Những thuận lợi và khó khăn đối với việc thu hút FDI của Bắc Giang

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 72 - 73)

2.2.2 .Thời gian hoạt động, chủ thể, hình thức đầu tư của FDI

3.1. Những thuận lợi và khó khăn đối với việc thu hút FDI của Bắc Giang

Kể từ khi tái lập tỉnh Bắc Giang 1997 cho đến năm 2011, nhịp độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức khá cao, bình quân đạt trên 7%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, điểm xuất phát của nền kinh tế cho thời gian tới còn thấp, các nguồn lực chưa được khai thác thật hiệu quả. Sản xuất nông nghiệp vẫn lạc hậu, công nghiệp địa phương chưa phát triển, còn thiếu vắng nhiều ngành công nghiệp quan trọng như: cơ khí chính xác, chế tạo máy móc, hóa chất, vật liệu mới, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ. Một bộ phận đội ngũ cán bộ các cấp còn hạn chế về năng lực quản lý, trình độ chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở mức thấp, ngành nghề, trình độ và chất lượng đào tạo chưa phù hợp với yêu cầu của sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn, Bắc Giang cũng có nhiều lợi thế, cơ hội và điều kiện thuận lợi trong việc thu hút FDI trong thời kỳ tới.

3.1.1. Lợi thế của Bắc Giang

Bắc Giang nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng. Thành phố Bắc Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan sang CHND Trung Hoa 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km. Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, Bắc Giang có nhiều lợi thế về thị trường, chuyển giao

công nghệ, đào tạo nhân lực, có lợi thế thuận tiện giao thương với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng như cả nước…Có thể nói, so với các tỉnh thành khác trong cả nước, Bắc Giang có vị trí khá thuận lợi đối với việc thu hút nguồn vốn ĐTTTNN.

Lực lượng lao động đông đảo trong tỉnh nếu được đào tạo sẽ đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp.

Mặc dù là tỉnh thuộc Trung du miền núi phía Bắc nhưng Bắc Giang có vùng quy hoạch cho các khu công nghiệp khá lớn, đất đồng bằng làm mặt bằng cho phát triển sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Bắc Giang nằm trong vùng Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá, được đánh giá là địa danh có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể. Hai di sản hát Quan họ và Ca trù trên địa bàn đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế giới. Có 341 điểm di tích văn hoá được xếp hạng như: khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, chùa Đức La, chùa Bổ Đà…

Điều đáng lưu ý là Bắc Giang nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Bắc Giang cần chú trọng khai thác lợi thế địa lý và phải nhanh nhạy trong chính sách để tận dụng được những cơ hội, lợi thế của mình.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 72 - 73)