Xu hướng phát triển thị trường thời trang Việt Nam trong thời gian tới

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của thương hiệu thời trạng CANIFA tại thị trường việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 74)

3.1.1. Các thương hiệu thời trang hưởng lợi khi các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may được đầu tư phát triển

Tham gia hai hiệp định quan trọng là TPP và AFTA, để có thể tận dụng và hưởng lợi những chính sách về thuế xuất nhập khẩu, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phải được đầu tư và định hướng phát triển một cách dài hạn có quy hoạch. Những yêu cầu về nguồn gốc xuất từ “từ sợi trở đi” và “từ vải trở đi” đối với các sản phẩm dệt may xuất nhập khẩu trong khu vực hiệu lực của thương mại tự do sẽ khiến Việt Nam phải chủ động thoát ra khỏi sự phụ thuộc về nguyên liệu dệt may.

Theo nguồn tin từ VCCI, ngành dệt may của Việt Nam phải nhập khẩu 80 - 85% nguyên phụ liệu. Nguồn nguyên liệu cung cấp cho ngành dệt may, các loại có nguồn gốc tự nhiên như bông, tơ tằm, gai, đay, lanh mới chỉ sản xuất và đáp ứng được 3-5% nhu cầu sử dụng của toàn ngành. Phần lớn xơ sợi tổng hợp hiện nay Việt Nam vẫn phải nhập khẩu.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Bộ Công thương, phát triển hỗ trợ cho ngành dệt may là một trong ba lĩnh vực ưu tiên, với mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ cung cấp trong nước của ngành công nghiệp dệt may đạt 65%, với các giải pháp và chính sách cụ thể. Đây sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thời trang chủ động và có nhiều lựa chọn hơn trong cả quá trình sản xuất của mình.

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing của thương hiệu thời trạng CANIFA tại thị trường việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)