Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thu thuế GTGT
4.1.1. Định hướng
Dựa trên những thành tựu và hạn chế của những năm trước, Cục Thuế tỉnh Yên Bái còn có những định hướng phát triển cụ thể như sau:
- Tiếp tục hoàn thành những đề án cải cách, những công việc đã đề ra trong năm 2016 từ đó làm tiền đề để phát triển thực hiện các dự án cải cách nhằm hoàn thiện công tác quản lý giai đoạn 2017-2020.
- Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, thực hiện cơ chế liên thông giữa thủ tục hành chính thuế với một số thủ tục hành chính khác có liên quan, nhằm tạo thuận lợi và giảm thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh, đăng ký khai thuế cho DN và người dân, đẩy mạnh triển khai thực hiện thuế điện tử cho DN và cá nhân, giảm chi phí về thời gian và nguồn nhân lực cả của cơ quan thuế và NNT thực thi pháp luật thuế góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế; chuẩn hóa quy trình quản lý thuế trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất, có tính liên kết cao.
- Áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ NNT phù hợp với từng nhóm NNT, xây dựng, triển khai đa dạng các dịch vụ hỗ trợ NNT thực hiện thủ tục hành chính thuế. Chú trọng cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho NNT.
- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro đối với các nghiệp vụ quản lý thuế, gồm: Đăng ký thuế, khai thuế; nộp thuế; nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; hoàn thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; tạo, in, phát hành, quản lý và sử dụng ấn chỉ thuế và các nghiệp vụ quản lý thuế khác trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu NNT đầy đủ, chính xác, tập trung thống nhất; phát triển ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ các hoạt động quản lý thuế đảm bảo tính liên kết, tự động hóa cao, gắn với quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế và áp dụng thuế điện tử.
- Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống tin học, trong đó tập trung cung cấp dịch vụ khai và nộp thuế điện tử nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, tiết kiệm, hiệu quả, hiện đại.
- Tập trung đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra cả về mặt số lượng và chất lượng của cán bộ thuế nhằm phục vụ cho công tác thanh kiểm tra đạt hiệu quả cao nhất cũng như ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các thành phần kinh tế.
4.1.2. Mục tiêu
Dựa trên những kết quả đạt được trong thời gian qua và phân tích đánh giá tình hình kinh tế hiện tại, Cục Thuế Tỉnh Yên Bái quyết tâm nâng cao chất lượng quản lý thu thuế, đảm bảo ổn định nguồn thu cho NSNN, phấn đấu đưa công tác quản lý thuế lại gần hơn với công tác quản lý thuế tiên tiến trên thế giới. Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã đề ra những mục tiêu cụ thể sau:
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ phổ biến giáo dục pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm NNT; hoàn thiện các dịch vụ công điện tử; triển khai dịch vụ một cửa điện tử và hỗ trợ trực tuyến tập chung qua việc thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, cập nhật để giải đáp các yêu cầu hỗ trợ của NNT. Định kỳ tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của NNT về các dịch vụ, sản phẩm của cơ quan thuế.
+ Hiện đại hóa công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, đảm bảo tối thiểu 85% NNT được tiếp cận đầy đủ và kịp thời các thông tin thay đổi về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế; Tối thiểu 85% DN sử dụng các dịch vụ hỗ trợ thuế điện tử; Tối thiểu 80% số lượng NNT hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp.
- Áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác kiểm tra, thanh tra lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra, lựa chọn trường hợp kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, xác định nội dung thanh tra, kiểm tra tại trụ sở NNT. Đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra theo hướng thống nhất; xây dựng biện pháp thanh tra, kiểm tra phù hợp với từng nhóm đối tượng (DN lớn, vừa, nhỏ, cá nhân nộp thuế thu nhập cá nhân), theo lĩnh vực (xây dựng, thương mại, ngân hàng…)
+ Tăng cường năng lực công tác thanh tra, kiểm tra phấn đấu đến năm 2025: Tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua các phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt 96%; tỷ lệ DN được thanh tra, kiểm tra tối thiểu là 20% trên tổng số đang được quản lý thuế; tỷ lệ NNT được lựa 90%.
- Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các khâu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đảm bảo các khoản nợ thuế được phân loại theo dõi đầy đủ, chính xác và xử lý phù hợp theo tính chất của từng khoản nợ.
+ Tăng cường năng lực công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, phấn đấu đến thời điểm 31/12 hàng năm, nợ có khả năng thu không vượt quá 5% so với số thực hiện thu NSNN của năm đó; tỷ lệ thu nợ đạt tối thiểu 80% nợ có khả năng thu thời điểm 31/12 hàng năm; tỷ lệ hồ sơ gia hạn nộp thuế được giải quyết đúng hạn quy định đạt tối thiểu 90%.
- Hoàn thiện chính sách về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin cần thiết phục vụ quản lý NNT. Hoàn thiện cơ sở định danh NNT một cách đầy đủ, chính xác và cập nhật kịp thời, triển khai các dịch vụ thuế điện tử.
+ Đẩy mạnh triển khai các dịch vụ thuế điện tử, phấn đấu đến năm 2020: tối thiểu 65% DN thực hiện đăng ký thuế điện tử; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt 95% trở lên; số tiền thuế được nộp bằng phương thức điện tử đạt 95% số thuế đã kê khai; tỷ lệ hồ sơ đề nghị hoàn thuế được giải quyết đúng hạn trên 90%; có 95% hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được nộp và trả kết quả qua mạng.
Dự báo về thu thuế GTGT đến năm 2025 tại địa bàn tỉnh Yên Bái là: 750 triệu đồng. Đối với các khoản thu ngân sách trên địa bàn phấn đấu tới năm 2025: Thu quốc doanh (Qd trung ương, Qd địa phương) 10.000 tỷ đồng; thu từ khu vực đầu tư nước ngoài: 350 tỷ đồng; thu xổ số: 40 tỷ đồng; thuế bảo vệ môi trường 210 tỷ đồng; thu ngoài quốc doanh: 1400 tỷ đồng; lệ phí trước bạ: 140 tỷ đồng; thuế thu nhập cá nhân: 110 tỷ đồng; thu phí, lệ phí: 110 tỷ đồng; thu tiền sử dụng đất: 270 tỷ đồng; thu tiền thuê đất: 30 tỷ đồng; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản: 85 tỷ đồng; thu khác ngân sách: 135 tỷ đồng; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; 6 tỷ đồng.