Một số kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 86 - 97)

3.1.2 .Cơ hội

3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động FDI tại Bắc

3.3.2 Một số kiến nghị đối với nhà nước

- Về cơ chế chính sách

Hiện nay, các thủ tục hành chính liên quan đến thu hút và triển khai các dự án đầu tư đã từng bước được cải thiện, giảm bớt thời gian, chi phí cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, các cơ chế chính sách liên quan đến thu hút và triển khai các dự án đầu tư được quy định trong các bộ luật: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng… chưa thực sự đồng bộ và thông thoáng, gây không ít khó khăn cho các nhà đầu tư, nhất là thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, xây dựng.

Vì vậy, thời gian tới đề nghị Chính phủ và các cơ quan Trung ương tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, các thủ tục hành chính theo hướng đồng bộ, thông thoáng và tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà đầu tư, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án.

Hiện nay, Chính phủ đã có quy định về suất đầu tư tối thiểu tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 17/01/2006 của Chính phủ, tuy nhiên khi triển khai thực hiện tại các địa phương còn nhiều khó khăn do chưa có quy định cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực. Vì vậy, thời gian tới đề nghị Chính phủ xem xét giao cho các Bộ, ngành liên quan ban hành các quy định cụ thể hơn về suất đầu tư tối thiểu.

Mở rộng hơn nữa việc thực hiện phân cấp, ủy quyền cho các địa phương trong việc thẩm định và cấp phép đầu tư.

- Trợ giúp triển khai các quy hoạch phát triển kinh tế.

Hiện nay, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để xây dựng hạ tầng đồng bộ, thúc đẩy thu hút đầu tư, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm xây dựng “Chương trình phối hợp hành động chung”, thành lập tổ chuyên gia chuyên ngành ở cấp Bộ và các nhóm công tác chuyên ngành hướng dẫn các tỉnh trong hành lang kinh tế xây dựng Chương trình phối hợp để tổ chức hợp tác thực hiện quy hoạch; sớm công bố quy hoạch chi tiết các dự án đầu tư hạ tầng giao thông trên tuyến hành lang để địa phương điều chỉnh các quy hoạch liên quan, tránh được lãng phí trong đầu tư.

Để khai thác tốt tuyến hành lang kinh tế, đề nghị ưu tiên nâng cấp, mở rộng một số tuyến Quốc lộ liên thông giữa Bắc Giang với các tỉnh, nối liền các cửa khẩu: Hữu Nghị, Tân Thanh với các cảng Cái Lân, Đình Vũ, Lạch

Huyện để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu kinh tế, thương mại và đầu tư đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang. Sớm triển khai xây dựng tuyến đường cao tốc đoạn Lạng Sơn, Bắc Giang. Trước mắt, đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương hỗ trợ tập trung đầu tư để sớm hoàn thành đường nối tỉnh lộ 398 và Quốc lộ 18.

Đề nghị TW xem xét hỗ trợ xây dựng hệ thống kho tàng để kéo dài thời gian bảo quản hàng hoá và cho phép tỉnh lập quy hoạch chi tiết xây dựng Cảng cạn Bắc Giang là trung tâm kho vận của tuyến hành lang để tiện lợi hoá thương mại, đầu tư của các doanh nghiệp trên địa bàn và khu vực.

Thời gian tới, đề nghị Trung ương xem xét tiếp tục bổ sung kinh phí hỗ trợ xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp của tỉnh theo tinh thần Thông tư số 13/2008/TT-BCT ngày 05/11/2008 của Bộ Công thương nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng giúp đẩy nhanh tiến độ của các dự án đầu tư.

Đề nghị Thủ tướng Chính phủ sớm phê duyệt Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 để làm cơ sở cho tỉnh xây dựng định hướng thu hút đầu tư trong thời gian tới.

- Trợ giúp trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Đề nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức thường xuyên việc tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, luật pháp cho các cán bộ hiện đang hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực, đề nghị Nhà nước cần có quy hoạch, đầu tư cho việc tổ chức, đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề để cung cấp cho các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, các KCN lớn, đảm bảo mục tiêu CNH, HĐH đất nước.

