PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 119)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

4.3. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

Các phương án bảo vệ tài nguyên nước Bình Phước được đềxuất dựa trên cơ sở như sau:

- Ngăn ngừa và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường nước; giải quyết cơ bản tình trạng duy thoái môi trường tại các khu cụm công nghiệp, khu đô thịvà các khu dân cưtập trung trên địa bàn tỉnh.

- Từng bước cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý nước thải tập trung của các khu cụm công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung.

- Bảo vệ nơi cư trú và điều kiện môi trường sống của cá, thủy sinh vật các khu vực ven sông và trong các hồchứa, trên cơ sở đó hạn chếsựsuy thoái, từng bước khôi phục giá trịcác hệsinh thái thủy sinh trên địa bàn.

- Tập trung thực hiện các chương trình phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽkhông đểxảy ra các hiện tượng ô nhiễm cục bộ ở các khu đô thị, khu cụm công nghiệp.

4.3.2. Phương ánPhương án 1: Phương án 1:

- Giữ nguyên hiện trạng xửlý nước thải tại các khu cụm công nghiệp, các khu đô thị và khu dân cư như hiện nay (mức độ xử lý khoảng 20% lượng nước thải phát sinh trước khi thải ra môi trường).

- Bảo vệ nơi cư trú và điều kiện môi trường sống của cá, thủy sinh vật các khu vực ven sông và trong các hồchứa, duy trì môi trường hiện có của các dòng chảy.

Bảng 4.3: Tải lượng các chất ô nhiễm chính đổvào hệthống sông, suối và các hồ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2030 theo phương án 1

STT Tải lượng ô nhiễm Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030

I LTSS(tấn /ngày)

2 K/CCN 2,25 8,25 16,84 26,75 3 Nông nghiệp 61,97 110 113,13 134,52 Tổng cộng 104,03 173,41 190,52 227,21 II LBOD5tổng (tấn/ngày) 1 NT sinh hoạt 12,36 17,13 18,81 20,48 2 K/CCN 1,46 5,35 10,92 17,35 3 Nông nghiệp 28 49,7 51,11 64,84 Tổng cộng 41,82 72,18 80,84 102,67

III LCOD tổng (tấn/ngày)

1 K/CCN 2,72 9,99 20,39 32,39 Tổng cộng 2,72 9,99 20,39 32,39 IV LNtổng(tấn/ngày) 1 NT sinh hoạt 2,45 3,39 3,72 4,05 2 Nông nghiệp 6,33 11,24 11,56 14,66 Tổng cộng 8,78 14,63 15,28 18,71 V LPtổng(tấn/ngày) 1 NT sinh hoạt 0,34 0,47 0,52 0,56 2 Nông nghiệp 1,99 3,54 3,64 4,61 Tổng cộng 2,33 4,01 4,16 5,17 Phương án 2:

- Xửlý 70 – 80% lượng nước thải tại các khu cụm công nghiệp, các khu đô thị và khu dân cư phải được xửlý trước khi thải ra môi trường.

- Bảo vệ nơi cư trú và điều kiện môi trường sống của cá, thủy sinh vật các khu vực ven sông và trong các hồchứa, duy trì môi trường hiện có của các dòng chảy.

- Từng bước cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý nước thải tập trung của các khu cụm công nghiệp, khu đô thị và khu dân cư tập trung.

- Tập trung thực hiện các chương trình phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽkhông đểxảy ra các hiện tượng ô nhiễm cục bộ ở các khu đô thị, khu cụm công nghiệp.

Bảng 4.4: Tải lượng các chất ô nhiễm chính đổvào hệthống sông, suối và các hồ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2030 theo phương án 2

STT Tải lượng ô nhiễm Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030 I LTSS(tấn/ngày) 1 NT sinh hoạt 17,05 23,63 25,94 28,24 2 K/CCN 0,31 1,15 2,34 3,72 3 Nông nghiệp 24,65 43,76 45,00 57,09 Tổng cộng 42,01 68,54 73,28 89,05 II LBOD5tổng (tấn/ngày) 1 NT sinh hoạt 5,91 8,19 8,99 9,79 2 K/CCN 0,19 0,7 1,44 2,29 3 Nông nghiệp 11,35 20,14 20,71 26,28 Tổng cộng 17,45 29,03 31,14 38,36

III LCODtổng (tấn/ngày)

