Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh yên bái (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế

Mục tiêu của công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là kịp thời phát hiện và xử lý các đối tượng nộp thuế cố ý chây ỳ, nợ thuế, chiếm đoạt tiền thuế và các khoản tiền phạt liên quan đến thuế để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào NSNN phù hợp với pháp luật thuế. Quản lý nợ thuế được thực hiện theo quy trình quản lý nợ thuế theo quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/07/2015 của Tổng cục Thuế. Theo quyết định này nội dung quy trình quản lý thuế gồm hai phần:

* Xây dựng chỉ tiêu thu tiền nợ thuế

+ Xác định số tiền nợ thuế năm thực hiện: Xác định các chỉ tiêu thực hiện đến thời điểm lập chỉ tiêu thu nợ căn cứ vào số chỉ tiêu thu nợ do cấp trên giao lập báo báo phân tích, tổng hợp, phân loại kết quả thực hiện thu tiền thuế nợ 10 tháng trên địa bàn theo tổng số, từng nhóm đối tượng nợ tiền thuế, theo khu vực kinh tế, sắc thuế; và dự kiến tình hình thu tiền nợ thuế căn cứ vào dự kiến chỉ tiêu thực hiện 10 tháng từ đó lập báo cáo phân tích, đánh giá khả năng thu và xử lý các khoản tiền thuế nợ để dự báo số tiền thuế nợ đến thời điểm 31/12 năm thực hiện.

+ Lập chỉ tiêu thu tiền nợ thuế theo kế hoạch năm: Dựa vào số tiền thuế đã được xác định từ đó đề xuất chỉ tiêu thu tiền nợ thuế và các biện pháp để thực hiện chỉ tiêu đã được định ra.

+ Báo cáo chỉ tiêu thu tiền thuế nợ đã được lập cho cơ quan thuế cấp trên hàng năm.

+ Phê duyệt chỉ tiêu thu tiền nợ thuế: Căn cứ vào chỉ tiêu, báo cáo thu nợ thuế và kế hoạch trình, Tổng cục Thuế sẽ thực hiện phê duyệt và triển khai về Cục Thuế.

+ Triển khai thực hiện công tác thu nợ thuế theo kế hoạch đã được phê duyệt: Phòng quản lý nợ có trách nhiệm thực hiện kế hoạch, giao nhiệm vụ cho công chức thuộc phòng quản lý nợ và các đội tham gia thực hiện.

* Đôn đốc thu và xử lý tiền nợ thuế

+ Phân công quản lý nợ thuế: Phân công quản lý cho các công chức thuộc bộ phận quản lý nợ thuế và các công chức tham gia thực hiện theo đúng nguyên tắc. Đối với DNTN thì sẽ thực hiện phân công cho công chức có kinh nghiệm tại bộ phận quản lý nợ thuế hoặc bộ phận tham gia thực hiện quy trình theo loại hình DN, sắc thuế, ngành nghề, địa bàn hành chính, địa bàn thu và theo các phương thức phù hợp khác.

Các bộ phận được giao nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý thu tiền nợ thuế, đôn đốc các khoản thuế đã quá hạn nộp từ 1- 90 ngày. Đối với các trường hợp quá hạn 60 ngày trở lên sẽ thông báo cho bộ phận quản lý nợ tổ chức xác minh thông tin để thực hiện cưỡng chế khi các khoản tiền thuế nợ này quá thời hạn nộp từ ngày thứ 91.

+ Phân loại tiền nợ thuế: Theo định kỳ hằng ngày sau khi nhận được các hồ sơ về nợ thuế, công chức quản lý nợ và các công chức các bộ phận liên quan cùng tham gia sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu phân loại để thực hiện

phân loại theo tính chất của từng khoản nợ, nhóm nợ, nhằm phản ánh kịp thời các thay đổi liên quan đến tính chất nợ.

Đối với những khoản nợ đã được phân loại vào nhóm tiền thuế nợ đang xử lý bộ phận quản lý nợ thuế có trách nhiệm thông báo cho bộ phận kiểm tra, kê khai và kế toán thuế để không thực hiện thanh toán, bù trừ.

+ Thực hiện đôn đốc nộp thuế: Định kỳ hàng tháng, bộ phận quản lý nợ cần thực hiện tổng hợp xác định các khoản nợ theo các mục: khoản nợ từ 01- 30 ngày; khoản nợ từ ngày thứ 31 trở lên; nợ quá thời hạn nộp từ 61 ngày hoặc trước 30 ngày tính đến thời điểm hết thời gian gia hạn nộp thuế và khoản nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế để có những biện pháp đôn đốc nộp thuế riêng. Đối với những khoản nợ xấu sẽ thực hiện biện pháp mạnh như cưỡng chế nợ hoặc công khai thông tin nợ.

+ Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ: Dựa theo báo có, thông tin của NNT để thực hiện kiểm tra, thẩm định hồ sơ đề nghị xóa tiền nợ thuế, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ, miễn tiền chậm nộp, hoàn kiêm bù trừ theo đúng quy định của pháp luật.

+ Xử lý tiền thuế đang chờ điều chỉnh; tiền thuế nợ khó thu: Kiểm tra lại thông tin và xác định nguyên nhân của các khoản thuế đang chờ điều chỉnh để thực hiện giải quyết nhanh chóng.

+ Đôn đốc tiền thuế nợ đối với cơ sở sản xuất trực thuộc ở địa phương khác nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính và đơn vị ủy nhiệm thu: Theo báo cáo định kỳ, công chức bộ phận quản lý nợ thuế phân loại các khoản nợ thuế theo địa điểm kinh doanh của DN, giao chỉ tiêu thu nợ cho bộ phận theo dõi quản lý DN để thực hiện thu nợ thuế.

+ Lập nhật ký và sổ theo dõi tình hình nợ thuế: Khi NNT phát sinh nợ thuế, công chức quản lý nợ hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình lập

và ghi nhật ký theo dõi tiền thuế nợ của NNT. Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ được lập riêng cho từng NNT để theo dõi từng khoản tiền thuế nợ, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đóng tiền nợ thuế.

+ Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ: Định kỳ hàng tháng, cơ quan thuế cấp dưới lập và gửi báo cáo lên cơ quan thuế cấp trên các loại báo cáo bao gồm: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ thuế theo sắc thuế và loại hình kinh tế; báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo ngành nghề kinh doanh; báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; báo cáo kết quả thu tiền thuế nợ; báo cáo tình hình ban hành Quyết định gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế, miễn tiền chậm nộp và xóa nợ; sổ theo dõi tình hình nợ thuế (mẫu số 09/QLN) theo tổng số tiền thuế nợ của NNT; báo cáo tiền thuế đang chờ điều chỉnh và báo cáo tình hình công khai thông tin người nợ thuế theo đúng hạn nộp báo cáo được quy định [19]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh yên bái (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)