Những hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 66 - 72)

2.2.2 .Thời gian hoạt động, chủ thể, hình thức đầu tư của FDI

2.3. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Bắc Giang

2.3.2 Những hạn chế ảnh hưởng tới hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Giang

thời gian qua

So với các tỉnh khác trên cả nước có các điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội tương đồng với Bắc Giang thì hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Giang còn khiêm tốn: Đồng Nai 1060 dự án, vốn đăng ký là 16,8 tỷ USD; Bình Dương 2170 dự án với 14,1 tỷ USD; Vĩnh Phúc 139 dự án, vốn đăng ký là 2,2 tỷ USD… Điều này cho thấy hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Giang còn ít về số lượng, nhỏ về quy mô. Cơ cấu ngành nghề FDI mất cân đối và chênh lệch lớn giữa ngành công nghiệp và nông nghiệp, dịch vụ…hơn nữa, Bắc Giang chưa khai thác được nhiều dòng vốn từ các nước ASEAN. Đặc biệt thời gian gần đây số dự án tăng chậm, qui mô vốn các dự án nhỏ. Những tồn tại và hạn chế nêu trên cần phải tìm ra nguyên nhân để có phương pháp khắc phục và giải quyết. Dưới đây là một số tồn tại và những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng tới hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Giang:

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ và phát triển sau

Nhìn chung, hệ thống cơ sở hạ tầng ở Bắc Giang phát triển chậm, mới được chú trọng những năm gần đây. Từ khi tách tỉnh đến nay, công tác đầu tư xây dựng cơ bản mới được tập trung đầu tư. Nhiều tuyến đường trong tỉnh được nâng cấp cải tạo và làm mới như đường quốc lộ 31, tỉnh lộ 284, tỉnh lộ 299… Hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện mới được nâng cấp và mở rộng. Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút vốn FDI, hiện nay đang được chú trọng đầu tư xây dựng. Tuy nhiên điều đáng quan tâm hơn đó là việc quy hoạch các khu công nghiệp, bởi đây là những địa điểm chính thu hút nguồn vốn FDI. Trong khi việc thành lập các khu công nghiệp ở các tỉnh thành khác được thành lập từ rất sớm. Khi mới tách tỉnh năm 1997 thì Bắc Giang vẫn chưa có khu công nghiệp tập trung, trong khi đó cả nước đã có 23 khu công nghiệp tập trung vào năm 1997 và nhiều diện tích lấp đầy không còn chỗ cho thuê. Hầu hết các khu công nghiệp của Bắc Giang

mới được xây dựng những năm gần đây. Toàn tỉnh hiện có 6 khu công nghiệp với tổng diện tích là 1.239 ha. Đến năm 2010, các khu công nghiệp của tỉnh thu hút 105 dự án đầu tư (trong đó có 50 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), với tổng vốn đăng ký 3.748,87 tỷ đồng và 441 triệu USD. Trong đó, Khu công nghiệp Đình Trám đến nay đã cơ bản lấp đầy với 58 dự án, vốn đăng ký 1.196,9 tỷ đồng và 39,1 triệu USD; Khu công nghiệp Quang Châu có 9 dự án, với vốn đăng ký 922,5 tỷ đồng và 149,2 triệu USD, sử dụng 47,65 ha, lấp đầy 12,1% diện tích của khu công nghiệp; Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng thu hút 26 dự án, vốn đăng ký đạt 1.629,4 tỷ đồng và 25,2 triệu USD, sử dụng 45,9 ha đất, lấp đầy 25,5% diện tích; Khu công nghiệp Vân Trung do Công ty TNHH một thành viên Fugiang (thuộc Tập đoàn Hồng Hải) làm chủ đầu tư, vốn đầu tư đăng ký 85,2 triệu USD đến nay đã san nền được khoảng 170 ha (đạt 39%), vốn thực hiện đạt 11,5 triệu USD; Khu công nghiệp Việt Hàn do Công ty TNHH Một thành viên đất đai Việt Hàn làm chủ đầu tư, hiện nay đang hoàn chỉnh các thủ tục cần thiết để tiến hành giải phóng mặt bằng [3].