1 K/CCN 0,46 1,63 3,33 5,3 Tổng cộng 0,46 1,63 3,33 5,3 IV LNtổng(tấn/ngày) 1 NT sinh hoạt 1,77 2,45 2,69 2,93 2 Nông nghiệp 2,94 5,22 5,37 6,81 Tổng cộng 4,71 7,67 8,06 9,74

V LPtổng(tấn/ngày)

1 NT sinh hoạt 0,23 0,32 0,35 0,38

2 Nông nghiệp 0,92 1,63 1,67 2,12

Tổng cộng 1,15 1,95 2,02 2,5

Phương án 3:

- Xửlý triệt để 100%lượng nước thải tại các khu cụm công nghiệp, các khu đô thị và khu dân cư trước khi thải ra môi trường.

- Bảo vệ nơi cư trú và điều kiện môi trường sống của cá, thủy sinh vật các khu vực ven sông và trong các hồchứa, duy trì môi trường hiện có của các dòng chảy.

- Từng bước cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao năng lực và hiệu quả trong hoạt động quản lý môi trường, đặc biệt là vấn đề quản lý nước thải tập trung của các khu cụm công nghiệp.

- Tập trung thực hiện các chương trình phòng ngừa và kiểm soát chặt chẽkhông đểxảy ra các hiện tượng ô nhiễm cục bộ ở các khu đô thị, khu cụm công nghiệp.

Bảng 4.5: Tải lượng các chất ô nhiễm chính đổvào hệthống sông, suối và các hồ trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2030 theo phương án 3

STT Tải lượng ô nhiễm Năm 2015 Năm 2020 Năm 2025 Năm 2030 I LTSS(tấn /ngày) 1 NT sinh hoạt 3,4 4,71 5,17 5,63 2 K/CCN 0,036 0,13 0,27 0,43 3 Nông nghiệp 2,26 4,01 4,12 5,23 Tổng cộng 5,69 8,85 9,56 11,29 II LBOD5tổng (tấn/ngày) 1 NT sinh hoạt 2,04 2,82 3,10 3,38 2 K/CCN 0,02 0,08 0,16 0,26

3 Nông nghiệp 1,36 1,88 2,07 2,25

Tổng cộng 3,42 4,78 5,33 5,89

III LCOD tổng (tấn/ngày)

1 K/CCN 0,05 0,20 0,41 0,65 Tổng cộng 0,05 0,20 0,41 0,65 IV LNtổng(tấn/ngày) 1 NT sinh hoạt 1,36 1,88 2,07 2,25 2 Nông nghiệp 0,9 1,6 1,65 2,09 Tổng cộng 2,26 3,48 3,72 4,34 V LPtổng(tấn/ngày) 1 NT sinh hoạt 0,04 0,056 0,062 0,068 2 Nông nghiệp 0,27 0,48 0,49 0,63 Tổng cộng 0,31 0,536 0,552 0,98 4.3.3. Luận chứng lựa chọn phương án

- Phương án 1: Mức độ xử lý nước thải còn thấp, tải lượng các chất ô nhiễm trong nước còn khá cao, vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm cho các lưu vực.

-Phương án 2: Đây là phương án khảthi nhất, nước thải của các loại hìnhđược thu gom và xử lý triệt để, đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải vào môi trường. Tải lượng các chất ô nhiễm đưa vào các lưu vực là thấp và không gây ô nhiễm cục bộ. Phù hợp với hiện trạng và xu thếphát triển của địa phương, đáp ứng được yêu cầu của nhà nước và tỉnh về bảo vệ tài nguyên và môi trường nước. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn phương án bảo vệ tài nguyên nước.

- Phương án 3: Đây là phương án lý tưởng để bảo vệ tài nguyên và môi trường nước. Nước thải của các loại hình được thu gom và xửlý triệt để, đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi xả thải vào môi trường. Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn phương án bảo vệ tài nguyên nước. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tếxã hội củađịa phương vàý thức bảo vệ môi trường nước mặt của người dân chưa cao, công nghệ xửlý nước thải

áp dụng tại các cơ sở sản xuất chưa đạt hiệu quả như thiết kế kỹthuật, tại các khu dân cư, khu đô thị chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải tập trung,… nên phương án này rất khó thực hiện.

