5. Kết cấu của luận văn
1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
1.4.1.1. Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong bốn chức năng cơ bản của quản lý thuế theo mô hình chức năng. Trong 5 năm trở lại đây, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đã được Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang đặc biệt quan tâm không chỉ để đáp ứng được nguồn thu cho NSNN, mà quan trọng hơn là để chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật của NNT trên địa bàn, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu nợ thuế hàng năm. Ngay từ đầu năm Cục Thuế tiến hành triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp, tổ chức quán triệt tới tất cả công chức phải bám sát, nắm chắc nội dung qui trình quản lý nợ, phân loại nợ thuế, giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể cho từng Chi cục Thuế, từng Đội Thuế, từng công chức thuế liên quan. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ thuế, Cục Thuế không ngừng nâng cao chất lượng trình độ công chức thuế, phối hợp đồng bộ của tất cả các khâu, các bộ phận trong quá trình quản lý thuế theo mô hình chức năng nhằm hạn chế tối đa nợ mới phát sinh. Tôn trọng và tuân thủ nguyên tắc: Mỗi công chức thuế được phân công theo dõi thực hiện từ đầu đến cuối công việc phân tích, đôn đốc đối với các DN đã được phân công, nhằm ràng buộc và xác định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của công chức đó. Đối với các trường hợp xử lý nợ phức tạp thì bộ phận quản lý nợ thuế kịp thời báo cáo và đề xuất biện pháp thu hồi nợ thuế, báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo cơ quan Thuế, chính quyền địa phương. Đối với khoản nợ thuế khó thu và khoản nợ thuế chờ xử lý thì áp dụng biện pháp quản lý nợ
phù hợp. Rà soát, phân loại và củng cố hồ sơ pháp lý để xử lý dứt điểm nợ khó thu, có những biện pháp kiên quyết hơn đối với các khoản nợ khó thu, đảm bảo đủ cơ sở cho việc phân loại thuế và xử lý khi có quy định cụ thể của cấp trên. Về nợ thuế của các DN: Tập trung rà soát nắm chắc số nợ tiền thuế của từng DN, phân tích rõ tuổi nợ của các khoản nợ, nguyên nhân chủ yếu của việc nợ thuế và chây ỳ tiền thuế để có biện pháp đôn đốc thu nợ phù hợp. Xem xét, đánh giá về khả năng tài chính của từng DN, nhất là các DN có số nợ lớn để có những biện pháp, chế tài cụ thể.
1.4.1.2. Cục Thuế tỉnh Nghệ An
Với mục tiêu tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho NNT, tăng cường hiệu lực, hiệu quả và hiện đại hoá công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác quản lý thu thuế GTGT, bên cạnh việc tiếp tục triển khai có hiệu quả bộ phận giao dịch “một cửa” tại Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế, từ tháng 8 năm 2010, Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã thực hiện “một cửa liên thông” với Sở kế hoạch đầu tư - Công an tỉnh; được người dân và DN đánh giá cao. Đặc biệt là triển khai ứng dụng phần mềm trao đổi thông tin qua cơ chế “một cửa”, hợp nhất việc cấp mã số thuế, mã số đăng ký kinh doanh: Một bộ hồ sơ, một nơi tiếp nhận, một mã số thuế duy nhất, một giấy chứng nhận đăng ký DN. Tại Văn phòng Cục Thuế và các Chi cục Thuế đều áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ để xử lý hồ sơ về thuế và phần mềm quản lý văn bản để theo dõi, xử lý các loại công văn khác. Vì thế nên kết quả xử lý hồ sơ thuế được cập nhật và theo dõi chặt chẽ hàng tháng, từ đó, làm rõ nguyên nhân xử lý chậm hoặc những vướng mắc, khó khăn trong thực tiễn triển khai các chính sách thuế mà Nhà nước đã ban hành. Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã thực hiện tin học hóa toàn bộ công tác quản lý thuế và quản lý hoạt động nội bộ. Hiện nay, tại Văn phòng Cục Thuế đang triển khai 10 ứng dụng công nghệ thông tin quản lý thuế và tự xây dựng 12 phần mềm. Từ
