Đầu tư TTNN tại Bắc Giang có thể chia thành các giai đoạn sau:
- Giai đoạn chưa tách tỉnh (từ năm 1987 đến năm 1996): Phần lãnh
thổ Bắc Giang vẫn nằm trong tỉnh Hà Bắc cũ. Giai đoạn này, cùng với bối cảnh chung của cả nước, ĐTTTNN tăng rất chậm bởi những lý do sau:
- Cả nước phải dồn sức khắc phục những khó khăn to lớn do sự biến động của tình hình quốc tế, hẫng hụt về thị trường cũng như nguồn viện trợ tài chính, kỹ thuật do các nước XHCN Đông Âu tan rã.
- Nền kinh tế đất nước bước vào giai đoạn đổi mới, chuyển từ chế độ Kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền Kinh tế thị trường.
- Các văn bản luật về ĐTNN, mới ban hành và liên tục được sửa đổi bổ sung hoàn thiện.
- Giai đoạn này, đối với tỉnh Hà Bắc hoạt động ĐTTTNN vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ, chưa có kinh nghiệm và còn nhiều hạn chế, chưa được coi trọng đúng mức. Đội ngũ cán bộ làm công tác này còn rất thiếu và ít kinh nghiệm thực tế. Công tác tuyên truyền, vận động đầu tư nước ngoài chưa được đẩy mạnh, chưa có nội dung và quy hoạch cụ thể, do vậy chất lượng và hiệu quả chưa cao. Đến năm 1992 mới có dự án có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên đầu tư vào tỉnh theo hình thức doanh nghiệp liên doanh, với số vốn đăng ký 792.500 USD. Trong suốt 10 năm (từ 1987 đến 1997) cả tỉnh Hà Bắc mới chỉ thu hút được 3 dự án với tổng số vốn đăng ký khoảng trên 140 triệu USD.
- Giai đoạn 1997 - 2005: Kể từ năm 1999 và liên tục những năm tiếp
theo (trừ năm 2000), hàng năm tỉnh Bắc Giang đều có các dự án ĐTNN đăng ký đầu tư vào tỉnh. Đây có thể coi là giai đoạn mở đầu trong tiến trình thu hút các dự án ĐTNN của tỉnh. Giai đoạn này, toàn tỉnh thu hút được 28 dự án, với tổng vốn đăng ký 45,5 triệu USD, trong đó có 4 dự án đăng ký đầu tư trong các khu công nghiệp với tổng vốn 5,6 triệu USD. Các dự án đăng ký giai đoạn này, chủ yếu có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp.
Các đối tác đầu tư chủ yếu thời kỳ này đến từ Trung Quốc, chiếm 46,4% về số dự án, còn lại là các nước như Đài Loan, Newzealand, Hàn Quốc.
- Giai đoạn từ 2006 đến 2010: Nhờ tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải
thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển và do tác động của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp năm 2005, số dự án có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn này tăng mạnh với 49 dự án, vốn đầu tư đăng ký đạt 393,51 triệu USD, gấp 1,75 lần về số dự án và gấp 8,64 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 1999-2005. Trong đó có 33 dự án đầu tư trong các khu công nghiệp với tổng vốn đăng ký đạt 349,3 triệu USD [4].
Giai đoạn này, quy mô trung bình đạt 8,2 triệu USD/1 dự án, gấp 5,3 lần so với giai đoạn 1999 - 2005. Một số dự án có quy mô lớn là: Dự án Nhà máy sản xuất mắt thần quang học và các sản phẩm, linh kiện liên quan của Công ty TNHH Linh kiện điện tử SANYO - HQ Việt Nam, với tổng vốn đăng ký 95 triệu USD; Dự án Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Vân Trung của Công ty TNHH một thành viên FUGIANG thuộc Tập Đoàn Hồng Hải, vốn đăng ký 85,2 triệu USD; Dự án Sản xuất, phân phối, nghiên cứu phát triển các sản phẩm thiết bị điện tử của Công ty TNHH Fuhong Precision Component Bắc Giang thuộc Tập đoàn Hồng Hải, tổng vốn đăng ký 33 triệu USD; Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu hợp kim màu của Công ty TNHH Vật liệu hợp kim PowerWay Việt Nam, vốn đăng ký 18,5 triệu USD... [3].
Trong tổng số 96 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh, đến hết 15/12/2010 đã có 12 dự án đăng ký điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có 6 dự án điều chỉnh tăng vốn, với số vốn đăng ký bổ sung là 52,4 triệu USD
Tính đến hết năm 2010, qua kiểm tra, rà soát tỉnh Bắc Giang đã thu hồi 3 Giấy chứng nhận đầu tư của 3 dự án nằm trong khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư là 23,7 triệu USD [4].
