1.3.1. Nhận thức đúng và đầy đủ về văn hóa doanh nghiệp và vai trò của nó
Văn hóa doanh nghiệp là nền tảng tinh thần cho doanh nghiệp, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp xếp ngang hàng với nguồn lực khác nhƣ tài chính, nhân sự… quản trị văn hóa doanh nghiệp đƣợc quan tâm ngang hàng với quản trị chiến lƣợc, quản trị nhân sự, quản trị marketing…
Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, mang đậm bản sắc công ty, thể hiện ý chí, khát vọng của nhà lãnh đạo; thông qua quản trị văn hóa doanh nghiệp kịp thời phát hiện thiếu sót, đƣa ra những điều chỉnh để VHDN thống nhất với văn hóa xã hội, cộng đồng, dân tộc và phù hợp vận động kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế. Xây dựng đồng bộ môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp với văn hóa gia đình, cộng đồng, xây dựng, phát triển và quản trị văn hoá là nhiệm vụ, là sự nghiệp của toàn thể cán bộ công nhân viên. Từng bƣớc thu hẹp khoảng cách về hƣởng thụ văn hóa giữa lãnh đạo và nhân viên cấp dƣới, môi trƣờng văn hóa doanh nghiệp lành mạnh để phát triển nhân viên về nhân cách đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất và tâm hồn, văn hóa doanh nghiệp không đơn thuần phản ánh ƣớc vọng nhà lãnh đạo (Dƣơng Thị liễu, 2012).
Phát triển văn hóa doanh nghiệp vì sự hoàn thiện nhân cách con ngƣời và xây dựng con ngƣời để phát triển văn hóa. Trọng tâm xây dựng văn hóa doanh nghiệp là chăm lo xây dựng dựng con ngƣời có nhân cách, lối sống tốt đẹp, nhân ái, trung thực, đoàn kết, cần cù và sáng tạo. Trong từng cấp lãnh đạo, phòng ban chăm lo xây dựng, phát triển nhân viên của mình một cách toàn diện, trọng tâm là xây dựng
niềm tự hào khi là nhân viên của công ty, yêu mến công ty nhƣ chính ngôi nhà của mình. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng văn hóa của công ty, mọi ngƣời đều thấu hiểu sâu sắc, tự hào, tôn vinh văn hóa mà doanh nghiệp đã gây dựng lên.
1.3.2. Nhận thức đúng và đầy đủ về quản trị văn hóa doanh nghiệp
Để quản trị văn hóa doanh nghiệp trƣớc hết nhà lãnh đạo phải có tầm văn hóa, khi có cái nhìn đúng, toàn diện về văn hóa doanh nghiệp mới có thể làm cho doanh nghiệp thành công bền vững. Nhà lãnh đạo nhận thức rõ quản trị văn hóa doanh nghiệp là tƣơng lai quản trị, đây là xu thế tất yếu của phát triển kinh tế thị trƣờng trong thời kỳ hội nhập quốc tế; quản trị VHDN nhằm phát huy ƣu điểm của văn hóa doanh nghiệp nhƣ: sự tự ý thức của mỗi cán bộ nhân viên, hành động dựa lƣơng tri. Những giá trị quản trị văn hóa doanh nghiệp mang lại là những giá trị phổ quát, những nguyên lý trƣờng tồn theo thời gian (Đỗ Minh Cƣơng, 2016).
Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp, đầu tƣ nguồn lực xây dựng VHDN cho riêng mình, trăn trở tìm ra bản sắc văn hóa trong kinh doanh, tuy rất muốn và khao khát nhƣng chƣa có nền văn hóa doanh nghiệp thành công; nguyên nhân cốt yếu chƣa có phƣơng pháp quản trị văn hóa doanh nghiệp đúng cách, văn hóa doanh nghiệp đƣợc ví nhƣ một mảnh đất gieo trồng mầm hạt “chiến lƣợc doanh nghiệp”, quản trị văn hóa doanh nghiệp là quản trị việc giao trồng chiến lƣợc, quyết định thời điểm nào thích hợp.
