Nguyên nhân tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở giao thông vận tải Hà Nội (Trang 81 - 85)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

3.3.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế

- Luật Cán bộ, công chức được ban hành từ năm 2008, nhưng có những quy định trong Luật chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện như về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Năm 2013, Chính phủ mới ban hành Nghị định số 36/NĐ-CP nhằm cụ thể hóa những nội dung về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của Luật Cán bộ, công chức. Và đến 31/12/2015 Bộ Nội vụ mới ban hành Quyết định số 2076/QĐ-BNV về việc phê duyệt danh mục vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính của Thành phố Hà Nội. Do đó đến năm 2016 Sở Giao thông vận tải bắt đầu rà soát và xây dựng đề án vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực theo từng vị trí việc làm trình UBND Thành phố phê duyệt. Sự châm chạp trong việc ban hành văn bản đã dẫn đến các cấp dưới xây dựng mô hình quản lý nhân lực gặp nhiều khó khăn.

- Qua tình hình thực tiễn cơ cấu ngạch công chức ở Sở Giao thông vận tải, có thể thấy rõ cơ cấu ngạch công chức được hình thành một cách tự phát trong quá trình sắp xếp bộ máy, bố trí công chức theo công việc ở mỗi phòng ban, đơn vị, do vậy tỷ lệ giữa ngạch cao cấp, ngạch chính, ngạch chuyên viên, ngạch nhân viên ở mỗi phòng ban, đơn vị có sự khác nhau. Việc luân chuyển, bổ sung công chức trong các phòng chuyên môn, đơn vị đều xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể, nhưng chưa tính đến sự cân đối trong cơ cấu ngạch. Từ đó, có thể thấy tình trạng cơ cấu ngạch công chức hiện nay được hình thành mang tính tự phát, chưa có sự quản lý chặt chẽ gắn với chức năng, nhiệm vụ và nhu

cầu của mỗi phòng ban, đơn vị.

- Kết quả đánh giá công chức, viên chức dựa trên thang điểm hàng tháng, cá nhân tự đánh giá và được lãnh đạo đánh giá lại, tuy nhiên tiêu chí và thang điểm đưa ra còn chưa phù hợp, lãnh đạo phòng ban, đơn vị đánh giá công chức, viên chức còn theo cảm tính. Khen thưởng theo chủ quan của Lãnh đạo.

- Từ năm 1993 đến nay, mặc dù Nhà nước đã có nhiều cuộc cải cách, cải tiến chế độ tiền lương theo hướng tiền tệ hóa tiền lương đi đôi với từng bước cải thiện mức sống của người hưởng lương để tiền lương thực sự trở thành nguồn thu nhập chính của người lao động nói chung, cán bộ công chức viên chức nói riêng. Tuy nhiên, mục tiêu này chưa thể đạt tới khi mà tiền lương chưa trở thành nguồn sống chính của người hưởng lương. Hiện nay, lương của công chức, việc chức và người lao động được tính như sau: mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng x hệ số lương. Mức lương cơ bản này mới được tăng và thực hiện từ 1/7/2018. Lương cơ bản của cán bộ công chức, viên chức tăng, đồng thời giá cả các hàng hóa tiêu dung và các dịch vụ cũng tăng, do đó mức lương cơ bản của công chức, viên chức vẫn chưa thể đủ cho chi phí sống. Bên cạnh đó ngân sách nhà nước hiện nay không đủ để tăng lương thêm nữa.

- Sở Giao thông vận tải đang từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, do nguyên nhân như tiền lương, thưởng thấp, chính sách đãi ngộ chưa tốtdẫn đến việc không thu hút, giữ chân những người có năng lực. Việc đánh giá công chức không sát thực, mang tính định tính, chủ quan của lãnh đạo dẫn đến việc có những người có năng lực nhưng không được trọng dụng. Và dẫn theo đó là không khích lệ được người giỏi và không tinh giản được người kém. Việc luân chuyển CCVC nhằm phát huy được năng lực, sở trường của

họ chưa được thực hiện nhiều.

- Các lớp bồi dưỡng theo kiểu vị trí việc làm chưa sát với thực tế công việc, chưa đúng với đặc điểm của đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm mà mới chỉ mang tính chất chuyên ngành như văn thư – lưu trữ, thi đua khen thưởng, tổ chức nhà nước,... mà trong mỗi chuyên ngành đó thì có nhiều vị trí khác nhau. Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm mới tập trung vào cung cấp các kiến thức lý thuyết đầu vào, mà chưa chú trọng đến việc chuyển giao và áp dụng kiến thức đó trong thực tiễn. Phương pháp dạy và học còn chấm được cải tiến, nặng về truyền thụ kiến thức, chưa phát huy được vai trò tích cực chủ động của người học. Có không ít cán bộ, công chức đã tham dự nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng mang tính chất việc làm nhưng đi vào hoạt động thực tế công vụ, điều hành quản lý còn lúng túng, chưa hiệu quả. Nói cách khác, việc đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn với yêu cầu phát triển năng lực cần có của đội ngũ CCVC.

- Hiện nay, Sở Giao thông vận tải đã xác định được 45 vị trí việc làm nhưng vấn đề tổ chức các lớp bồi dưỡng như thế nào cũng chưa được xác định cụ thể, nên tiến hành riêng lẻ từng vị trí hay nhóm các vị trí gần nhau, giống nhau để bồi dưỡng? Có nhiều nội dung bồi dưỡng như thi đua khen thưởng, tổ chức nhà nước... không có cơ sở đào tạo đại học. Như vậy, giảng viên cũng như người làm việc đều không được đào tạo bài bản mà chủ yếu là tự nghiên cứu, tự tìm tòi và học hỏi.Điều đó cho thấy việc bồi dưỡng những vị trí này cơ bản từ thực tiễn chứ chưa có hệ thống lý luận thống nhất.

- Cấp ủy, cán bộ quản lý Sở đôi khi còn nhận thức chưa rõ, chưa đầy đủ về ý nghĩa, mục tiêu, nội dung quy trình cần thực hiện của công tác cán bộ. Chưa xác định rõ những vấn đề trọng tâm, trọng điểm của công tác cán bộ ở đơn vị mình, nên chƣa có giải pháp mạnh mẽ phù hợp. Vai trò, trách nhiệm của một số cấp ủy, lãnh đạo đơn vị, đoàn thể quần chúng còn chưa thực sự

năng động, thiếu biện pháp cụ thể. Việc tổ chức thực hiện chưa tích cực, xác định bước đi và cách làm cụ thể đôi lúc còn lúng túng, do vậy phần nào ảnh hưởng đến chất lượng quản lý đội ngũ công chức, viên chức của ngành.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chưa có cơ chế phù hợp để thích ứng linh hoạt với sự biến đổi của nhu cầu đào tạo theo vị tri việc làm. Chương trình đào tạo theo một modul cứng nhắc áp đặt, chưa được cập nhật thường xuyên theo yêu cầu mới. Việc áp dụng hình thức đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm chưa đảm bảo quy trình chặt chẽ, các công đoạn thực hiện thường bị cắt khúc. Cho đến nay, hầu như rất ít các khóa học theo hình thức này được theo dõi, đánh giá sau đào tạo, bồi dưỡng để rút kinh nghiệm cho những khóa sau.

CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI

HÀ NỘI

4.1. Định hƣớng hoàn thiện quản lý nhân lực và bối cảnh mới tác động đến quản lý nhân lực của Sở Giao thông vận tải Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở giao thông vận tải Hà Nội (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)