Các dự án bị thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đều do nhà đầu tư vi phạm pháp luật về đầu tư như: không triển khai theo đúng tiến độ ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư, hoạt động không hiệu quả, hoặc không có năng lực thực hiện. Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục rà soát và dự kiến chấm dứt hoạt động, thu hồi Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư của 6 dự án có dấu hiệu vi phạm Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.
ĐTTTNN chỉ thực sự hoạt động đều đặn và nhịp độ ngày càng tăng bắt đầu từ năm 1999, khi công cuộc xây dựng và tái thiết tỉnh bước đầu đi vào ổn
định. Giai đoạn 1997-2005, có 28 dự án được cấp phép, năm 2006 có 5 dự án, năm 2007 có 13 dự án, năm 2008 có 21 dự án, năm 2009 có 10 dự án, năm 2010 có 19 dự án được cấp phép, cụ thể số dự án FDI qua các năm được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Tình hình Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang qua các năm
Năm 1997- 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lũy kế -Số dự án 28 5 13 21 10 19 96 Trong KCN 4 1 7 16 9 13 50 Ngoài KCN 24 4 6 5 1 6 46 -Vốn đăng ký(triệu USD) 45,53 10,63 149,84 201,94 31,10 139,3 578,3 Trong KCN 5,66 1,50 125,99 190,72 31,05 86,3 441,2 Ngoài KCN 39,87 9,13 23,85 11,22 0,05 53 137,1 -Diện tích đất sử dụng(ha) 28,99 9,00 455,48 171,30 4,80 669,6 Trong KCN 4,04 1,00 436,62 161,15 4,60 607,4 Ngoài KCN 24,95 8,00 18,86 10,158 0,2 62,2
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang 2010
Tính đến năm 2010 (gần 14 năm kể từ khi tái lập), đã có 96 dự án được cấp giấy phép, với tổng số vốn đăng ký là 578,3 triệu USD.
Bảng số liệu 2.1 cho thấy: Tuy Bắc Giang đã chú ý quy hoạch các khu công nghiệp tập trung nhưng số dự án nằm ngoài khu công nghiệp tương đối nhiều, 46 dự án (chiếm 47,9% tổng số dự án), có 50 dự án được cấp phép trong các khu công nghiệp tập trung (chiếm 52,1% tổng số dự án). Số vốn đăng ký qua các năm chưa có sự ổn định. Tổng số vốn đăng ký cho các dự án chủ yếu là các dự án nằm trong các khu công nghiệp được tỉnh quy hoạch
441,2 triệu USD (chiếm 76,2% tổng số vốn đăng ký), vốn cho các dự án ngoài khu công nghiệp là 137,1 triệu USD (chiếm 23,8% tổng số vốn đăng ký). Diện tích đất sử dụng của các doanh nghiệp có vốn FDI là 669,6 ha, trong đó 90,7% diện tích là của các doanh nghiệp FDI nằm trong khu công nghiệp (607,4 ha), còn 9,3% diện tích là của các doanh nghiệp FDI nằm ngoài các khu công nghiệp.
Bảng số liệu và phân tích trên đây cho thấy, các doanh nghiệp có vốn FDI tại tỉnh Bắc Giang có sự gia tăng về lượng vốn và số lượng các dự án qua các năm. Tuy nhiên so với nhiều tỉnh trong cả nước có nét tương đồng với Bắc Giang thì việc thu hút FDI của Bắc Giang còn chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Số lượng các dự án cũng như số vốn đăng ký tăng không ổn định qua các năm. Các dự án FDI lớn trong tỉnh chủ yếu tập trung trong các khu công nghiệp.
Bảng 2.2 Phân loại các dự án FDI theo quy mô đầu tư tại tỉnh Bắc Giang
Quy mô vốn Dự án Tỷ lệ %
Dưới 1 triệu USD 30 31.2
Từ 1 triệu đến dưới 5 triệu USD 42 43.7
Từ 5 triệu đến dưới 10 triệu USD 14 14.6
Từ 10 triệu đến dưới 20 triệu USD 5 5.2
Từ 20 triệu đến dưới 50 triệu USD 1 1.1
Từ 50 triệu USD trở lên 4 4.2
Tổng cộng 96 100%
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Giang năm 2010
Số liệu trong bảng 2.2 cho thấy qui mô vốn của các dự án có sự chênh lệch lớn. Có 4 dự án đầu tư trên 50 triệu USD chiếm 4.2% tổng số dự án. Trong khi đó số dự án dưới 1 triệu USD tương đối nhiều, chiếm tới 31.2%. Dự án từ 1 triệu đến dưới 5 triệu USD có 42 dự án, chiếm tới 43.7% tổng số
dự án. Qui mô vốn bình quân của 1 dự án là 6,02 triệu USD thấp hơn so với bình quân chung của cả nước rất nhiều khoảng 16,1 triệu USD tính tới năm 2010. Điều này cho thấy các dự án FDI tại Bắc Giang đa phần là các dự án có qui mô nhỏ.