2011; khoanh nuôi tái sinh 115 ha, đạt kế hoạch; diện tích rừng được giao khoán bảo vệ 32.183 ha, giảm 0,9% so với năm 2011.

c. Thủy sản

Do đặc điểm là tỉnh miền núi trung du nên hoạt động thủy sản chủ yếu là tận dụng các bưng bàu, các ao hồ có sẵn và các hồ chứa nước làm thủy điện… để nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra trong những năm qua, nhiều hộ gia đìnhđã áp dụng mô hình vườn–ao chuồng đểtận thu những sản phẩm của nông nghiệp vào việc nuôi cá và các loại thủy sản khác như baba, ếch… nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân năm trong kỳlà khá cao.

1.3.1.3. Hoạt động công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa

- Sản xuất công nghiệp có chiều hướng phát triển khá tốt, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2012 thực hiện 6.608,962 tỷ đồng (giá cố định 1994), đạt khoảng 96% kế hoạch và tăng 16% so cùng kỳ.

- Hầu hết các ngành công nghiệp đều tăng so với cùng kỳ nhưng không đạt kế hoạch đềra. Quá trình công nghiệp hóa tại tỉnh Bình Phước đang diễn ra nhanh chóng, tập trung phát triển các ngành có thếmạnh của địa phương như: công nghiệp chếbiến nông, lâm sản thực phẩm, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp hàng tiêu dùng.

Toàn tỉnh hiện có 8 khu công nghiệp với diện tích 5.244 ha, trong đó có 4 khu công nghiệp và 1 khu kinh tế cửa khẩu đi vào hoạt động hiệu quả gồm: KCN Chơn Thành (682 ha), KCN Minh Hưng (700 ha), KCN Tân Khai (670 ha), KCN Đồng Xoài

(470 ha), KCN Nam Đồng Phú (72 ha), KCN Bắc Đồng Phú (200 ha), KCN Sài Gòn - Bình Phước (450 ha), KCN Becamex - Bình Phước (2.000 ha).

Bên cạnh đó, tỉnh đã thành lập và đang đầu tư hạ tầng 3 cụm công nghiệp với diện tích 165 ha, bao gồm: CCN Bình Tân, CCN cao su Phú Riềng, CCN MỹLệ.

1.3.1.4. Ngành năng lượng

Trong những năm qua, ngành điện đã huyđ ộng được nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển mạng lưới điện. Phát triển thêm được 110 km đường dây trung thế; 164 km đường dây hạ thế và 102.048,5 KVA dung lượng trạm biến áp, số hộ có điện tăng thêm 12.204 hộ, nâng tổng số hộ dùng điện 221.418 hộ, đạt 95,3%, tăng 3,5% so với năm 2011 (năm 2011 có 91,5% sốhộsửdụng điện, năm 2005 là 65%).

1.3.1.5. Ngành giao thông vận tải

Bình Phước có mạng lưới giao thông khá phát triển và là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng của Quốc gia. Toàn tỉnh hiện có trên 452 tuyến đường các loại, trong đó có 96/99 đường ô tô đến các trung tâm cụm xã, phường, thị trấn được láng nhựa, 3 tuyến đường cấp phối.

1.3.1.6. Các ngành kinh tếkhác

Nhìn chung, tình hình xuất khẩu trong năm chịuảnh hưởng do khó khăn chung, những mặt hàng xuất khẩu chủlực của tỉnh năm 2012, tuy có một sốsản phẩm tăng về lượng nhưng đều giảm vềgiá trị so với cùng kỳ và lượng hàng tồn kho khá lớn.

1.3.2. Bối cảnh xã hội

1.3.2.1. Vấn đềdân số và gia tăng dân số

Theo sốliệu thống kê năm 2012, dân sốcủa tỉnh là 912.706 người. Mật độ dân số 133 người/km2, thấp hơn toàn quốc và thấp nhất các tỉnh Đông Nam Bộ. Trong những năm gần đây, do chất lượng đời sống người dân được nâng cao, đồng thời tỉnh đã triển khai và thực hiện tốt chương trình kếhoạch hóa gia đình nên tỷlệ gia tăng dân sốtựnhiên giảm dần qua các năm. Năm 2005 tỷlệ tăng tự nhiên là 16,50‰; năm 2009 là 14,40‰; năm 2010 là 14,00‰; năm 2011 giảm xuống còn 13,70‰ và năm 2012 giảm còn 12,80‰[16].

