FDI đã bổ xung nguồn vốn quan trọng cho phát triển

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 60 - 61)

2.2.2 .Thời gian hoạt động, chủ thể, hình thức đầu tư của FDI

2.3. Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với Bắc Giang

2.3.1.1 FDI đã bổ xung nguồn vốn quan trọng cho phát triển

Bổ xung nguồn vốn cho phát triển được coi là tác động mang tính bao trùm nhất trong những đóng góp của FDI.

Có hoàn cảnh khác biệt so với nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, Bắc Giang là một tỉnh mới tái lập cho nên trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Trong khi nguồn vốn tích lũy từ nội bộ chỉ đáp ứng được khoảng 70% tổng vốn đầu tư thì vốn FDI đã trở thành nguồn vốn bổ xung quan trọng, tăng thêm sức đầu tư cho tỉnh.

Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn thực hiện đầu tư tại Bắc Giang giai đoạn 2005 - 2011 Tỷ lệ Thực hiện 2005 Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 Thực hiện 2009 Thực hiện 2010 Thực hiện 2011

Cơ cấu vốn đầu tư % 100 100 100 100 100 100 100

Vốn nhà nước 37.6 37.4 40.2 36 46.3 35 34.8

Vốn ngoài quốc

doanh 55.2 54.1 50.4 38.5 36 41.6 40.9

Vốn FDI 7.2 8.5 9.4 25.5 17.7 23.4 24.3

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang.

Tính đến hết năm 2010 Bắc Giang thu hút được 96 dự án với tổng vốn đầu tư 578,300,000 USD. So với các tỉnh thành khác có nhiều nét tương đồng với Bắc Giang trên cả nước như: Đồng Nai (16,8 tỷ USD), Bình Dương (14,1 tỷ USD) hay Vĩnh Phúc (2,3 tỷ USD), với điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội của Bắc Giang thì lượng vốn FDI mà Bắc Giang thu hút được còn quá nhỏ bé. Vốn FDI thực hiện trong cơ cấu vốn đầu tư tại Bắc Giang năm 2005

vốn thực hiện thì vốn FDI chiếm tới 25,5% (Bảng 2.6). Sự tăng lên đột biến này là do có hai công ty lớn đầu tư vào Bắc Giang: Công ty TNHH linh kiện điện tử SANYO HQ Việt Nam đầu tư vào KCN Quang Châu, nhà máy chuyên sản xuất mắt thần quang học và các sản phẩm, linh kiện liên quan với số vốn đầu tư 95.000.000 USD; công ty TNHH ITALISA Việt Nam đầu tư vào huyện Việt Yên với số vốn là 18.500.000 USD sản xuất vật liệu hợp kim…Đến năm 2009 lượng vốn FDI trong cơ cấu giảm xuống còn 17,7% do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Tuy nhiên từ năm 2010 đến nay FDI có chiều hướng gia tăng dần lên. Cơ cấu góp vốn của bên nước ngoài chủ yếu bằng ngoại tệ, máy móc, thiết bị, nguyên liệu và các hình thức khác. Không chỉ vậy, FDI còn huy động được một lượng vốn đáng kể từ các doanh nghiệp liên doanh trong nước. Các doanh nghiệp liên doanh được cấp phép đầu tư tại Bắc Giang có 8/96 dự án chiếm 8,4% tổng số dự án, số vốn do Việt Nam đóng góp khoảng 25% - 30%. Tuy nhiên, nguồn vốn này chủ yếu bằng quyền sử dụng đất, giá trị nhà xưởng, 70% - 75% còn lại là vốn của các đối tác nước ngoài [4].

Như vậy, FDI đã bổ xung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong tỉnh tạo thế và lực phát triển mới cho nền kinh tế của Bắc Giang. FDI góp phần giúp Bắc Giang khắc phục tình trạng thiếu vốn, nhờ đó giải quyết được phần nào mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển mạnh mẽ và nguồn lực tài chính khan hiếm. Nhiều doanh nghiệp FDI đã đi vào hoạt động có hiệu quả, nâng cao thu nhập cho một bộ phận dân cư, tăng mức tiêu dùng và kích thích sản xuất.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 60 - 61)