Lợi thế của Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 72 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Lợi thế của Bắc Giang

Bắc Giang nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Thành phố Bắc Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan sang CHND Trung Hoa 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km. Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Bắc Giang có nhiều lợi thế về thị trường, chuyển giao

công nghệ, đào tạo nhân lực, có lợi thế thuận tiện giao thương với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như cả nước…Có thể nói, so với các tỉnh thành khác trong cả nước, Bắc Giang có vị trí khá thuận lợi đối với việc thu hút nguồn vốn ĐTTTNN.

Lực lượng lao động đông đảo trong tỉnh nếu được đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp.

Mặc dù là tỉnh thuộc Trung du miền núi phía Bắc nhưng Bắc Giang có vùng quy hoạch cho các khu công nghiệp khá lớn, đất đồng bằng làm mặt bằng cho phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Bắc Giang nằm trong vùng Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, được đánh giá là địa danh có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Hai di sản hát Quan họ và Ca trù trên địa bàn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới. Có 341 điểm di tích văn hoá được xếp hạng như: khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, chùa Đức La, chùa Bổ Đà…

Điều đáng lưu ý là Bắc Giang nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang cần chú trọng khai thác lợi thế địa lý và phải nhanh nhạy trong chính sách để tận dụng được những cơ hội, lợi thế của mình.

3.1.2.Cơ hội

Gần thủ đô Hà Nội, là thành phố luôn đứng thứ ở tốp dẫn đầu về thu hút ĐTTTNN của cả nước, Hà Nội đã tạo ra nhiều cơ hội cho Bắc Giang có thể tiếp cận với các nhà đầu tư khi họ đặt chân đến Hà Nội nói riêng và đồng bằng sông Hồng nói chung. Với sự gia tăng về số lượng vốn của Hà Nội sẽ tạo cơ hội cho Bắc Giang có cơ hội nâng tổng vốn FDI với vị trí địa lý chỉ cách Hà Nội 50km (chẳng hạn Bắc Giang có thể thu hút các dự án FDI trong trường hợp nhà đầu tư so sánh giá đất với Hà Nội hay các nhà máy ở thành phố Hà Nội di dời).

Việc Nhà nước quan tâm đầu tư cho vùng đồng bằng sông Hồng và địa bàn kinh tế trọng điểm, đã tạo cho Bắc Giang những cơ hội để hoàn thiện hệ thống hạ tầng, tăng cường hoạt động của hành lang kinh tế trong vùng, giải

quyết việc làm và tiếp thu công nghệ mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư cho Bắc Giang.

Ngoài ra, Bắc Giang còn có thể khai thác được các dự án cơ sở hạ tầng do Nhà nước đầu tư cho dải hành lang kinh tế quan trọng của cả nước đó là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, cửa khẩu Lạng Sơn. Bắc Giang có những lợi thế so sánh nhất định với các khu vực này như: giá đất đai và các chính sách thu hút khác. Mặt khác, nhu cầu thị trường của vùng này có sự tiếp cận với nhu cầu của toàn bộ thị trường trong nước và quốc tế. Đây cũng là một trong những cơ hội thu hút FDI cho Bắc Giang.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 72 - 74)