- Trợ giúp tiếp cận thông tin và tổ chức thực hiện công tác xúc tiến đầu tư

sẻ các thông tin về đầu tư, cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường trong nước và ngoài nước, cung cấp thông tin về các đối tác nước ngoài tiềm năng đến Việt Nam đầu tư, kinh nghiệm tổ chức các hội thảo, hội nghị về xúc tiến đầu tư với các nhà đầu tư với quy mô vùng, toàn quốc và khu vực; hướng dẫn mẫu biểu, nội dung thông tin về xây dựng hồ sơ dự án (project profile) cho các dự án gọi vốn ĐTNN, làm cơ sở vận động thu hút đầu tư. Đề nghị Nhà nước bố trí một phần vốn đầu tư cho các hoạt động xúc tiến đầu tư, trong kinh phí ngân sách chi thường xuyên hàng năm của địa phương.

Hiện nay, công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh đã được hình thành và dần củng cố. Tuy nhiên, cán bộ làm công tác đầu tư phần lớn mới tiếp cận, còn nhiều lúng túng, chưa nắm vững các kiến thức về chiến lược và kỹ năng xúc tiến đầu tư. Vì vậy, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư quan tâm tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư của tỉnh; hỗ trợ kinh phí dành cho công tác xúc tiến đầu tư hàng năm.

Kết quả thu hút đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh thời gian qua đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trước các diễn biến của tình hình suy thoái kinh tế thế giới hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, trong thời gian tới, nhiệm vụ thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội đặt ra hết sức nặng nề.

Kết luận chương 3

Cũng như các tỉnh khác trên phạm vi cả nước, Bắc Giang đã, đang và sẽ cần vốn để thực hiện công cuộc CNH, HĐH. Sự cạnh tranh căng thẳng trong việc thu hút FDI như hiện nay, đã đặt ra nhiều thách thức cho Bắc Giang. Tuy nhiên, với những lợi thế so sánh và những cơ hội nhất định đã mở ra nhiều triển vọng để Bắc Giang có thể đón dòng vốn FDI chảy về tỉnh. Công việc này có thành công hay không là phụ thuộc vào tính hấp dẫn của môi

trường đầu tư của tỉnh.

Để cải thiện môi trường đầu tư, trước hết Bắc Giang cần phải nhất quán quan điểm coi trọng FDI trong phát triển kinh tế, tiếp tục đường lối kinh tế hướng ngoại đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn. Tiếp đến phải nâng cao hơn nữa tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại tỉnh bằng cách: nâng cao hiệu lực của cơ quan quản lý Nhà nước để có thể duy trì sự ổn định về kinh tế - chính trị; tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về ĐTNN; đổi mới chính sách ĐTNN như tạo ra các ưu đãi tài chính đủ sức cạnh tranh đối với các tỉnh thành trên cả nước và đối với các nước trong khu vực, để hấp dẫn các nhà đầu tư; có chính sách đầu tư một cách hợp lý; sử dụng linh hoạt các hệ thống đòn bảy kinh tế, nhanh chóng phát triển hệ thống thị trường đồng bộ, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp; chú trọng nâng cao chất lượng nguồn lao động phục vụ cho các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài. Sau khi đã thực hiện các giải pháp để có một môi trường đầu tư tốt, cần chú trọng đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư.

Để thu hút được nhiều, quản lý tốt, tổ chức hoạt động các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt hiệu quả cao, trong quá trình thực hiện, cần sử dụng đồng bộ và linh hoạt tất cả các giải pháp đã nêu, ưu tiên các giải pháp trước mắt, từng bước thực hiện các giải pháp lâu dài.

Các giải pháp đã được phân tích trong luận văn có ý nghĩa quan trọng và phát huy hiệu quả hơn, khi Nhà nước hoàn thiện các chính sách đầu tư nước ngoài, thực hiện cải cách hành chính, tăng cường sự phân cấp trong quản lý, phát huy sức sáng tạo của các địa phương và sự phối hợp giữa các tỉnh, thành phố để hoàn thành mục tiêu chung của đất nước đến năm 2020.

KẾT LUẬN

Sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất xã hội đã khiến cho quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Trong xu hướng đó không một quốc gia nào có thể phát triển nhanh mà lại không thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại. Đầu tư trực tiếp nước ngoài do có nhiều ưu thế hơn so với các loại hình hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên ngày càng phổ biến và đang trở thành vấn đề nổi trội trong hợp tác và phân công lao động quốc tế hiện nay. Nó không chỉ có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển mà cả với các nước phát triển vì vậy trên thế giới đang diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt và quyết liệt về thu hút FDI.

Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự thay thế nhau của các phương thức sản xuất xã hội, ĐTTTNN cũng có sự chuyển biến, thay đổi về phương thức, quy mô, cũng như xu hướng vận động. Xu hướng vận động của FDI tuy là khách quan, song diễn biến cụ thể lại chịu sự chi phối trực tiếp của rất nhiều nhân tố Chính trị - Xã hội khác nữa. Việc tạo ra được những nhân tố có tác động tích cực đối với việc hấp dẫn dòng vốn này đang là vấn đề đặt ra cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.

Những năm qua với những tác động tích cực mà ĐTTTNN mang lại cho nền kinh tế Việt Nam, đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. FDI đã góp phần quan trọng trong việc phát huy tối đa nội lực, lợi thế so sánh, khai thác tiềm năng kinh tế của đất nước, là một trong những điểm quan trọng để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế đất nước đến năm 2020 nước ta căn bản trở thành nước công nghiệp như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra. Trong quá trình đó, đòi hỏi mỗi tỉnh, thành phố phải nhạy bén, năng động, sáng tạo, khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn FDI, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp nhiều hơn nữa vào sự nghiệp phát triển chung của quốc gia.

Bắc Giang nằm ở Trung du Miền núi phía Bắc, có vị trí địa lý thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua hoạt động FDI trên địa bàn Bắc Giang đạt được những thành công quan trọng xét về số dự án và số vốn FDI đăng ký, về những đóng góp trong việc bổ sung nguồn vốn cho phát triển, tạo việc làm và qua đó cải thiện mức sống cho một bộ phận dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, đóng góp cho ngân sách của tỉnh,…Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, hoạt động ĐTTTNN tại Bắc Giang vẫn còn nhiều bất cập, quản lý còn yếu, hiệu quả đầu tư chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh. Vì vậy, cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Giang là vấn đề tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và góp phần đẩy mạnh thu hút và sử dụng tốt hơn nguồn vốn FDI tại Bắc Giang

Những năm gần đây Bắc Giang đã có nhiều cơ hội đồng thời cũng phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, đặc biệt là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về thu hút FDI giữa các tỉnh thành trong cả nước và giữa các nước trong khu vực. Sự ổn định về chính trị cùng với chính sách nhất quán và lâu dài “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” cùng với những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội sẽ vẫn là thế mạnh cho môi trường đầu tư tại Bắc Giang. Cùng với những nỗ lực và quyết tâm thu hút FDI của nhà nước, tương lai gần Bắc Giang chắc chắn sẽ là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của ngân hàng thế giới về kinh tế Việt Nam các năm từ 1997 - 2009.

2. Báo cáo về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bắc Giang.

3. Báo cáo “Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 tháng năm 2011 tỉnh

Bắc Giang”, 2011.

4. Báo cáo Tổng kết công tác thu hút đầu tư tỉnh Bắc Giang giai đoạn 1999

- 2009 và định hướng thu hút đầu tư đến năm 2020,Tháng 1 - 2010.

5. Bộ Kế hoạch về Đầu tư (5/2000), Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài

theo vùng kinh tế, thực trạng và giải pháp, HN.

6. Nguyễn Kim Bảo (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ

1979 đến nay. Nxb KHXH, HN.

7. Lê Văn Châu (1995), Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế ở

Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Chu Văn Cấp, Nguyễn Khắc Thân (1996), Những giải pháp chính trị,

kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Thảo Châu (2010), FDI đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của

Việt Nam, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Số 313).

10. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư (2007), Tổng quan về

dòng FDI tại Việt Nam (1988 - 2006).

11. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư (2007), Báo cáo tình hình

FDI tại Việt Nam năm 2006.

12. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư (2008), Báo cáo tình hình

FDI tại Việt Nam năm 2007.

13. Cục đầu tư nước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư (2009), Báo cáo tình hình

14. Lê Đăng Doanh (1997), Cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ VIII. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần

thứ IX. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc làn

thứ X. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Tống Quốc Đạt (2002), Cơ cấu đầu tư trực tiếp theo ngành kinh tế ở Việt

Nam - LATSKH.

19. Đinh Đăng Định (chủ biên), (2004), Một số vấn đề về lao động, việc làm

và đời sống lao động ở Việt Nam hiện nay. Nxb Lao động, Hà Nội.

20. Động Đức Đạm (1997), Đổi mới kinh tế Việt Nam thực trạng và triển

vọng. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Đỗ Đức Định (chủ biên), (1999), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát

huy lợi thế so sánh kinh nghiệm của các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại bắc giang luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 86 - 97)