Việc Bắc Giang tiến hành quy hoạch và xây dựng các KCN như trên thể hiện quan điểm rất coi trọng nguồn vốn FDI. Năm 1992 mới có dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên (khi đó Bắc Giang còn nằm trong tỉnh Hà Bắc) đầu tư vào tỉnh theo hình thức doanh nghiệp liên doanh, với số vốn đăng ký 792.500 USD, mãi đến năm 1999 Bắc Giang mới có dự án FDI tiếp theo, từ đó đến nay (trừ năm 2000) hàng năm Bắc Giang đều có dự án đầu tư FDI. Tuy nhiên, vì hệ thống cơ sở hạ tầng mới được chú trọng triển khai đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện do đó còn có những hạn chế nhất định ảnh hưởng tới hoạt động thu hút vốn ĐTNN. Hơn nữa, các KCN của tỉnh lại được triển khai trong hoàn cảnh ĐTNN trầm lắng. Việc ra đời các KCN mang tính “phong trào” ở các tỉnh tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tỉnh trong thu hút FDI. Tính đến tháng 7 năm 2011 cả nước có 260 KCN tập trung, chưa

kể các khu chế xuất. Có thể nói việc quy hoạch các KCN ở Bắc Giang ra đời khá muộn so với các tỉnh thành khác trong cả nước, vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thu hút vốn FDI. Khi ra đời lại trong điều kiện bối cảnh kinh tế quốc tế và khu vực không thuận lợi nên có ảnh hưởng tới thu hút vốn FDI.

Thứ hai, công tác cán bộ và lao động còn nhiều hạn chế.

Hiện nay, Bắc Giang đã có phòng Kinh tế đối ngoại, phòng Xúc tiến đầu tư, phòng Thẩm định dự án đầu tư thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư với bộ máy cán bộ để quản lý hoạt động FDI, có khoảng 13,000 lao động làm việc trong các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, các phòng ban quản lý hoạt động ĐTTTNN mới được thành lập vì vậy đa số cán bộ ở các phòng này còn trẻ, trình độ ngoại ngữ còn hạn chế hoặc thuần túy chỉ biết ngoại ngữ, thiếu kiến thức về kinh doanh, kinh nghiệm thương trường còn non nớt. Khi phải đối mặt với những nhà kinh doanh nước ngoài từng trải, nhiều người trở nên lúng túng không phát huy được vai trò bảo vệ quyền lợi người lao động và đối tác Việt Nam dẫn đến những sơ hở, thiệt thòi trong quá trình hợp tác đầu tư

Công nhân làm việc trong các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN tại Bắc Giang chất lượng còn thấp, chưa nắm bắt được những công nghệ tiên tiến hiện đại, thiếu tác phong công nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp FDI phải bỏ tiền để gửi lao động đi đào lại ở nước ngoài.

Việc tuyển dụng lao động nhiều trường hợp chưa chấp hành đúng quy định của pháp luật. Có doanh nghiệp chưa ký hợp đồng với người lao động, hoặc có ký thì nội dung đơn giản, sơ sài, không bảo vệ được người lao động.

Mặt khác, tỉnh vẫn chưa có chiến lược trong việc đào tạo cung ứng lao động có tay nghề cao, cán bộ quản lý có năng lực để hấp dẫn các nhà đầu tư, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp có vốn FDI.

Mặc dù tại Bắc Giang UBND tỉnh đã ban hành cơ chế "Một cửa liên thông" giải quyết đồng bộ các thủ tục đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh, đất đai, môi trường, phòng cháy chữa cháy, xây dựng. Tuy nhiên, quá trình thực hiện cơ chế này còn nảy sinh một số vấn đề bất cập, đôi khi thiếu thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước. Trên thực tế ở Bắc Giang thủ tục đăng ký đầu tư vẫn phải qua rất nhiều khâu như: Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Công an, Sở Khoa học - công nghệ - môi trường, Cục thuế, Uỷ ban nhân dân các địa phương…, nhiều khi là nguyên nhân chính làm nản lòng các nhà đầu tư.

Với sự hạn chế về quyền hạn nên việc quản lý các dự án sau khi được cấp phép của các doanh nghiệp FDI gặp những khó khăn nhất định. Hơn nữa, việc phối hợp và nắm bắt thông tin về hoạt động của các doanh nghiệp FDI giữa các ngành chưa chặt chẽ, chưa kịp thời nên việc theo dõi, điều chỉnh, xử lý hoạt động ĐTNN theo luật định rất khó khăn, hầu hết các vụ việc xảy ra rồi phía Việt Nam mới biết.

Nhìn chung, ở Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng trong một thời gian dài việc quản lý khá tập trung vào khâu cấp phép đầu tư, buông lỏng khâu quản lý sau giấy phép là khâu quyết định sự thành bại của dự án, do đó các cơ quan quản lý nhà nước không nắm chắc tình hình, kết quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI. Ngoài ra, còn chưa kể đến những nhũng nhiễu, phiền hà của một số cán bộ cũng ảnh hưởng tới việc thu hút FDI.

