Chất lượng nước mặt giai đoạn 2007-2011

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 58 - 65)

6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.Chất lượng nước mặt giai đoạn 2007-2011

Kết quả đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt tại các lưu vực sông chính (sông Bé, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn) trênđịa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2007-2011 được dựa vào kết quả quan trắc hàng năm do Chi cục bảo vệ môi trường cung cấp. Các kết quả phân tích được so sánh với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2) (Chi tiết trình bày trong phần Phụlục ). Cụthể như sau:

a. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại các hồ, đập + Đặc tính tựnhiên:

- Độ pH: các thông số dao động từ 6,4 – 8,5 nằm trong giới hạn của QCVN 08:2008/BTNMT cột A2.

- Chất rắn lơ lửng SS (mg/l): các thông số dao động từ 10 - 87 mg/l,cao nhất tại hồ Cầu Trắng, xã Lộc Hiệp, Lộc Ninh (vượt gấp 3 lần) vào năm 2008. Hàm lượng SS trong nước mặt các hồ đập tăng cao vào năm 2008 và có xu hướng giảm dần trong những năm vềsau.

Biểu đồ2.1: Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước

- Sắt tổng (mg/l): có xu hướng gia tăng qua các năm, các giá trị dao động từ

0,08– 3,85 mg/l; đa phần các mẫu vượt giới hạn cho phép thuộc năm 2011. Trong đó, đáng chú ý Hồ Cầu Trắng, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh có hàm lượng sắt tổng vượt quy chuẩn nhiều năm liên tiếp.

+ Chỉ tiêu hữu cơ:

- DO (mgO2/l): tất cả các mẫu nước tại các hồ, đập năm 2007 có nồng độ DO đạt quy chuẩn, nhưng giai đoạn từ năm 2008 đến 2010 lại khá thấp so với quy chuẩn. Tuy nhiên, hàm lượng DO có xu hướng gia tăng tại một sốhồ đập trong năm 2011.

- Nồng độ BOD5 và COD (mgO2/l): các hồ đập có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ cục

bộ và có xu hướng ngày càng gia tăng. Thông số BOD5 dao động từ dưới 3 – 54 mgO2/l và COD dao động từ 4– 67 mgO2/l. Khu vực ô nhiễm nhất là hồ Rừng Cấm, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh vào năm 2011.

+ Chỉ tiêu ô nhiễm dinh dưỡng:

Không có nhiều sự biến động về các chất dinh dưỡng trong nước mặt các hồ đập qua các năm và giữa các khu vực. Đa số các mẫu nước mặt đều đạt quy chuẩn, một số ít vượt quy chuẩn nhưng không đáng kể.

Tuy có phát hiện ở một số hồ bị nhiễm các kim loại nặng Cu, Zn, Cd, Pb, As, tuy nhiên hàm lượng không đáng kể hoặc ở dạng vết, thấp hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần.

+ Chỉ tiêu vi sinh, dầu mỡ và TBVTV:

- Tổng Coliform (MPN/100ml): đãđược cải thiện đáng kểtrong những năm sau, các thông số dao động trong khoảng từ 41 – 21.000 MPN/100ml, cao nhất tại hồ Cầu Trắng, xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh vào năm 2007.

Biểu đồ2.2: Hàm lượng tổng Coliform tại các hồ, đập tỉnh Bình Phước

- Dầu mỡ và TBVTV: Kết quả phân tích cũng đã phát hiện thấy hóa chất BVTV và dầu mỡ trong một số mẫu nước. Tuy nhiên với hàm lượng rất thấp, chứng tỏ dư lượng hóa chất BVTV chưa có tác động đến môi trường nước tại các hồ, đập. Song, hàm lượng 2 chất trên có xu hướng gia tăng, điều này có thể ảnh hưởng tới mục đích cấp nước cho sinh hoạt của một sốhồ đập trênđịa bàn tỉnh.

b. Hiện trạng chất lượng nước mặt tại các sông, suối

*Lưu vực sông Bé:

+ Đặc tính tựnhiên:

- ĐộpH: dao động từ5,7 – 8,8 và có xu hướng tăng cao trong những năm sau. Các giá trị này đều nằm trong giới hạn cho phép theo quy chuẩn 08:2008 (cột A2).

