Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh yên bái (Trang 48 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phân tích thông tin là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu khoa học, có nhiệm vụ làm rõ các đặc trưng, xu hướng phát triển của hiện tượng và quá trình nghiên cứu dựa trên các thông tin thống kê đã được thu thập, xử lý và tổng hợp nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Quá trình phân tích phải xác định cụ thể các mức độ của hiện tượng, xu hướng biến động cũng như tính chất và mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ giữa các hiện tượng, để từ đó rút ra được những kết luận khoa học về bản chất cũng như tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu; dự báo quá trình tiếp theo của hiện tượng trong thời gian ngắn. Trong đề tài này, các

phương pháp phân tích thống kê được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích dãy số theo thời gian, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo...

- Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoảng cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm, 2 năm và 3 năm.

- Phương pháp so sánh:

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm.

Phương pháp so sánh gồm các dạng: So sánh qua các giai đoạn khác nhau; So sánh các đối tượng tương tự; So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu SWOT

Dựa trên các số liệu thu thập được tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu SWOT Humphrey, Albert( 2005) để đánh giá từng điểm mạnh, điểm yếu đối với công tác kiểm tra thuế tại huyện Yên Bình. Từ đó làm căn cứ đề xuất những giải pháp cụ thể.

Theo Humphrey, Albert SWOT gồm 04 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Từ kết quả phân tích, tác giả thực hiện phân loại thành 4 yếu tố chính theo mô hình nghiên cứu SWOT và phân tích ý nghĩa của chúng. Chỉ rõ hành động nên tiếp tục phát huy, những yếu tố cần được củng cố, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội từ đó giảm thiểu những nguy cơ và rủi ro có thể xảy đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu thuế giá trị gia tăng tại cục thuế tỉnh yên bái (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)