Các loại chi phí sinh hoạt gia đình thường bị cắt giảm

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của thương hiệu thời trạng CANIFA tại thị trường việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

(Nguồn: Nielsen)

d. Vị thế thương lượng với nhà cung cấp

Về việc sản xuất, CANIFA chủ động chính ở khâu thiết kế, may mẫu và bán hàng. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu hiện tại để sản xuất lại bị phụ thuộc. Ví dụ như vải là từ Thái Lan, dòng len cao cấp nhập khẩu từ Úc và một số nguồn khác. Phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào cũng là tình trạng chung của các công ty may mặc trong nước. Theo dự báo của VITAS trong vài năm tới, nhập khẩu nguyên liệu trong lĩnh vực dệt may vẫn sẽ tiếp tục tăng, một phần do diện tích trồng bông của Việt Nam - một trong những nguyên liệu chính của sản xuất dệt may hiện chưa được đầu tư phát triển tương ứng với quy mô ngành.

Hiện tại, các cửa hàng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của CANIFA là do CANIFA trực tiếp quản lý, nhân viên bán hàng cũng là do từng cửa hàng tuyển dụng và đào tạo theo quy chuẩn của CANIFA, không qua đơn vị trung gian nào để bán hàng. Các đại lý ở tỉnh phân phối sản phẩm CANIFA cho các cửa hàng thời trang bán lẻ hay các cá nhân có nhu cầu bán sản phẩm của CANIFA dưới hình thức

mua đứt bán đoạn. Nên có thể nói kênh phân phối chính của CANIFA hoàn toàn dưới sự quản lý trực tiếp của CANIFA.

e. Vị thế thương lượng của khách hàng

Cũng vì báo cáo “Vietnam pocket reference book 2014” của Nielsen đã được nhắc đến ở trên, người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có xu hướng nhạy cảm với giá và chất lượng của sản phẩm, và sẵn sàng sử dụng các sản phẩm thay thế với mục đích tiết kiệm. Tính nhạy cảm với giá tăng cao, mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế ngày càng nhiều khiến cho vị thế thương lượng của khách hàng trong thị trường thời trang ngày càng tăng.

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, ngày càng có nhiều kênh thông tin để người mua tìm hiểu về sản phẩm. Website, báo điện tử, forum, mạng xã hội, … chỉ là một vài trong số những những nguồn thông tin mà khách hàng hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm để đưa ra các quyết định của mình. Đây cũng là nơi mà tất cả các đối thủ cùng cạnh tranh để cố gắng chuyển tải những thông điệp của riêng mình với mục đích thu hút khách hàng. Chỉ một tin đồn được phát tán trên mạng cũng có thể khiến tất cả cộng đồng quay lưng với cả thương hiệu, và vị thế thương lượng của khách hàng càng trở nên cao hơn bao giờ hết.

Cũng chính vì có quá nhiều thương hiệu cùng sản xuất một sản phẩm nhất định để đáp ứng một nhu cầu nào đó, mức độ trung thành của khách hàng giờ đây không chỉ dựa vào sản phẩm, mà chủ yếu sẽ dựa vào những trải nghiệm của khách hàng có được đối với thương hiệu đó. Ví dụ, các sản phẩm của CANIFA có thể đắt hơn đối thủ một chút, nhưng khách hàng không chỉ nhận được một sản phẩm có chất lượng tốt, mà đi kèm đó còn là những trải nghiệm mua sắm dễ chịu tại cửa hàng, với không gian rộng rãi, lịch sự và sự nhiệt tình của các nhân viên.

1.4.3. Phân tích về khách hàng

1.4.3.1. Cầu khách hàng

Theo báo cáo của PwC về thị trường bán lẻ và hàng tiêu dùng tại châu Á năm 2015, cầu thị trường cho các mặt hàng quần áo của Việt Nam đã tăng từ 14.684 triệu USD vào năm 2011, lên tới 21.738 triệu USD vào năm 2014. Xu hướng này dự báo

sẽ tiếp tục tăng, và sẽ đạt mức 35.215 triệu USD vào năm 2018. Mức cầu thị trường rất lớn này sẽ khiến cho “cuộc chiến” tranh giành thị phần thị trường của các thương hiệu thời trang trong và ngoài nước trở nên cực kì khốc liệt.

Hình 1.3. Cầu thị trường may mặc (đơn vị: triệu USD)

(Nguồn: PwC )

Ngoài ra, theo một báo cáo về hành vi người tiêu dùng của Euromonitor năm 2012, với sự phát triển của mạng Internet và các hình thức truyền thông, quảng cáo, người Việt Nam hiện tại rất có điều kiện theo dõi và đi theo các xu hướng thời trang trên thế giới.

Nhìn chung, có hai xu hướng tại thị trường thời trang Việt Nam. Một là những người luôn cập nhật và mặc theo các xu hướng thời trang, và hai là những người mặc theo kiểu phổ thông. Đây là bộ phận chiếm phần đa số.

Với bộ phận thứ 2 này, nhu cầu về trang phục cho các tình huống khác nhau là rất cơ bản. Trong các sự kiện quan trọng, áo sơ mi, cà vạt, quần âu và vest là những trang phục phổ biến của nam. Đối với nữ, đó có thể là quần âu và vest, váy công sở hoặc áo dài. Tại nơi làm việc, trang phục sẽ được quy định theo văn hóa hay môi trường làm việc của mỗi doanh nghiệp. Đó có thể là đồng phục áo dài, áo sơ mi, hoặc chỉ quy định chung là đồ lịch sự. Còn với các dịp đi chơi, các trang phục

thoải mái, năng động như quần jeans, áo phông thường được ưa chuộng với cả nam và nữ.

1.4.3.2. Hành vi mua hàng a. Kênh mua hàng:

Đối với sản phẩm thời trang, có 2 kênh mua hàng chủ yếu đối với người tiêu dùng, đó là kênh online và offline.

Kênh mua hàng offline là một kênh truyền thống với các điểm bán như siêu thị, chợ, cửa hàng. Đối với tính chất của các sản phẩm may mặc, có kích cỡ, chất liệu, kiểu dáng khác nhau, cũng như sở thích và đánh giá về sự phù hợp giữa sản phẩm với người mặc lại khác nhau, đây là một kênh được ưa chuộng.

Người tiêu dùng thường sẽ thường đến các cửa hàng mình quen thuộc, hoặc ghé window-shopping đến cửa hàng để lựa chọn, “sờ tận tay” và mặc thử các sản phẩm lên người rồi mới ra quyết định mua.

Với sự phát triển của internet cùng với các website thương mại điện tử và mạng xã hội, xu hướng mua hàng online ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt với những người trẻ, hạn hẹp về thời gian, cũng như mong muốn có một số lượng mẫu nhất định để tham khảo và so sánh, hình thức mua hàng trực tuyến rất được ưa chuộng.

Theo báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2014 của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, bộ Công thương, các mặt hàng về quần áo, giày dép, mỹ phẩm là mặt hàng được mua trực tuyến thường xuyên nhất. Ngoài ra, quần áo cũng là mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của thương hiệu thời trạng CANIFA tại thị trường việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)