Phương hướng cơ bản thu hút FDI của Bắc Giang đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 77 - 80)

3.1.2 .Cơ hội

3.2. Phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước tại Bắc Giang

3.2.2. Phương hướng cơ bản thu hút FDI của Bắc Giang đến năm 2020

Đến nay, đầu tư nước ngoài vào Bắc Giang có 13 nước và vùng lãnh thổ, chủ yếu đến từ khu vực Châu Á. Định hướng trong những năm tới, ngoài các đối tác truyền thống như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc cần tập trung thu hút các dự án của các đối tác có tiềm lực tài chính, công nghệ cao, công nghệ sạch, sản phẩm chủ yếu xuất khẩu như: Nhật Bản và các đối tác từ EU.

Một số quan điểm thu hút FDI của Bắc Giang đến năm 2020:

- Quan điểm về sự lựa chọn trọng điểm thu hút FDI

Lựa chọn trọng điểm đầu tư là vấn đề quan trọng. Việc lựa chọn đúng những khâu, lĩnh vực có ý nghĩa đột phá để ưu tiên đầu tư nhằm bứt lên và đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng chậm phát triển, sẽ có ý nghĩa lớn trong việc hình thành nhân tố thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh.

Thu hút nguồn vốn FDI phải có trọng điểm vì: Điểm xuất phát nền kinh tế của tỉnh thấp, nguồn vốn đầu tư nội địa còn nhỏ, trong khi đó nhu cầu đầu tư ở tất cả các ngành kinh tế là rất lớn. nếu thu hút đầu tư không có trọng tâm, trọng điểm sẽ dẫn đến đầu tư dàn trải, phân tán, manh mún. Đầu tư sẽ không đạt được các mục tiêu như: Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng

CNH, HĐH và đạt được các hiệu quả kinh tế - xã hội mà tỉnh Bắc Giang hướng tới.

Để tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh nhằm đạt mức trung bình về phát triển kinh tế so với cả nước trong thời gian ngắn nhất, cần lựa chọn trọng điểm để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Việc lựa chọn trọng điểm đầu tư phải căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được xây dựng một cách khoa học trên cơ sở điều kiện cụ thể, lợi thế so sánh của tỉnh, dự báo nhu cầu thị trường và được cụ thể hóa trong kế hoạch phát triển của địa phương, đồng thời phù hợp với từng cấp tỉnh, cấp huyện có thể chế rõ ràng để triển khai thực hiện.

Trọng điểm thu hút FDI thời gian tới là: Ưu tiên các dự án giải quyết nhiều việc làm cho người lao động như dệt, may mặc, lắp ráp điện tử…; các dự án xuất khẩu, đóng góp nhiều cho ngân sách tỉnh; các ngành kinh tế mũi nhọn; công nghệ; dự án sản xuất các mặt hàng công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, công nghiệp vật liệu xây dựng, lắp ráp máy móc; các hình thức đầu tư: Liên doanh, liên kết, hợp đồng sản xuất kinh doanh, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài….

- Thu hút FDI phải hướng về các trục, vùng động lực, cực phát triển

Vùng kinh tế động lực có sức lan tỏa lớn và mạnh mẽ đến các vùng xung quanh. Thực tế cho thấy, Thủ Đô Hà Nội có thể tác động lan tỏa tới Bắc Giang với tư cách là khu vực kinh tế động lực và đô thị trung tâm. Ảnh hưởng “khuyếch tán” của vùng kinh tế động lực, đô thị trung tâm thông qua nhiều kênh như: Chuyển giao kỹ thuật, chuyển dịch kinh tế, trao đổi hàng hóa, mở rộng thị trường….

Cụ thể, hoạt động thu hút FDI tại Bắc Giang cần hướng vào các khu vực động lực và hình thành các cực phát triển như: Thu hút các dự án vào các khu công nghiệp Đình Trám (98ha), Song Khê - Nội Hoàng (158,7ha), Quang Châu (426 ha), Vân Trung, Việt Hàn (101,5ha),…; tận dụng và khai thác cơ

sở hạ tầng mà nhà nước đã đầu tư như khu vực hành lang quốc lộ 1, quốc lộ 31,..; khuyến khích các dự án đầu tư vào các trọng điểm như trung tâm thương mại của tỉnh; các khu du lịch văn hóa, thể thao, giải trí; các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp có chất lượng cao,… Bên cạnh đó, cũng cần phải chú trọng khuyến khích FDI vào những vùng khó khăn bằng những chính sách đặc biệt.

- Quan điểm lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cho hoạt động ĐTTTNN

Mục đích cuối cùng của hoạt động thu hút FDI là để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, vì vậy phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu. Đây là vấn đề tương đối khó vì nhà đầu tư chỉ quan tâm đến lợi nhuận thu được. Làm thế nào để vẫn thu hút được nhiều dự án đầu tư mà vẫn có thể dung hòa được mâu thuẫn này, điều đó phải có một quy hoạch ngành nghề thật chi tiết cụ thể.

Về lĩnh vực kêu gọi đầu tư:

- Trong lĩnh vực công nghiệp

Ưu tiên kêu gọi đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp đã và đang xây dựng như: KCN Quang Châu 426 ha; KCN Vân Trung 433 ha, KCN Song Khê - Nội Hoàng 180 ha (giai đoạn II là 340 ha); KCN Việt Hàn 100 ha (giai đoạn I). Sau khi đã cơ bản lấp đầy các KCN hiện có, tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng KCN tại một số các vị trí quan trọng tại huyện Lạng Giang, Lục Nam và Hiệp Hòa, Yên Dũng nâng tổng diện tích các khu, cụm công nghiệp của tỉnh đến năm 2020 khoảng 3.000 ha.

Tập trung kêu gọi đầu tư các dự án có công nghệ cao, dự án công nghiệp sạch, tỉ trọng xuất khẩu lớn như: Điện, điện tử, điện lạnh; Cơ khí chính xác, lắp ráp; công nghiệp phụ trợ; sản xuất nhựa gia dụng, bao bì và vật liệu PVC, composit; hoá mỹ phẩm và dược phẩm; chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.

- Trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại - du lịch

Tập trung phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch. Kêu gọi đầu tư một số dự án: xây dựng cảng nội địa; đầu tư tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thông tin viễn thông; xây dựng trường dạy nghề công nghệ cao, trường đại học đa ngành, bệnh viện chất lượng cao; trung tâm thương mại, siêu thị;

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 77 - 80)