Các lý thuyết vĩ mô

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 27 - 29)

7. Kết cấu của luận văn

1.1. Một số vấn đề lý luận chung về FDI

1.1.2.1 Các lý thuyết vĩ mô

Trong các tài liệu về đầu tư nước ngoài, các lý thuyết kinh tế vĩ mô về lưu chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế thường chiếm vị trí quan trọng và được coi là các lý thuyết cơ bản của đầu tư quốc tế. Các lý thuyết này giải thích hiện tượng đầu tư quốc tế dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố đầu tư giữa các nước, trong đó đặc biệt là giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các lý thuyết kinh tế vĩ mô dựa trên mô hình cổ điển (2 nước, 2 hai hàng hóa, hai yếu tố sản xuất) để so sánh hiệu quả vốn đầu tư hoặc tỷ suất lợi nhuận giữa các nước.

Trên cơ sở mô hình lý thuyết thương mại quốc tế của Heckcher - Ohlin- Samuelson, Richard S. Eckaus đã loại bỏ giả định không có sự di chuyển các yếu tố sản xuất giữa các nước để mở rộng phân tích nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế. Theo Eckaus, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu nhờ vào sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế. Tác giả cho rằng, nước đầu tư thường có hiệu quả sử dụng vốn thấp (thừa vốn) trong khi nước nhận đầu tư lại có hiệu quả sử dụng vốn cao hơn (thiếu vốn). Vì vậy chênh lệch hiệu quả sử

dụng vốn giữa các nước đã làm xuất hiện lưu chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế. Cùng với quan điểm trên, mô hình lý thuyết của Macdougall-Kemp cũng chứng minh sự chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước là nguyên nhân hình thành đầu tư nước ngoài. Theo mô hình này, những nước phát triển (dư thừa vốn đầu tư ) có năng suất cận biên của vốn thấp hơn năng suất cận biên của vốn ở những nước đang phát triển (thiếu vốn). Vì thế, xuất hiện dòng lưu chuyển vốn giữa hai nhóm nước này.

Một cách lý giải khác của K.Kojima về nguyên nhân xuất hiện đầu tư quốc tế là do sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước. Cùng dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh của mô hình HO, K.Kojima đã phát triển để chứng minh rằng những nước có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ thu hút được các nhà đầu tư. Theo tác giả, nguyên nhân hình thành đầu tư quốc tế là có sự chênh lệch về tỷ suất lợi nhuận giữa các nước và sự chênh lệch này được bắt nguồn từ sự khác biệt về lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế.

Ngoài ra, nguyên nhân di chuyển dòng vốn đầu tư quốc tế còn được giải thích bởi lý thuyết phân tán rủi ro của D.Salvatore. Lý thuyết này giải thích rằng các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng của đồng vốn (lãi suất cao) mà còn chú ý đến mức độ rủi ro trong từng hạng mục đầu tư cụ thể. D.Salvatore cho rằng vì lãi suất của các cổ phiếu phụ thuộc vào nhiều yếu tố của thị trường và khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, nên để tránh tình trạng mất trắng (phá sản) các nhà đầu tư không muốn bỏ hết vốn của mình vào một hạng mục đầu tư ở một thị trường nội địa. Bởi thế họ quyết định dành một phần tài sản của mình để mua cổ phiếu, chứng khoán…ở thị trường nước ngoài [41].

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy các lý thuyết giải thích sự xuất hiện của đầu tư quốc tế về thực chất đều dựa vào nguyên tắc lợi thế so sánh trong phân công lao động quốc tế. Mặt khác, các quan điểm lý thuyết cũng cho rằng đầu tư quốc tế có vai trò lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế thế

giới và các nước tham gia đầu tư, trong đó nhất là thực hiện công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển.

Hạn chế của các lý thuyết vĩ mô:

Thứ nhất, cũng như những hạn chế của lý thuyết thương mại quốc tế, các lý thuyết vĩ mô của đầu tư quốc tế được xây dựng trên những giả định trừu tượng, phân tích ở trạng thái tĩnh, để so sánh hiệu quả của một yếu tố sản xuất (vốn) hoặc hai yếu tố (vốn, lao động) giữa các nước.

Thứ hai, mới chỉ giải thích một cách giản đơn sự di chuyển vốn từ nước này sang nước khác do sự chênh lệch năng suất cận biên của vốn (Macdougall-Kem) hay nhằm hạn chế rủi ro, mất mát trong kinh doanh (D.Salvatore) mà chưa lý giải được một cách đầy đủ sự di chuyển vốn do các nguyên nhân khác gây nên. Ví dụ như: thuế quan, hạn ngạch ngăn cản thương mại hàng hoá giữa các quốc gia làm cho việc di chuyển vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh tại nước khác đôi khi lại có lợi hơn là xuất khẩu hàng hoá; hoặc hiện tượng di chuyển vốn ngược từ nơi có năng suất cận biên cao sang nơi có năng suất cận biên thấp hơn; hoặc việc mua bán cổ phần trực tiếp giữa các công ty hiện nay...

Thứ ba, các lý thuyết này chưa phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa đầu tư nước ngoài gián tiếp và FDI. Thực tế, FDI không chỉ thuần tuý là sự di chuyển vốn giữa các nước mà quan trọng hơn còn được đặc trưng bởi các hoạt động chuyển giao công nghệ, kiến thức quản lý và mở rộng thị trường được thực hiện trực tiếp thông qua các chủ đầu tư quốc tế (TNCs).

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)