1.3.3. Bản lĩnh nhà sáng lập, lãnh đạo doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là sản phẩm trí tuệ, sáng tạo của doanh nghiệp, là kết quả của sự đoàn kết, đồng tâm hiệp lực của các thành viên trong doanh nghiệp, nhƣng các ý tƣởng cơ bản và chủ đạo bao giờ cũng xuất phát từ nhà sáng lập và nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo phải có văn hóa trí tuệ, lòng quả cảm, tài năng và khả năng nhìn xa, trông rộng bởi kinh doanh có văn hóa là làm cho cái lợi gắn với cái đúng, các tốt và cái đẹp (Dƣơng Thị Liễu, 2012). Nếu nhà lãnh đạo kém năng lực, khả năng chuyên môn, không có khả năng tự đánh giá, rút ra bài học quản trị thì không thể xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp, và không thể quản trị
và khai thác một cách hiệu quả nền văn hóa doanh nghiệp đó; ngƣợc lại, nhà lãnh đạo có năng lực, kỹ năng quản lý, nhận thức vai trò ý nghĩa của quản trị VHDN nhƣng không đủ bản lĩnh chịu trách nhiệm, tiên phong, gƣơng mẫu thực hiện và truyền cảm hứng cho các thành viên khác noi theo.
Các doanh nghiệp thành công nhƣ Viettel, Vinamilk, TH true milk… mang đặc điểm giống nhau đó là có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh mạnh mẽ, thể hiện rõ nét trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, họ là ngƣời dám mạo hiểm có tính toán, có chủ đích để tìm kiếm lợi nhuận, là những ngƣời chủ động và quyết đoán trong hành động, am hiểu về VHDN, đầu tƣ xây dựng văn hóa doanh nghiệp có hệ thống bài bản. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm số lƣợng lớn, nhƣng thiếu đội ngũ cán bộ, công nhân có kiến thức, kỹ năng, tay nghề và bản lĩnh, có cài nhìn văn hóa doanh nghiệp chƣa đầy đủ, coi văn hóa doanh nghiệp là những bình hoa, là nơi trƣng bày; nguyên nhân cơ bản do tầng lớp doanh nhân Việt Nam có thành phần xuất thân khác nhau, từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, trình độ học vấn, văn hóa và bản lĩnh khác nhau. Vậy cần có hệ thống quy tắc, nguyên lý chung trong quản trị văn hóa doanh nghiệp, giúp các nhà lãnh đạo theo kịp yêu cầu phát triển, tiết kiệm thời gian, nguồn lực trong xây dựng và quản lý văn hóa doanh nghiệp.
1.3.4. Lịch sử truyền thống của tổ chức và đặc điểm nghành nghề kinh doanh
Đây là yếu tố tuy không mang vai trò quyết định nhƣng cần phải kể đến. Bởi vì, trên thực tế, mỗi tổ chức đều có lịch sử phát triển của mình. Qua mỗi thời kỳ tồn tại, mỗi tổ chức đều có những đặc điểm mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trƣng văn hóa. Nếu một tổ chức có một nền văn hóa truyền thống với những bản sắc riêng đã hình thành trong tâm trí của mọi thành viên trong tổ chức thì văn hoá càng có khả năng, có cơ hội phát triển đạt mức cao hơn và ngƣợc lại. Nhƣ với truyền thuyết, câu chuyện về sự phát triển của tổ chức, của thành viên điển hình sẽ tiếp thêm sứ mạnh và sự gắn bó có tính cam kết vô hình giữa các thành viên với tổ chức, xây dựng lòng tự hào trong mỗi thành viên tạo thuận lợi, bƣớc đà vững chắc cho quá trình quản trị văn hóa của doanh nghiệp (Phùng Xuân Nhạ, 2010).
Giữa các tổ chức có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau. Văn hóa ngành nghề cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng tổ chức. Chính vì vậy để thu đƣợc thành công trong quản lý, các nhà quản lý của tổ chức cần phải hiểu biết sâu sắc và chính xác về văn hóa và các giá trị của phía đôi tác từ đó mới có các hành vi phù hợp tránh các mâu thuẫn và bất đồng không cần thiết; yêu cầu đặt ra cần có phƣơng pháp, các bƣớc chung thực hiện quản trị văn hóa doanh nghiệp.