Đánh giá theo mô hình ba cấp độ của VHDN Edgar H.shein

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị văn hóa doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn long giang (Trang 85 - 87)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đánh giá theo mô hình ba cấp độ của VHDN Edgar H.shein

Tổng hợp kết quả khảo sát về đánh giá của CBCNV trong doanh nghiệp đối với việc xây dựng VHDN của tổ chức bao gồm các giá trị hữu hình và các giá trị cơ bản với thang đo 5 điểm (Rất tệ - 1; Tệ - 2; Bình thƣờng – 3; Tốt - 4; Rất tốt - 5 ) ta đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.3: Đánh giá của CBCNV đối với VHDN của Công ty STT Theo Anh/ Chị, các giá trị sau đây của văn hóa

doanh nghiệp Long Giang đã đạt yêu cầu chƣa?

Gía trị trung bình

1 Kiến trúc và cơ sở hạ tầng 3,5

2 Chế độ họp hành báo cáo 3,34

3 Lễ nghi và truyền thống tổ chức 3,167

4 Mức độ quan tâm đời sống cá nhân và gia đình 3,167

5 Logo tổ chức 4,5

6 Khâu hiệu của tổ chức 3,5

7 Tầm nhìn 4

8 Sứ mệnh của tổ chức 3,5

9 Triết lý kinh doanh 4

10 Nhiệm vụ và chiến lƣợc 3,999

11 Các giá trị ngầm định 4,2

Nhìn chung, đánh giá của nhân viên đối với nền văn hóa của tổ chức là tƣơng đối bình thƣờng - tốt, trung bình mức đánh giá chúng dao động từ 3 đến 4 điểm. Kết quả cho thấy việc xây dựng nên văn hóa của doanh nghiệp chỉ trên mức độ trung bình chƣa đƣợc đánh giá tốt tuyệt đối. Trong đó đƣợc đánh giá cao nhất là logo tổ chức và các giá trị ngầm định với mức điểm 4,5 và 4,2 điều này đúng với thực tế môi trƣờng nội bộ làm việc tại tổ chức tƣơng đối thoải mái và các mối quan hệ đƣợc xây dựng dựa trên tình cảm của các cá nhân điều đó tạo nên các giá trị tình thần tƣơng đối tốt, đồng thời tác phong làm việc chung của toàn bộ tổ chức đƣợc duy trì trên cơ sở tự nguyện, tự giác, hỗ trợ và giúp đỡ nên yếu tố này đƣợc duy trì ổn định. Bên cạnh đó các yếu tố về cơ sở hạ tầng, tầm nhìn, nhiệm vụ và chiến lƣợc đều đƣợc đánh giá ở mức điểm là 3,5 và 4 điểm. Cơ sở chính của công ty đặt tại đƣờng Võ Nguyên Giáp thành phố Điện Biên Phủ, nằm trong khu vực địa bàn trung tâm nhƣng công ty có sự đầu tƣ về hạ tầng tƣơng đối tốt, có hệ thống kho bãi bến đảm bảo, các phƣơng tiện vận chuyển luôn đƣợc kiểm tra định kỳ cũng nhƣ thay mới khi hƣ hại nên rất nhận đƣợc đánh giá cao của nhân viên.

Về thực tế tầm nhìn của công ty là chiếm giữ vị trí cốt yếu đối với hoạt động vận tải hành khách cũng nhƣ kinh doanh dịch vụ lƣu trú và các dịch vụ bổ sung trên địa bàn Điện Biên, đây là tầm nhìn rộng và đƣợc dựa trên thực tế khả thi, đảm bảo đƣợc vị thế công ty trên thị trƣờng. Cho nên không thể phủ nhận tính khách quan và đảm bảo trong tầm nhìn của công ty.

Về nhiệm vụ và chiến lƣợc đƣợc công ty cụ thể hóa trong từng khối ngành và bộ phận, giúp nhân viên có đƣợc cái nhìn cụ thể và bao quát đối với mục tiêu mà cá nhân lẫn tổ chức cần đạt đƣợc, đảm bảo tính khả thi và thực tế.

Về yếu tố khẩu hiệu và chế độ họp là hai yếu tố không đƣợc đánh giá cao lần lƣợt là 3,5 và 3,34. Giải thích điều này dựa trên thực tề điều tra đƣợc là vì doanh nghiệp không có khẩu hiểu chung mà chỉ có khẩu hiệu dựa trên các ngành và phòng ban, điều này có ƣu điểm cho từng bộ phận tuy nhiên nhìn chung lại gây nên hiện tƣợng nhiễm và cá nhân hóa. Mỗi nhân sự sẽ chỉ quan tâm và làm việc dƣa theo khẩu hiểu của bộ phận, điều này có thể bỏ quên mục tiêu cuối cùng mà công ty đặt ra gây nhiễu và thiếu sự thống nhất.

Về chế độ họp và báo cáo mặc dù đã có quy định về chế độ họp và báo cáo toàn công ty, bên cạnh đó còn có lịch họp và báo cao riêng của từng bộ phận tuy nhiên công ty chƣa có cơ sở để xây dựng báo cáo chung cho từng bộ phận mà dành riêng từng bộ phận đó quyết định. Mặc dù điều này giúp các bộ phận chủ động hơn tuy nhiên đối với nhân viên, họ sẽ phải tham gia nhiều cuộc họp, đôi lúc có một số sự việc xảy ra ngoài ý muốn sẽ gây xáo trộn trong tập thể thống nhất, đây có thể xem là điều bất cập, nên không nhận đƣợc đánh giá cao của nhân viên.

Thực tế cho thấy mặc dù xấp xỉ ở thang điểm đánh giá tốt tuy nhiên đây không phải là mức độ cao và ổn định. Cho thấy cán bộ quản lý công ty vẫn còn tƣơng đối bị động trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp. Họ chƣa chú trọng đến việc định hƣớng và xây dựng một hệ thống văn hóa nhất quán trong tổ chức. Và chƣa đề cao vai trò của văn hóa doanh nghiệp đến với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Cán bộ quản lý nhìn chung đều nhận định văn hóa của doanh nghiệp đã đƣợc xây dựng và nhìn thấy. Điều này khác với đánh giá của nhân viên, họ cho rằng văn hóa đặc trƣng của doanh nghiệp còn mờ nhạt. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên vẫn chƣa đƣợc phổ biến rộng về giá trị mà văn hóa doanh nghiệp mang lại. Vì vậy chỉ các giá trị cơ bản thì nhân viên có thể biết và nhận thức về nó nhiều hơn và họ đánh giá chƣa cao về các giá trị văn hóa nói chung trong doanh nghiệp mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị văn hóa doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn long giang (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)