 Từnhững phân tích trên, lựa chọn phương án 2 để đềxuất kếhoạch bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Bình Phước là phù hợp. Trong đó, chú trọng đến việc bảo vệ môi trường nước tại các khu vực trọng điểm của các lưu vực như:

- Đối với lưu vực sông Bé: Chú trọng tới việc xử lý nước thải hầu hết các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nguồn tiếp nhận là các sông suối thuộc lưu vực như KCN Đồng Xoài–Thị xãĐồng Xoài, KCN Minh Hưng, Sài gòn –Bình Phước, Chơn Thành, Becamex –Bình Phước, Đại Nam, Việt Tân Khai, Phan Vũ, Kim Sung, Ngọc Phong, Lương Tài - huyện Chơn Thành; KCN Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú – huyện Đồng Phú. Nước thải sinh hoạt từcác khu tập trung đông dân cư tại thịxãĐồng Xoài, thị trấn Chơn Thành, thịxã Phước Long xả thải trực tiếp ra các suối Đồng Tiền, suối Đôi...

- Đối với lưu vực sông Sài Gòn: chú trọng bảo vệ môi trường nước các chi lưu tiếp nhận nước thải sinh hoạt các khu dân cư các huyện Lộc Ninh, thị xã Bình Long, Hớn Quản như suối Chợ Lộc Ninh, suối Sa Cát,... tiếp nhận nước thải của KCN nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, KCN Lộc Ninh – huyện Lộc Ninh, KCN Đồng Nơ, KCN-dân cư- dịch vụTân Khai.

- Đối với lưu vực sông Đồng Nai: chú trọng việc thu gom xửlý nước thải sinh hoạt của các khu vực tập trung đông dân cư tại thị trấn Đức Phong - huyện Bù Đăng và các khu dân cư khác thuộc lưu vực sông.

4.4 ÁP DỤNG QUY HOẠCH PHÂN VÙNG XẢ NƯỚC THẢI

Ngoài những phương án trên thì việc xây dựng quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận, tạo công cụ pháp lý hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường trong việc kiểm soát, xử lý ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhằm đảm bảo khả năng tiếp nhận nước thải lâu dài của nguồn nước. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải không thể tiếp nhận được toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu của nước thải thì buộc phải chon nguồn tiếp nhận nước thải khác hoặc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Quyết định phân vùng nước thải là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý về môi trường căn cứ thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận, tăng cường bảo vệ tài nguyên nước mặt bền vững. Theo Dự án

quy hoạch phần vùng xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, trên cơ sở đánh giá hiện trạng nguồn nước sử dụng và diễn biến môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xácđịnh phân vùng xả nước thải nguồn tiếp nhận loại A là những chi lưu cấp 1 của sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với hệ số Kq = 0,9; các hồ nước nguồn tiếp nhận loại A với hệ số Kq = 0,6 (kết quả phân vùng xả nước thải có trong phầnphụ lục).

Xây dựng lộ trình phát triển lưu vực sông bền vững trê ncơ sở quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Trong đó, cần hình thành khung pháp lý trong sử dụng nước và sự tham gia của người dân trong quy hoạch sử dụng nước cũng như các dự án phát triển hạ tầng thủy lợi, thủy điện, xây dựng, giao thông v.v... Đặc biệt là việc cấp phép sử dụng nước phải minh bạch, công bằng. Cuối cùng là nước là hàng hóa, mọi đối tượng sử dụng nước phải trả tiề n. Đó là phương thức bảo vệ tài nguyên nước hữu hiệu nhất.

4.5 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP PHÙ HỢP VỚI PHÂN VÙNG KHAI THÁC NƯỚC NƯỚC MẶT TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngoài việc phân bổ khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Phước, thì việc xử lý nước cấp đạt quy chuẩn cấp nước đô thị và khu công nghiệp là việc làm cần thiết trong điều kiện chất lượng nước mặt ngày càng suy giảm do sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp và tốc độ đô thị hóa. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ đề xuất công nghệ xử lý nước cấp cho sinh hoạt đô thị hoặc khu công nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt. Tác giả nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước cấp đô thị từ nguồn nước mặt với công suất cấp nước là 60.000 m3/ngày đêm.