năm 2010, 100% đơn vị thu thuế qua ngân hàng thương mại. Từ tháng 6 năm 2012, đã thực hiện giao ban trực tuyến trong toàn ngành. Với hình thức giao ban này không chỉ tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại mà còn tạo ra sự tương tác giữa lãnh đạo Cục Thuế với các Chi cục Thuế và giữa các Chi cục Thuế với nhau. Đồng thời, Cục Thuế tỉnh Nghệ An cũng xây dựng, đào tạo đội ngũ công chức thuế có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức nghề nghiệp cao, có kiến thức chuyên sâu, chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn tốt để đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách. Để thực hiện mục tiêu này, công tác đào tạo, bồi dưỡng luôn được ngành Thuế Nghệ An quan tâm thực hiện tốt. Năm 2012 và năm 2013, có hơn 8.000 lượt cán bộ được cử đi đào tạo bồi dưỡng; năm 2011 tổ chức thi kiểm tra trình độ cho 969 cán bộ, công chức. Thực hiện chính sách tinh giản biên chế và chuyển đổi vị trí công tác, năm 2013, Cục Thuế Nghệ An đã giảm biên chế 12 công chức và chuyển đổi công việc luân phiên cho 98 người. Cục Thuế tỉnh Nghệ An đã triển khai tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT; thông qua các hội nghị đối thoại, hội nghị tập huấn chính sách thuế; hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc về thuế cho NNT; xây dựng trang thông tin điện tử của ngành Thuế để giúp các tổ chức, cá nhân và nhân dân hiểu rõ các quy định mới ban hành, từ đó chấp hành tốt pháp luật về thuế.
1.4.1.3. Cục Thuế tỉnh Hải Dương
Năm 2011, nền kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, lạm phát gia tăng đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng lớn đến hoạt động thu, nộp ngân sách của đối tượng nộp thuế. Để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách Cục Thuế đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Ngay từ đầu năm, Cục Thuế tỉnh Hải Dương đã triển khai đồng bộ các biện pháp, có kế hoạch khai thác tốt các nguồn thu, thực hiện nhiều biện pháp thu hợp lý, hiệu quả. Cục Thuế luôn coi trọng công tác
tuyên truyền chính sách, pháp luật thuế để các tổ chức, cá nhân hiểu, chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế. Thường xuyên rà soát các hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để bổ sung vào sổ bộ thuế. Công khai các khoản thu đến từng đối tượng nộp thuế, quản lý theo đúng quy trình đăng ký, cấp mã số thuế. Đối với các hộ sản xuất, kinh doanh có doanh số lớn, Chi cục Thuế yêu cầu mở sổ sách kế toán, niêm yết công khai giá bán từng loại sản phẩm hàng hóa, khi bán hàng phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ cho người mua. Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh ghi giá bán trên hoá đơn thấp hơn giá thực tế. Thành lập tổ kiểm tra, giám sát các hộ sản xuất, kinh doanh. Hằng năm, Cục Thuế tổ chức ít nhất 2 hội nghị gặp gỡ, đối thoại với NNT, góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN về các chính sách thuế. Bên cạnh đó, Cục Thuế kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế GTGT. Đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế, xác minh các thông tin có liên quan đến DN nhằm phục vụ công tác quản lý thuế. Kiểm tra tại trụ sở của NNT. Tập trung kiểm tra các đơn vị có số thuế âm lớn, kéo dài. Phối hợp khai thác thông tin trên tài khoản giao dịch và phát lệnh thu qua ngân hàng đối với một số đơn vị nợ đọng thuế kéo dài. Tăng cường xác minh hóa đơn đầu vào, đầu ra của các tổ chức, cá nhân nộp thuế. Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các quy định về thuế của cán bộ, công chức thuế tại các đội thuế để quản lý tốt về hộ kinh doanh, doanh số, đối tượng nộp thuế và đối tượng nghỉ, bỏ kinh doanh... Nhờ đó, tình trạng thất thu NSNN trên địa bàn tỉnh đã được hạn chế nhiều.