Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Để có đánh giá tổng quan nhất về thực trạng quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Yên Bái, luận văn sử dụng những nguồn thông tin thứ cấp là: Các báo cáo tổng hợp về công tác quản lý thu thuế GTGT của cơ quan thuế tỉnh; các báo cáo tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các bài viết, các bài báo tổng hợp về tình hình hoạt động quản lý thuế giá trị gia tăng nói chung và của tỉnh Yên Bái nói riêng, các văn bản pháp lý quy định về thuế giá trị gia tăng, quản lý thu thuế giá trị gia tăng, các bài luận văn, luận án liên quan tới tình hình quản lý thu thuế giá trị gia tăng trước đây.
* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra các DN hoạt động tại tỉnh Yên Bái. Xác định cỡ mẫu thông qua công thức SLovin, cụ thể cỡ mẫu được tính như sau:
n = N
Trong đó:
n là số đơn vị mẫu (cỡ mẫu)
N là tổng số các đơn vị của tổng thể chung e là sai số cho phép (%)
Tổng số DN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Yên Bái tính tới năm 2016 là 431 DN. Trong đề tài này, tác giả áp dụng mức sai số cho phép e là 10%. Số mẫu được chọn sẽ được tính như sau:
n =
1847 1 +1847(0,1)2
Số DN được chọn để phỏng vấn là: 95 DN.
Trong phiếu khảo sát, tác giả sử dụng phương pháp thang đo Likert để mức độ hài lòng của DN được phỏng vấn với các yếu tố trong công tác quản lý thu thuế GTGT, mức độ hiểu biết của DN về luật thuế, tần suất tham gia các hoạt động công tác thuế và tần suất thực hiện kiểm tra. Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội và các đề tài, luận văn nghiên cứu. Trong luận văn tác giả sự dụng thang đo này với mức 3 mức độ và 5 mức độ.
Ưu điểm: Nhược điểm:
Ví dụ đo lường độ hiểu biết của DN về luật thuế GTGT với thang đo likert cấp độ 3.
Nắm rõ Chưa thực sự rõ Không rõ
Trong đó:
Nắm rõ: là DN hiểu rõ về các luật thuế liên quan tới thuế GTGT cũng như quyền và nghĩa vụ của DN, quyền và nghĩa vụ của cán bộ thuế.
Chưa thực sự rõ: DN hiểu về luật thuế GTGT nhưng vẫn còn nhiều vấn đề vướng mắc.
Không rõ: DN không hiểu về luật thuế GTGT.
Ví dụ đo lường sự hài lòng với thang đo likert cấp độ 5 Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng
* Các bước xây dựng thang đo Likert
(1) Nhận diện và đặt tên biến muốn đo mức độ đánh giá
(2) Lập ra một danh sách các câu hỏi có tính biểu thị theo mục tiêu nghiên cứu
(3) Xác định số lượng mẫu và đối tượng thu thập thông tin
(4) Kiêm tra toàn bộ các mục hỏi và các thông tin đã khai thác được từ những người được phỏng vấn.
(5) Phân tích từng mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mức độ cấu thành một thang đo về biến số mà chúng ta muốn đo lường.
(6) Sử dụng thang đo đã xây dựng được trong nghiên cứu.
2.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin
Sau khi thu thập đầy đủ số liệu sơ cấp và thứ cấp cần thiết tác giả sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp lại thông tin thuận tiện cho phân tích số liệu như: so sánh số tuyệt đối, tỷ lệ, tăng giảm của từng yếu tố. Từ đó đánh giá và xác định xu hướng biến động của từng yếu tố phục vụ cho việc phân tích đánh giá công tác quản lý thuế giá trị gia tăng.
- Phương pháp biểu thị số liệu: + Phương pháp Bảng thống kê
Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của
các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng nghiên cứu. Các loại bảng được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm cả bảng giản đơn, bảng phân tổ và bảng kết hợp.
+ Đồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các số liệu thống kê. Đồ thị thống kê được sử dụng trong đề tài này với sự kết hợp giữa các con số với các hình vẽ và màu sắc để trình bày một cách sinh động các đặc trưng về số lượng và xu hướng phát triển về mặt lượng của hiện tượng. Nhờ đó, đồ thị có khả năng thu hút sự chú ý của người đọc, giúp lĩnh hội được thông tin nhanh chóng và kiểm tra nhanh bằng hình ảnh độ chính xác của thông tin thống kê. Theo hình thức biểu hiện, hai loại đồ thị được sử dụng trong đề tài này là Biểu đồ hình cột và Biểu đồ mạng nhện. Căn cứ vào nội dung phản ánh, hai loại đồ thị được sử dụng đó là: Đồ thị rời rạc, đồ thị hình cột...
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các
phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...
- Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm.
- Phương pháp so sánh:
So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.
Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh qua các giai đoạn khác nhau; So sánh các đối tượng tương tự; So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu SWOT
Dựa trên các số liệu thu thập được tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu SWOT Humphrey, Albert( 2005) để đánh giá từng điểm mạnh, điểm yếu đối với công tác kiểm tra thuế tại huyện Yên Bình. Từ đó làm căn cứ đề xuất những giải pháp cụ thể.
Theo Humphrey, Albert SWOT gồm 04 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Từ kết quả phân tích, tác giả thực hiện phân loại thành 4 yếu tố chính theo mô hình nghiên cứu SWOT và phân tích ý nghĩa của chúng. Chỉ rõ hành động nên tiếp tục phát huy, những yếu tố cần được củng cố, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội từ đó giảm thiểu những nguy cơ và rủi ro có thể xảy đến.