5. Kết cấu của luận văn
1.2.6. Thanh tra, kiểm tra thuế
Thanh tra, kiểm tra thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. Thanh tra, kiểm tra thuế được tiến hành theo một trình tự nhất định và theo quyết định số 746/QĐ-TCT của Tổng
cục Thuế về quy trình kiểm tra thuế. Quy trình kiểm tra thuế có: kiểm tra tại trụ sở CQT và kiểm tra tại trụ sở DN. Đối với kiểm tra tại trụ sở CQT sẽ được tiến hành theo các bước là: cập nhập thông tin, hồ sơ của DN sau đó là tiến hành kiểm tra theo nguyên tắc được quy định.
Đối với việc thanh kiểm tra tại trụ sở DN, trước hết công chức phòng thanh kiểm tra sẽ thực hiện lập kế hoạch, chuyên đề kiểm tra dựa trên các thông tin đã được phân tích và nguyên tắc lập kế hoạch, chuyên đề kiểm tra. Chuẩn bị kiểm tra NNT cần phải hoàn tất hồ sơ ban hành quyết định kiểm tra bao gồm: tờ trình, dự thảo và các tài liệu đính kèm; Hồ sơ trình ban hành quyết định bao gồm: tờ trình, dự thảo, các tài liệu phân tích rủi ro. Sau khi được cấp trên phê duyệt, bộ phận thanh kiểm tra thuế sẽ thực hiện phân công nhiệm vụ cho các công chức và tiến hành kiểm tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt. Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của NNT phải được tiến hành chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành Quyết định kiểm tra thuế. Đoàn kiểm tra thuế có trách nhiệm công bố quyết định kiểm tra thuế và giải thích nội dung kiểm tra cho DN theo quyết định. Trong quá trình thực hiện kiểm tra, nếu có bất kỳ nghi vấn hoặc cần thêm thông tin đoàn kiểm tra được quyền yêu cầu DN kiểm tra tài sản, vật tư, hàng hóa, xem xét chứng từ kế toán, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan trong phạm vi nội dung của Quyết định kiểm tra thuế. Trường hợp NNT không chứng minh được tính chính xác, trung thực hợp lý của việc kê khai thuế thì cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra tại trụ sở NNT. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện NNT có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế thì tiến hành thanh tra thuế.
Sau khi kết thúc kiểm tra, đoàn kiểm tra thực hiện lập biên bản chi tiết về quy trình, kết quả của cuộc kiểm tra. Thực hiện xử lý vi phạm đối với các DN theo hành vi vi phạm.
Qua việc giám sát, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế phát hiện những sai sót yêu cầu NNT giải trình, bổ sung để chứng minh tính chính xác, trung thực, hợp lý của các chỉ tiêu đã kê khai trong hồ sơ khai thuế. [20]