- Chất rắn lơ lửng SS (mg/l): nồng độ dao động từ10 –179 mg/l, có sựchênh lệch khá cao theo thời gian và vị trí quan trắc. Một số các mẫu quan trắc của năm 2007, 2008và 2011 vượt quy chuẩn nhiều lần; cao nhất tại cầu Rạt nhỏ, phường Tân Xuân, thị xã Đồng Xoài và suối Rạt, xã Phú Riềng, thuộc huyện Bù Gia Mập vào năm 2011 (gấp 6 lần). Hàm lượng SS có xu hướng giảm ô nhiễm từ giai đoạn năm 2007 đến năm 2009, nhưng đã có dấu hiệu gia tăng trong giai đoạn tiếp theo.

Biểu đồ2.3: Biểu diễn hàm lượng SS trong nước mặt lưu vực sông Bé tỉnh Bình Phước

+ Chỉ tiêu hữu cơ:

Môi trường nước lưu vực Sông Bé có xu hướng gia tăng ô nhiễm hữu cơ trong những năm 2010 và 2011 khi hàm lượng DO liên tục giảm xuống dưới mức quy chuẩn, trong khi COD và BOD5 ngày càng tăng cao và vượt quy chuẩn nhiều lần, đặc biệt tại một sốsuối nhưsuối Đồng Tiền khu vực phường Tân Xuân và phường Tân Đồng–thị xã Đồng Xoài, suối Chợ - xã Thiện Hưng - huyện Bù Đốp. Hàm lượng COD nơi cao nhất vào năm 2011 vượt quy chuẩn tới 35 lần. Nguyên nhân chủ yếu do các khu vực trên tập trung rất đông dân cư, nước thải sinh hoạt từ khu này không được xử lý mà thải trực tiếp vào suối, các nhà máy chếbiến mủcao su xảtrực tiếp nước thải sản xuất chưa được xửlý triệt để vào các chi lưu, lâu ngày không được cải tạo gây ô nhiễm.

Biểu đồ2.4: Biểu diễn hàm lượng COD trong nước mặt lưu vực sông Bé tỉnh Bình Phước

+ Chỉ tiêu dinh dưỡng:

Có sự chênh lệch giữa các khu vực và diễn biến phức tạp qua các năm, có xu hướng ngày càng gia tăng nồng độ chất dinh dưỡng trong nước. Đa số các suối chảy qua khu dân cư có hàm lượng amoni và nitrit vượt quy chuẩn nhiều lần như suối Đồng Tiền khu vực Phường Tân Xuân và tại phường Tân Đồng–thịxãĐồng Xoài… Trong khi đó, tất cảcác mẫu quan trắc đều có hàm lượng nitrat khá thấp và đạt quy chuẩn.

+ Chỉ tiêu kim loại:

- Sắt tổng (mg/l): Tình trạng nước bị nhiễm phèn có xu hướng ngày càng gia tăng, các thông số dao động trong khoảng từ 0,19 – 5,65 mg/l và chênh lệch không nhiều qua các năm, hầu hết đều đạt hoặc vượt nhưng không đáng kể so với quy chuẩn. Tuy nhiên, năm 2011 có sựbiến đổi tương đối nhiều, hầu hết các mẫu đều vượt nhiều lần so với quy chuẩn.

- Kim loại nặng khác:Kết quả phân tích diễn biến cho thấy, hàm lượng kim loại nặng Cu, Zn, Cd, Pb, As trong nguồn nước mặt tại các sông suối thuộc lưu vực sông Bé tuy có phát hiện ở một số điểm quan trắc, nhưng không đáng kể hoặc ở dạng vết, với hàm lượng thấp hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần. Tuy nhiên, hàm lượng các chất trên đang có xu hướng gia tăng nhẹ.