4. 5.1.Cơ sởlựa chọn công nghệvà công suất thiết kế:

Trong nội dung chương 3 về dự báo nhu cầu sử dụng nước, báo cáo đã tính toán chi tiết nhu cầu sử dụng nước cụ thể cho các các đối tượng khác nhau như: nước sinh hoạt đô thị, nước công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp,... cho từng huyện/thị xã. Tác giả sẽ lựa chọn huyện Chơn Thành để tính toán nhu cầu sử dụng nước và đề xuất công nghệ xử lý nước cấp phù hợp với tình hìnhđịa phương , do huyện Chơn Thành là trung tâm phát triển kinh tế của tỉnh nên nhu cầu về nước cấp rất lớn trong tương lai. Việc cấp nước đạt tiêu chuẩn nước cấp sinh hoạt trong báo cáo này chỉ tập trung vào các đối tượng dùng nước bao gồm:

- Nước cấp dịch vụ huyện Chơn Thành. - Nướccấp công nghiệp.

Theo kết quả dự báo nhu cầu nước ở chương 3, thì nhu cầu sử dụng nước cho 3 đối tượng trên tại huyện Chơn Thành như sau:

- Nước cấp sinh hoạt đô thị huyện Chơn Thành năm 2015 là 1.800 m3/ngày và đến 2020 là 7.200 m3/ngày.

- Nước cấp dịch vụ, thương mại huyện Chơn Thành năm 2015 là 1.633 m3/ngày đến 2020 là 2.418 m3/ngày.

Nước cấp công nghiệp năm 2015 là 71.576 m3/ngày và đến 2020 là 198.530 m3/ngày.

Như vậy, tổng nhu cầu nước cho 3 đối tượng chính tại huyện Chơn Thành năm 2015 là 75.079 m3/ngàyvà đến 2020 là 208.148 m3/ngày.

Như đã trình bày trong chương 4 về phân bổ nước sử dụng, ngoài việc sử dụng nước mặt, thì nước nước ngầm là một nguồn sử dụng khá dồi dào trên địa bàn tỉnh Bình Phước cũng như tại huyện Chơn Thành. Do đó, công suất thiết kế chỉ tính toán trên nhu cầu lớn, tập trung như đô thị và khu dân cư, phần nước còn lại được sử dụng là nước ngầm. Vì vậy, sông suất lựa chọn để thiết kế sẽ chiếm 80% nhu cầu dùng nước của các đối tượng trên tương đương 60.000 m3/ngày. Tóm lại, tác giả sẽ lựa chọn công suất thiết kế cho hệ thống xử lý nước cấp tại huyện Chơn Thành với công suất 60.000 m3/ngày. Nguồn nước cấp được lấy từ kênh Phước Hòa–Dầu Tiếng.

4. 5.2. Quy trình công nghệhệthống xửlý nước cấp 60.000 m3/ngày

Hình 5.1. Quy trình công nghệxửlý nước cấp đô thịtừnguồn nước mặt công suất 60.000 m3/ngày

Diễn giải quy trình:

Hệthống xửlý nước có nhiệm vụxửlý nước đạt Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT để cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Hệthống này chủyếu loại bỏcác chất cặn lơ lửng và khử trùng nước.

Nước từsông hoặc suối được bơm vào bểchứa nước thô, từ đây các bơm tăng áp sẽ bơm nước qua thiết bị trộn hóa chất đểtrộn nước với NaOH nhằm trung hòa pH của nước thô và chất keo tụ, tạo bông PAC, Anion polymer nhằm mục đích kết tủa các chất lơ lửng trong nước. Tùy theo chất lượng nước thô mà liều lượng hóa chất đưa vào được điều chỉnh thích hợp. Bểchứa nước thô được bố trí 06 bơm, trong đó 03 bơm cấp nước vào dây chuyền xửlý 1, 2, 3 và 03 bơm còn lại cấp nước vào dây chuyền 4, 5, 6.

Tiếp theo nước sẽ được dẫn đến bểphảnứng tạo bông (2 ngăn) của 6 dây chuyền xử lý, tại đây nhờ thiết bị khuấy chậm sẽ tạo nên các bông cặn có kích thước lớn từ

các kết tủa hình thành trước đó của PAC, Anion polymer và các chất lơ lửng trong nước. Các bông cặn này sẽ được tách ra khỏi nước trong bể lắng vách nghiêng tiếp theo.

Nước sau lắng, được dẫn sang các bồn lọc liên tục, với vật liệu lọc là cát thạch anh. Thiết bịnày hoạt động theo nguyên lý nước đi ngược từ dưới lên qua lớp cát lọc để loại bỏcác chất lơ lửng, trong khi cát dơ ở phía dưới sẽ được đưa lên trên nhờkhí nén

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 119)