7. Kết cấu của luận văn
1.2. Tổng quan FDI ở Việt Nam và kinh nghiệm thu hút FDI của một
1.2.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và nhà nước đối với nguồn vốn FDI
vốn FDI
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, khả năng tích lũy vốn kém, nền kinh tế đang thiếu vốn trầm trọng, phải trải qua nhiều năm chiến tranh ác liệt nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, nhiều năm sau chiến tranh phát triển mô hình kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp, đóng cửa nền kinh tế… Những nguyên nhân trên đã làm cho nền kinh tế nước ta rơi vào cuộc khủng hoảng
nghiêm trọng một thời gian dài. Trước tình hình cấp bách như trên cùng với việc tham khảo kinh nghiệm của nhiều nước đang phát triển đã đi trước, chúng ta đã có sự thay đổi nhận thức về quan điểm phát triển kinh tế trong đó có nhận thức về vị trí và vai trò quan hệ kinh tế đối. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 khẳng định: Cùng với việc mở rộng xuất, nhập khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và vốn vay dài hạn cần vận dụng nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại. Cần phải ban hành ngay luật Đầu tư nước ngoài và các chính sách ưu đãi khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt kiều vào nước ta để sản xuất kinh doanh.
Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VII đã nhận định: Hợp tác, liên doanh với nước ngoài không chỉ là phương thức chính để thu hút vốn đầu tư bên ngoài mà còn là con đường thích hợp để tiếp nhận công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở lối đi vào thị trường khu vực và thế giới, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi của tình hình quốc tế. Đại hội đưa ra đường lối: Cần tích cực cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động hợp tác, liên doanh với nước ngoài, chú trọng phát triển các mối quan hệ hợp tác, liên doanh với nước ngoài, chú trọng phát triển các mối quan hệ hợp tác với các công ty đa quốc gia, nhằm tạo thế đứng trong quá trình hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, ưu tiên cho đầu tư trực tiếp nhất là từ các công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới để tranh thủ chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý tiên tiến, mở lối thâm nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.
Tại Đại hội Đảng VIII và IX tiếp tục khẳng định: Phát triển đa dạng kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết kinh tế giữa nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong và ngoài nước, mang lợi ích thiết thực cho các bên liên doanh, tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, cải thiện môi trường kinh tế
và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài.
Để tăng cường thu hút nguồn vốn FDI vào nước ta, Luật đầu tư nước ngoài chính thức được ban hành vào năm 1987, có sửa đổi bổ sung vào năm 1990 và 1992, sau đó được thay bằng Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, được sửa đổi bổ sung năm 2000 và đến năm 2005 Luật đầu tư đã được quốc hội thông qua tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Năm 1997 đứng trước tình hình khó khăn về thu hút FDI (do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á), nghị định 10/1998/NĐ- TTgCP và ngày 23/03/1999 được ban hành kịp thời với các luật về bảo hộ quyền sở hữu và các quyền hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo mọi điều kiện thuận lợi cùng các thủ tục nhanh chóng, đơn giản, gọn nhẹ, cho các nhà đầu tư đến Việt Nam. Theo quy định mới, Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi bổ sung năm 2000 và Luật đầu tư năm 2005, thời gian thẩm định cấp phép cho các chủ dự án đã rút ngắn từ 90, 60 ngày xuống còn 40, 30 thậm chí có 15 ngày đối với Khu công nghiệp. Luật đầu tư mới đã phân cấp quản lý, ủy quyền cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, các Khu công nghiệp được cấp phép đầu tư theo quy định của Bộ kế hoạch và đầu tư và Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy có thể nói: Đảng và Nhà nước Việt Nam đánh giá cao vai trò của quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung và đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Trong điều kiện nước ta còn nghèo nàn lạc hậu muốn phát triển nhanh cần phải tận dụng nguồn vốn, kỹ thuật… của các nước trên cơ sở coi nguồn vốn trong nước là quyết định, nguồn vốn nước ngoài đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế.