Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác quản lý thu thuế GTGT trên địa bàn tỉnh Yên Bái
3.2.4. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế
Nợ đọng thuế là số tiền thuế mà NNT phải nộp trong kỳ tính thuế nhưng hết hạn nộp thuế vẫn chưa nộp cho cơ quan thuế hoặc là nộp nhưng vẫn còn thiếu. Tình trạng nợ đọng thuế xảy ra có thể là do DN làm ăn không hiệu quả nên không thể nộp thuế hoặc có thể là do DN cố tình không nộp vì lợi ích trước mắt. Do vậy hằng năm, số tiền thuế nợ của DN chiếm một tỷ trọng trong tổng số thu ngân sách. Trên địa bàn tỉnh hiện nay, bên cạnh những DN làm ăn có hiệu quả và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với nhà nước thì vẫn có những DN tìm mọi cách để trốn thuế, chiếm dụng tiền của nhà nước nhằm kiếm lợi riêng. Không chỉ tình trạng trốn, lậu thuế, tình trạng nợ đọng kéo dài đã gây thất thu cho NSNN mà cho đến nay tình trạng này vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong giai đoạn từ năm 2014- 2016 tổng số nợ thuế GTGT trên địa bàn có nhiều biến động. Trong năm 2014, số nợ thuế GTGT là 69.897 triệu đồng, năm 2015 số thuế nợ GTGT giảm mạnh xuống còn 51.464 triệu đồng bằng 73,6% so với năm 2014. Tình trạng nợ đọng thuế GTGT từ khối các DN có dấu hiệu tăng trở lại trong năm 2016 với số nợ đọng thuế GTGT là 58.531 triệu đồng tằng 7.067 triệu đồng so với năm 2015.
Biểu đồ 3.2. Tình hình nợ đọng thuế tại Cục Thuế tỉnh Yên Bái
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Yên Bái) [11],[12],[13]
Trong những năm qua Cục Thuế đã đôn đốc, chỉ đạo Phòng kiểm tra và phòng Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế thực hiện các biện pháp thu nợ như: mời đối tượng nộp thuế đến cơ quan thuế đối chiếu nợ hoặc thông báo nợ lần thứ nhất và lần thứ hai cho các đối tượng nộp thuế có số nợ thuế, thường xuyên nhắc nhở các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nộp thuế đầy đủ theo tờ khai thuế đã kê khai. Đồng thời tiến hành nhiều buổi tập huấn triển khai công tác thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo Luật quản lý thuế, áp dụng phần mềm hỗ trợ công tác Quản lý nợ & Cưỡng chế nợ thuế ở cấp Cục Thuế và Chi cục Thuế. Hàng tháng tổ chức rà soát, phân công các khoản nợ mới phát sinh cho từng cán bộ quản lý. Các cán bộ sau khi được phân công thì thực hiện phân loại, và xác định rõ các khoản nợ có khả năng thu hồi để lập kế hoạch cụ thể với từng tổ chức, cá nhân nợ thuế đôn đốc nộp vào ngân sách. Các khoản nợ thuế đã được phân theo địa bàn, giao cụ thể cho các cán bộ quản lý chịu trách nhiệm quản lý; gắn trách nhiệm thủ trưởng cơ quan thuế, bộ phận quản lý nợ, cán bộ thuế đối với các khoản nợ có khả năng thu,
xử phạt đối với các khoản nợ thuế quá hạn. Cụ thể tỷ lệ nợ đọng thuế theo từng khu vực DN được thể hiện tại bảng 3.6 như sau:
Phần lớn nợ đọng thuế GTGT là từ các DN thuộc khu vực DN NQD, chiếm từ 71,1% tới 91% trên tổng số nợ thuế GTGT, trong giai đoạn 2015- 2016 tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT từ khu vực DN NQD có dấu hiệu gia tăng. Trong khi đó, số nợ từ khu vực DN Nhà nước và DN ngoài nhà nước có xu hướng giảm qua các năm.
Năm 2014, khu vực DN NQD có số nợ đọng thuế GTGT là 49.710 triệu đồng, chiếm 71,1% tổng số nợ đọng thuế GTGT của khối DN; Khu vực DN Nhà nước có số nợ đọng thuế là 19.883 triệu đồng, chiếm 40% tổng số nợ đọng thuế GTGT của khối DN; Khu vực DN nước ngoài có số nợ đọng thuế là 304 triệu đồng, chỉ chiếm 1,53 % tổng số nợ đọng thuế GTGT của khối DN.
