Khái quát FDI ở Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 33 - 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Tổng quan FDI ở Việt Nam và kinh nghiệm thu hút FDI của một

1.2.2. Khái quát FDI ở Việt Nam thời gian qua

Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành năm 1987 cho đến nay hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đã diễn ra hết sức sôi động và đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước [Bảng 1.1]

Bảng1.1 Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn 1988 - 2011

Số dự án Tổng vốn đăng ký (Triệu đôla Mỹ) Tổng vốn thực hiện (Triệu đôla Mỹ) Tổng số 14186 229015,6 88944,6 1988 37 341,7 1989 67 525,5 1990 107 735,0 1991 152 1291,5 328,8 1992 196 2208,5 574,9 1993 274 3037,4 1017,5 1994 372 4188,4 2040,6 1995 415 6937,2 2556,0 1996 372 10164,1 2714,0 1997 349 5590,7 3115,0 1998 285 5099,9 2367,4 1999 327 2565,4 2334,0 2000 391 2838,9 2413,5 2001 555 3142,8 2450,5 2002 808 2998,8 2591,0 2003 791 3191,2 2650,0 2004 881 4547,6 2852,5 2005 970 6839,8 3308,8 2006 987 12004,0 4100,1 2007 1544 21347,8 8030,0 2008 1557 71726,0 11500,0 2009 1208 23107,3 10000,0 2010 1237 19886,1 11000,0 2011 1091 14700,0 11000,0

Tính đến cuối năm 2011, cả nước có 14186 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép với tổng vốn đăng ký là 229015,6 triệu đôla Mỹ (kể cả vốn tăng thêm)

Trong ba năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nên kết quả thu hút vốn ĐTNN còn ít (211 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1,6 tỷ USD), ĐTNN chưa tác động đến tình hình Kinh tế - Xã hội đất nước.

Tính đến hết năm 1995, vốn ĐTNN đã tăng lên 1409 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 17,66 tỷ USD và có tác động tích cực đến tình hình Kinh tế - Xã hội đất nước.

Năm 1996 được xem là năm “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam với số vốn đăng ký 10,16 tỷ USD (được coi như là “làn sóng ĐTNN” mới vào Việt Nam). Tính đến năm 1996 có tổng số 1681 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,6 tỷ USD. Đây là năm mà môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư - kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực, sẵn lực lượng lao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Vì vậy, ĐTNN tăng trưởng nhanh chóng, có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu Kinh tế - Xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,9 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991(1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 10 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 55% so với năm trước.

Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ USD, nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (Năm 1998 chỉ bằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 50,3% năm 1998) chủ yếu là các dự án quy mô vốn vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấp phép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông)

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 tỷ USD, tăng 21% so với năm 1999; Năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; Năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001; Năm 2003 đạt 3,1 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2002 và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD), tăng 45,1% so với năm trước; Năm 2005 tăng 50%; Năm 2006 tăng 75,4% và năm 2008 đạt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD, là năm cao nhất từ khi

ban hành Luật ĐTNN đến nay; Năm 2009 là 21,48 tỷ đôla, chỉ bằ ng 30% so

với năm 2008; Năm 2010 đạt 18,6 tỷ USD, bằng 82,2% so với năm 2009; Năm 2011 số vốn đăng ký mới và đăng ký tăng thêm tại Việt Nam đạt 14,7 tỷ USD, giảm tới 26% so với năm 2010. [36]

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 33 - 36)