Thứ tư, Công tác xúc tiến đầu tư

Trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt để thu hút vốn FDI trên phạm vi thế giới và khu vực, cuộc cạnh tranh thực sự cũng đang diễn ra giữa các tỉnh thành trong cả nước. Rất nhiều khu công nghiệp được xây dựng với tinh thần “ trải thảm đỏ” mời gọi các nhà đầu tư. Hơn nữa, một số tỉnh thành đã rất thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI, thì Bắc Giang là tỉnh đi sau, vẫn phải vừa thực hiện, vừa tìm tòi, học hỏi các tỉnh bạn trong quá trình kêu

gọi vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động xúc tiến đầu tư còn mờ nhạt, chưa rõ nét, chưa có những chính sách kêu gọi đầu tư mang tính đột phá. Tuy đã hình thành được 6 KCN tập trung, đã lập được danh mục các dự án thu hút vốn ĐTNN nhưng do thiếu thông tin, nguồn kinh phí cho công tác kêu gọi đầu tư còn hạn hẹp, kế hoạch tiếp thị chưa có điểm đột phá. Các ấn phẩm và tài liệu giới thiệu thiết kế chưa được hợp lý nên các nhà đầu tư thường gặp nhiều khó khăn trong việc thu thập thông tin về cơ hội đầu tư.

Bên cạnh những yếu tố chủ quan là nguyên nhân chính tác động tới hoạt động FDI thời gian qua tại Bắc Giang, còn có nguyên nhân khách quan đem lại đó là: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997, cuộc suy thoái kinh tế thế giới hiện nay…, ảnh hưởng không chỉ đến tốc độ, quy mô đầu tư mà còn làm chậm tiến độ triển khai các dự án tại Bắc Giang. Có thể nói, ảnh hưởng rõ nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới biểu hiện ở tỉnh Bắc Giang thời gian qua là tình trạng giãn, giảm tiến độ các dự án FDI và khó khăn trong thu hút FDI mới vào các khu, cụm công nghiệp. Một trong những dự án quy mô lớn của Tập đoàn Hồng Hải đang được đầu tư tại Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng là Nhà máy thiết bị điện tử Fuhong mặc dù đã hoàn thành việc đầu tư hạ tầng và nhà xưởng nhưng đã phải giãn tiến độ do thị trường thu hẹp. Không chỉ Hồng Hải, đây là thời kỳ hầu hết các tập đoàn, doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng nặng nề bởi suy thoái kinh tế. Điều đó buộc các nhà đầu tư nước ngoài phải cơ cấu lại sản xuất, cắt giảm đầu tư và tập trung điều chỉnh, cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chính quốc. Do đó, thu hút các dự án FDI mới cũng gặp nhiều khó khăn.

Qua phân tích thực trạng FDI tại Bắc Giang cho thấy những kết quả đạt được còn khiêm tốn, chỉ đáp ứng một phần nhỏ so với nhu cầu vốn đầu tư và chưa tương xứng với tiềm năng còn có thể khai thác được.

Kết luận chương 2

Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Miền Núi Trung Du Phía Bắc, Bắc Giang có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, điều kiện kinh tế - xã hội ở mức trung bình so với các tỉnh thành khác trong cả nước. Điều này cho phép Bắc Giang có thể phát huy lợi thế của mình để đẩy mạnh hoạt động ĐTTTNN.

Trong thời gian qua, ĐTTTNN tại Bắc Giang đã khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng của nó đối với công cuộc phát triển kinh tế của tỉnh. Nếu biết sử dụng tốt nguồn vốn FDI sẽ có tác dụng nhiều mặt, đặc biệt là những vấn đề như: vốn đầu tư, khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và việc làm… Là tỉnh còn nhiều khó khăn so với các tỉnh khác trong cả nước, nếu biết khơi dậy nguồn vốn này sẽ giúp Bắc Giang phát triển một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, thực tế nguồn vốn FDI những năm qua tại Bắc Giang thu hút được chưa nhiều, số vốn FDI khai thác được còn quá ít so với tiềm năng có thể khai thác được. Đây là vấn đề đặt ra với Bắc Giang và cần phải có giải pháp khắc phục sớm.

Chương 3

MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG FDI TẠI BẮC GIANG

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 66 - 72)