Năm 2015, khu vực DN NQD có số nợ đọng thuế GTGT là 45.692 triệu đồng, đã giảm 4.028 triệu đồng so với năm 2014, tuy vậy tỷ lệ trong tổng số nợ đọng thuế GTGT lại tăng, chiếm 88,8% tổng số nợ đọng thuế GTGT của khối DN; Khu vực DN Nhà nước có số nợ đọng thuế là 5.005 triệu đồng bằng 91,9% so với năm 2014, tỷ lệ trên tổng số nợ đọng thuế GTGT của khối DN cũng giảm xuống còn 11,0%; Khu vực DN nước ngoài tăng số nợ đọng thuế GTGT lên 767 triệu đồng bằng 252,3% so với năm 2014, nâng tỷ lệ trên tổng số nợ đọng thuế GTGT là 15,3%.
Trong năm 2016, cả DN từ khu vực DN Nhà nước và DN nước ngoài đều có dấu hiệu giảm. Cụ thể, số thuế nợ của DN từ khu vực DN Nhà nước là 4.660 triệu đồng giảm 345 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ trên tổng số nợ đọng thuế GTGT của khối DN giảm xuống còn 8%; Khu vực DN nước ngoài giảm 184 triệu đồng xuống còn 583 triệu bằng 76% so với năm 2015. Trái lại, số thuế nợ từ các DN thuộc khu vực DN NQD lại tăng mạnh lên 53.288 triệu đồng, bằng 113,7% so với năm 2015, nâng tỷ lệ sô nợ đọng thuế của các DN NQD trên tổng số nợ đọng thuế GTGT của khối DN là 91,0 %.
Bảng 3.6: Tỷ lệ nợ thuế GTGT theo từng khu vực DN Đơn vị: Triệu đồng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tỷ lệ 2015/2014 Tỷ lệ 2016/2015 Tăng (+)/ Giảm (-) Tỷ lệ Tăng (+)/ Giảm (-) Tỷ lệ Tổng số nợ 69.897 51.464 58.531 18.433 73,6 7.067 113,7 Số nợ DN NQD 49.710 45.692 53.288 4.018 91,9 7.596 116,6 DNNN 19.883 5.005 4.660 14.878 25,2 345 93,1 DN nước ngoài 304 767 583 463 252,3 184 76,0
(Nguồn: Cục Thuế tỉnh Yên Bái và theo tính toán của tác giả ) [11],[12],[13]
Trong năm 2014 Cục Thuế đã phối hợp với Công an tỉnh Yên Bái xử lý nhiều trường hợp nợ thuế, cố tình nợ thuế, qua đó tỉnh đã thu hồi nợ đọng của DN có số nợ đọng lớn chính nhờ các biện pháp đó mà kết quả thu nợ trong năm 2014 đến năm 2015 có nhiều chuyển biến tích cực. Mặc dù Cục Thuế đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ đọng, cưỡng chế thuế như phối hợp với cơ quan công an, phong tỏa tiền gửi tại ngân hàng, thu qua ngân hàng, thu qua bên thứ ba. Nhưng nhiều đối tượng nộp thuế không chịu hợp tác, hoặc hợp tác một cách miễn cưỡng, kéo dài thời gian gây ra nợ xấu, tồn đọng thuế cho NSNN. Đặc biệt là trong năm 2016, tình hình nợ đọng thuế có dấu hiệu tăng trở lại.
Khối DN NQD có số nợ lớn là do lượng DN thuộc khối này trên địa bàn tỉnh chiếm phần lớn. Hơn nữa, hình thức kinh doanh của khối DN NQD chủ yếu là tư nhân và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Thủ tục đăng ký kinh doanh của những hình thức kinh doanh này khá là đơn giản nên dẫn tới nhiều người
đăng ký kinh doanh mà không hề có chiến lược hay kế hoạch để phát triển nên khi đi vào kinh doanh thực tế thường gặp những rủi ro lớn, nguồn thu không đủ để phát triển công ty và nộp thuế. Nhiều DN và hộ kinh doanh nợ quá nhiều dẫn tới khả năng giả nợ thuế từ những năm kinh doanh trước gần như là không có.