Kinh nghiệm thu hút FDI của Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.1Kinh nghiệm thu hút FDI của Vĩnh Phúc

1.2. Tổng quan FDI ở Việt Nam và kinh nghiệm thu hút FDI của một

1.2.3.1Kinh nghiệm thu hút FDI của Vĩnh Phúc

của thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng lan tỏa của tam giác phát triển kinh tế trọng điểm phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Trong quá trình phát triển thời gian qua, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nổi bật về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Với các chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng và 4 ưu thế khác biệt so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước: vị trí địa lý thuận lợi; địa chất và địa hình lý tưởng cho phát triển công nghiệp; dịch vụ một cửa, sự có mặt của các nhà đầu tư hiện tại, Vĩnh Phúc tiếp tục là điểm đến của các nhà đầu tư, nhất là các doanh nghiệp FDI. Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc, hiện nay, toàn tỉnh có 6 khu công nghiệp gồm: Khai Quang, Bình Xuyên, Bình Xuyên II, Bá Thiện, Bá Thiện II và Kim Hoa; thu hút 634 dự án đầu tư, trong đó có 122 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư 2,35 tỷ USD. Sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô và chất lượng của các doanh nghiệp đã tạo đà cho cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản giảm từ 44,04% năm 1997 xuống 15,6% năm 2011; công nghiệp - xây dựng tăng từ 18,85% lên 54,8%. Năm 2006, các doanh nghiệp FDI đóng góp vào ngân sách tỉnh 2.630,3 tỷ đồng, năm 2008 là 6.292,9 tỷ đồng, năm 2011 là 13.900 tỷ đồng, chiếm 85% tổng thu ngân sách tỉnh [57].

Vĩnh Phúc đang tăng cường đầu tư chiều sâu một cách có chọn lọc. Một trong những lĩnh vực mà Vĩnh Phúc quan tâm là kêu gọi đầu tư vào các khu đô thị mới.

-Kinh nghiệm rút ra từ thực tế thu hút FDI ở tỉnh Vĩnh Phúc là mở rộng cơ chế ưu đãi đầu tư: Tỉnh ban hành quy định ưu đãi đầu tư trên địa bàn, quy định phối hợp giữa các ngành, các cấp để giải quyết nhanh các thủ tục hành chính đối với các dự án FDI, có chính sách ưu tiên cho các dự án đổi mới công nghệ, đặc biệt là sản xuất vật liệu xây dựng, cấp thoát nước, may mặc,

xuất khẩu, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn đầu tư cho phát triển như: Chính sách “Đổi đất lấy hạ tầng” huy động các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Trong nông nghiệp cũng mở ra các cơ chế khuyến khích chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ đầu tư (hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi, chuyển đất một vụ thành hai vụ, cho vay ưu đãi…) để khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

-Tỉnh thường xuyên tiếp xúc và gặp gỡ các nhà đầu tư. Tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư đóng góp ý kiến, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp và các bộ ngành trung ương, kịp thời giải quyết những vướng mắc phát sinh.

-Mấu chốt trong thành công về thu hút FDI của Vĩnh Phúc là chính

sách cải cách thủ tục hành chính. Xác định bước đi đúng, Vĩnh Phúc đã “trải

thảm đỏ” cho các nhà đầu tư khi đến hoạt động tại tỉnh. So với các tỉnh trong cả nước Vĩnh Phúc đã đi tiên phong thực thi cơ chế “một dấu, một cửa”, các nhà đầu tư khi đến với Vĩnh Phúc đã rút ngắn được 2/3 thời gian theo quy định của Trung ương khi làm thủ tục xin cấp phép đầu tư. Nhờ chính sách thu hút đầu tư cởi mở, môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi Vĩnh Phúc đã thu hút được nhiều dự án đầu tư trong nước và ngoài nước, nhất là vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 39 - 41)