+ Chỉ tiêu vi sinh:

Tổng Coliform (MPN/100ml): dao động từ 54 – 1.341.333 MPN/100ml. Môi trường nước bịô nhiễm vi sinh khá nặng vào năm 2007, 2008, cao nhất là khu vực cầu suối Dung - thị trấn Thác Mơ. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm vi sinh đãđược cải thiện đáng kểvà giảm dần trong những năm sau.

*Lưu vực sông Sài Gòn:

+ Đặc tính tựnhiên:

Nước mặt tại lưu vực sông Sài Gòn có dấu hiệu bịnhiễm phèn và có hàm lượng chất rắn lơ lửng khá cao, nồng độ đo được vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2, cao nhất là khu vực cầu An Lộc - thị trấn An Lộc - thị xã Bình Long vào năm 2007, nguyên nhân do người dân tại khu vực trên chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm đất bị xói mòn trong mùa mưa. Chất lượng môi trường nước có diễn biến tăng giảm phức tạp qua các năm.

Biểu đồ2.5: Biểu diễn hàm lượng SS trong nước mặt lưu vực sông Sài Gòn tỉnh Bình Phước

+ Chỉ tiêu hữu cơ:

Môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ nặng và có diễn biến phức tạp qua các năm. Hàm lượng DO không đạt chuẩn, hàm lượng COD và BOD5 cao gấp nhiều lần cho phép, có nơi cao gấp 160 và 259 lần so với quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột A2 (khu vực Cầu An Lộc, thị trấn An Lộc, thị xã Bình Long vào năm 2007), tuy nhiên mức độô nhiễm có xu hướng giảm qua các năm.

+ Chỉ tiêu dinh dưỡng:

Có sự biến động lớn tại các vị trí quan trắc và có xu hướng giảm dần qua các năm. Hàm lượng amoni và nitrit trong môi trường nước tại một số khu vực vượt quy chuẩn nhiều lần, tình trạng ô nhiễm diễn ra trong nhiều năm tại một số khu vực như suối Ấp Quản Lợi - xã Tân Lợi và cầu An Lộc - thị trấn An Lộc - huyện Hớn Quản. Ngoài ra, tại tất cả các vị trí quan trắc qua các năm đều có hàm lượng Nitrat đạt quy chuẩn, các thông số dao động từ0,03–2,45 mg/l.

+ Chỉ tiêu kim loại nặng:

Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng kim loại nặng Cu, Zn, Cd, Pb, As trong nguồn nước mặt tại các sông suối thuộc phụ lưu của lưu vực sông Sài Gòn tuy có phát hiện ở một số điểm quan trắc, nhưng hàm lượng không đáng kể hoặc ở dạng vết và thấp hơn quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2) nhiều lần và có xu thế tăng nhẹ.

+ Chỉ tiêu vi sinh:

Hàm lượng tổng Coliform có sựgiảm dần qua các năm, dao động trong khoảng từ61 –194.333 MPN/100ml. Tại cầu Lộc Điền, suối Chợ Lộc Ninh huyện Lộc Ninh, suốiấp Quản Lợi huyện Hớn Quảnvào năm 2007 bịô nhiễm vi sinh khá nặng,nơi cao

nhất vượt quy chuẩn từ38,8 lần.Hàm lượng vi sinh trong những năm tiếp theo tuy vẫn vượt quy chuẩn tại một sốkhu vực nhưng đã giảm đáng kể, có dấu hiệu được cải thiện.

