ÁP DỤNG QUY HOẠCH PHÂN VÙNG XẢ NƯỚC THẢI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 124 - 125)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

4.4ÁP DỤNG QUY HOẠCH PHÂN VÙNG XẢ NƯỚC THẢI

Ngoài những phương án trên thì việc xây dựng quy định về xả nước thải vào nguồn tiếp nhận, tạo công cụ pháp lý hữu ích cho cơ quan quản lý môi trường trong việc kiểm soát, xử lý ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhằm đảm bảo khả năng tiếp nhận nước thải lâu dài của nguồn nước. Trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải không thể tiếp nhận được toàn bộ hoặc một số chỉ tiêu của nước thải thì buộc phải chon nguồn tiếp nhận nước thải khác hoặc nâng cấp hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Quyết định phân vùng nước thải là cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý về môi trường căn cứ thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận, tăng cường bảo vệ tài nguyên nước mặt bền vững. Theo Dự án

quy hoạch phần vùng xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, trên cơ sở đánh giá hiện trạng nguồn nước sử dụng và diễn biến môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã xácđịnh phân vùng xả nước thải nguồn tiếp nhận loại A là những chi lưu cấp 1 của sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với hệ số Kq = 0,9; các hồ nước nguồn tiếp nhận loại A với hệ số Kq = 0,6 (kết quả phân vùng xả nước thải có trong phầnphụ lục).

Xây dựng lộ trình phát triển lưu vực sông bền vững trê ncơ sở quản lý tổng hợp tài nguyên nước. Trong đó, cần hình thành khung pháp lý trong sử dụng nước và sự tham gia của người dân trong quy hoạch sử dụng nước cũng như các dự án phát triển hạ tầng thủy lợi, thủy điện, xây dựng, giao thông v.v... Đặc biệt là việc cấp phép sử dụng nước phải minh bạch, công bằng. Cuối cùng là nước là hàng hóa, mọi đối tượng sử dụng nước phải trả tiề n. Đó là phương thức bảo vệ tài nguyên nước hữu hiệu nhất.

4.5 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC CẤP PHÙ HỢP VỚI PHÂN VÙNG KHAI THÁC NƯỚC NƯỚC MẶT TỈNH BÌNH PHƯỚC

Ngoài việc phân bổ khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Bình Phước, thì việc xử lý nước cấp đạt quy chuẩn cấp nước đô thị và khu công nghiệp là việc làm cần thiết trong điều kiện chất lượng nước mặt ngày càng suy giảm do sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp và tốc độ đô thị hóa. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sẽ đề xuất công nghệ xử lý nước cấp cho sinh hoạt đô thị hoặc khu công nghiệp đáp ứng được tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt. Tác giả nghiên cứu đề xuất công nghệ xử lý nước cấp đô thị từ nguồn nước mặt với công suất cấp nước là 60.000 m3/ngày đêm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 124 - 125)