Tỉnh Bình Phước có 41 thành phần dân tộc sinh sống, bao gồm: các dân tộc có dân số trên 1.000 người như Kinh, X’tiêng, Tày, Nùng, Khơme, Hoa, Mnông, Dao, Mường, Thái. Nhìn chung, đời sống của nhân dân các dân tộc còn thấp và hết sức

thiếu thốn. Mặc dù tỉnh cũng đã có nhiều biện pháp giúp đồng bào định canh, định cư, ổn định sản xuất nhưng tình trạng sống du canh, du cư vẫn còn.

Dân sốtỉnh Bình Phước phân bố không đều giữa thành thịvà nông thôn và giữa các huyện trong tỉnh. Dân số tập trung đông ở khu vực các thị xã như: thị xã Đồng Xoài, thị xã Phước Long, thị xã Bình Long. Phân theo thành thị và nông thôn thì dân số đô thị chiếm 16,81% (153.427 người), dân số nông thôn chiếm 83,19% (759.279 người).

Bảng 1.5: Dân sốtỉnh Bình Phước năm 2012 phân theo huyện, thịxãHuyện/thị Dân sốtrung bình Huyện/thị Dân sốtrung bình

(người) Mật độdân số (người/km2) Tổng số 912.706 133 ThịxãĐồng Xoài 86.809 518 Huyện Đồng Phú 87.894 94 Thịxã Phước Long 47.551 400 Huyện Bù Gia Mập 162.005 93 Huyện Lộc Ninh 113.175 133 Huyện Bù Đốp 53.111 141 Huyện Bù Đăng 138.549 92 Thịxã Bình Long 58.413 463 Huyện Hớn Quản 96.381 145 Huyện Chơn Thành 68.818 177 Nguồn:[16]

1.3.2.2. Quá trìnhđô thịhóa

a. Quá trìnhđô thịhóa

Tỉnh Bình Phước có hệ thống đô thịphân bố tương đối hợp lý, các đô thị được hình thành trên cácđầu mối giao thông, trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ như: Quốc lộ13, Quốc lộ14, tỉnh lộ 741, 748, 749…

Nhìn chung, cácđô thị tỉnh Bình Phước có quy mô nhỏ, tốc độ đô thịhóa thấp, một số đô thịmới được thành lập. Hiện nay, tỉnh Bình Phước có 8 đô thị, trong đó có 3 thị xã (Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long) và 5 thị trấn. Mật độ đô thị là 0,12 đô

thị/100 km2 (bình quân cả nước 0,18 đô thị/100 km2), thuộc loại thấp. Trong đó, thị xãĐồng Xoài, thị xã Phước Long và thị xã Bình Long làđô thịloại IV, còn lại là các đô thịloại V.

b. Sựchuyển dịch thành phần dâncư

Tốc độ đô thị hóa của tỉnh còn thấp nhưng tốc độ gia tăng dân số đô thị trong những năm gần đây liên tục tăng lên: tỷlệdân sốthành thị năm 2005 là 15,31%; năm 2006 là 15,20%; năm 2009 là 16,78%, năm 2010 là 16,79% và năm 2012 là 16,81%.

Tỷlệ nghịch với quá trình gia tăng dân số đô thị, tỷlệ số dân ở nông thôn đã giảm xuống, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn còn ở mức cao. Năm 2005, dân số nông thôn chiếm 84,69%; năm 2006 chiếm 84,80%, năm 2009 là 83,22%, năm 2010 là 83,21% và năm 2012 là 83,19%.

Năm 2012, dân số thành thị của tỉnh là 153.427 người, chiếm 16,8%. Tỷ lệ này khá thấp so với bình quân chung của cả nước và so với một số tỉnh trong vùng KTTĐPN. Tuy nhiên, tỷlệnày còn cao hơn nhiều tỉnh nông nghiệp trồng lúa nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 32 - 36)