*Lưu vực sông Đồng Nai:

Chất lượng môi trường nước lưu vực sông Đồng Nai vào những năm 2007 đến 2009 khá tốt, hầu hết các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT cột B1. Tuy nhiên vào những năm sau, đặc biệt là năm 2011, chất lượng nước bịgiảm sút với một sốthông số có xu hướng gia tăng như TSS, BOD, COD, amoni... hàm lượng Coliform trong môi trường nước vượt quy chuẩn nhiều lần nhưng đã có xu hư ớng được cải thiện trong những năm sau. Tình trạng ô nhiễm xảy ra chủyếuởcác khu vực Cầu Đắk Lấp, xã Minh Hưng và Cầu Đắk Wor 1, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng. Ngoài ra, trong kết quả phân tích cũng cho thấy môi trường nước bị nhiễm một số chất khác như chì, kẽm, asen nhưng hàm lượng không đáng kểvà thấp hơn quy chuẩn nhiều lần.

Nhận xét:

Chất lượng nước mặt lưu vực các sông Bé, sông Sài Gòn và sôngĐồng Nai trên địa bàn tỉnh Bình Phước qua các năm từ 2007– 2011 đã vàđang có dấu hiệu ô nhiễm cục bộ chất hữu cơ, dinh dưỡng và vi sinhở mức độ cao do chất thải sinh hoạt và sản xuất từcác khu vực đông dân cư, các thịtrấn, thị xã. Ngoài ra, nước mặt một số khu vực trên địa bàn tỉnh cũng có hàm lư ợng chất rắn lơ lửng, sắt tổng khá cao do ảnh hưởng của quá trình rửa trôi đất đai. Quá trình phát triển công nghiệp và đô thị trong những năm gần đây đã gây ra hệlụy cho tài nguyên, môi trường tỉnh Bình Phước, đặc biệt là môi trường nước mặt. Cụthể:

- Lưu vực sông Bé: Chất lượng nước mặt qua các năm có diễn biến khá phức

tạp và có xu hướng gia tăng hàm lượng các chất ô nhiễm theo thời gian, rõ rệt là từ năm 2009- 2011. Hầu hết kết quảphân tích các chỉ tiêu ô nhiễm chất rắn lơ lửng, hữu cơ, dinh dưỡng đều vượt quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2) nhiều lần trong từngnăm. Đáng chú ý, vịtrí quan trắc tại vùng hạ lưu của sông Bé và khu vực các suối nhỏ chảy qua địa bàn các khu dân cư, các cơ sở sản xuất thuộc thị xã Đồng Xoài, TT.Lộc Ninh… có hàm lượng chất hữu cơ và dinh dưỡng vượt quy chuẩn nhiều lần.

- Lưu vực sông Sài Gòn: giá trị pH không có nhiều biến động lớn qua các năm, tương đốiổn định. Tuy nhiên, hàm lượng chất rắn lơ lửng và sắt tổng trong môi trường nước còn khá cao do tác động của quá trình rửa trôi bề mặt đất đai trong mùa mưa.

Ngoài ra, nguồn nước mặt trong lưu vực còn bị ô nhiễm hữu cơ và dinh dưỡng cục bộ với nồng độ BOD5, COD, Amoni, Nitrit vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần so với QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2), đặc biệt tại khu vực cầu An Lộc - thịtrấn An Lộc - thị xã Bình Long vào năm 2007. Nguyên nhân chính do các sông, suối trong khu vực đang phải tiếp nhận nhiều chất thải từ các hoạt động sinh hoạt con người, sản xuất công nghiệp từcác khu công nghiệp và khu vực chợ.

-Lưu vực sông Đồng Nai:đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ trong những năm 2009, 2011 với hàm lượng BOD5, COD vượt quy chuẩn theo QCVN 08:2008/BTNMT (loại A2). Bên cạnh đó, hàm lượng chất rắn lở lửng, Amoni cũng có sự gia tăng theo thời gian do quá trình rửa trôi trong nông nghiệp vào mùa mưa, đây cũng là nguồn chính gây ô nhiễm dinhdưỡng tại các thủy vực trong các năm gần đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn nước mặt tỉnh bình phước, định hướng đến năm 2030 (Trang 58 - 65)