Đãi ngộ nhânlực tại Sở Giao thông vận tảiHà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở giao thông vận tải Hà Nội (Trang 69 - 73)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

3.2. Phântích thực trạng côngtác quản lý nhânlực của Sở Giao thông

3.2.6. Đãi ngộ nhânlực tại Sở Giao thông vận tảiHà Nội

Công chức, viên chức được chi trả thù lao lao động theo chế độ chính sách của Nhà nước, được chi từ nguồn ngân sách nhà nước, chính sách tiền lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2014 của Chính phủ và mức lương tối thiểu chung theo quyết định của UBND Thành phố. Chế độ nâng bậc lương được thực hiện định kỳ: Công chức, viên chức chưa xếp bậc cuối cùng của bảng lưuơng, đạt tiêu chuẩn, điều kiện quy định (hoàn thành nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm) thì 03 năm được nâng một bậc lương đối với công chức, viên chức giữ ngạnh chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và tương đương; Đủ 02 năm được nâng một bậc lương đối với công chức, viên chức giữ ngạch cán sự hoặc nhân viên. Công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc khi nghỉ hưu có thể đượcnâng bậc lương trước thời hạn thực hiện. Chỉ tiêu số lượng công chức, viên chức được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích là tối đa 10% so với biên chế hiện có.

- Tiền lương: Tiền lương hàng tháng của cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng được đảm bảo chi trả hàng tháng theo công thức sau:

Lcn = Lmin x (H1 + H2) x

2 1

T T

Trong đó: Lcn: Lương cá nhân; Lmin : Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định; H1 : Hệ số lương theo ngạch bậc của cá nhân; H2: Hệ số phụ cấp trách nhiệm, chức vụ của cá nhân; T1: Số ngày làm việc thực tế của cá nhân (bao gồm cả số ngày nghỉ được lương theo quy định); T2 : Số ngày làm

việc trong tháng theo chế độ quy định

- Phụ cấp: các phụ cấp lương được đơn vị áp dụng thực hiện: phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp độc hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ưu đãi nghề được hưởng theo quy định.

- Tiền lương làm thêm giờ. Tiền lương làm thêm giờ Tiền 150% Số giờ = lương giờ x 200% x thực tế làm thêm Trong đó:

Mức 150 % áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường

Mức 200 % áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần Các đối tượng như: Bảo vệ trực theo ca, các đối tượng hưởng lương khoán không được áp dụng quy định trên.

+ Số giờ làm thêm không quá 200 giờ/01 năm + Trường hợp đặc biệt không quá 300 giờ/01 năm - Chi khen thưởng

Ngoài nội dung và mức chi thực hiện theo Nghị định 42/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về Luật thi đua then thưởng.

Tiền thưởng tại Sở Giao thông vận tải:

Khen thưởng định kỳ các ngày 01/01, 10/03 (âm lịch), 30/4-01/5, 02/9, 8/3, 20/10 thưởng 06 tháng đầu năm hoặc đột xuất cho tập thể, cá nhân theo kết quả công tác và thành tích đóng góp phát triển đơn vị, có tinh thần tiết kiệm chống lãng phí. Thủ trưởng đơn vị quyết định việc chi khen thưởng sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn

+ Tập thể: Từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ + Cá nhân: Từ 100.000đ đến 500.000đ

tưởng đạo đức và việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức, viên chức tại Sở để làm căn cứ bình xét danh hiệu thi đua đối với cá nhân gồm: Lao động tiên tiến, Chiến sỹ thi đua cơ sở, Chiến sỹ thi đua cấp Thành phố; đối với tập thể gồm: Tập thể lao động tiên tiến, Tập thể lao động xuất sắc.

- Chi phúc lợi

Sở Giao thông vận tải Hà Nội thực hiện các chế độ phúc lợi như hiếu hỷ, trợ cấp sinh con, tặng quà cho con em cán bộ công chức, viên chức học giỏi sống tốt. Hằng năm, Sở cùng với công đoàn tổ chức tham quan, du lịch cho cán bộ công chức, viên chức trong toàn đơn vị, tổ chức các phong trào thể thao, văn hóa văn nghệ, giải trí động viên tinh thần cho nhân như tổ chức thi đấu cầu lông, thi kéo co, nhảy dây...Tổ chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho toàn bộ cán bộ công chức viên chức tại đơn vị.

Bảng 3.7. Kết quả thu nhập của CB, CC viên chức Sở Giao thông vận tải Hà Nội giai đoạn 2013- 2017

Đơn vị tính: 1000 đồng STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Tiền lương bình quân năm 52.400 53.782 54.036 54.180 55.620 2 Tiền thưởng bình quân năm 6200 6.320 6.430 6.700 7.300

3 Các loại thu nhập khác 8.500 9.270 9.376 9.600 10.200 4 Tổng thu nhập bình quân năm 67.100 69.372 69.842 70.480 73.120

5 Tổng thu nhập bình quân

tháng/người 5.592 5.781 5,820 5.873 6.093

(Nguồn: Sở Giao thông vận tải Hà Nội)

Đánh giá về chế độ đãi ngộ của CB, công chức tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội được thể hiện qua bảng 3.8

Bảng 3.8. Đánh giá của Cán bộ, công chức, viên chức Sở Giao thông vận tải Hà Nội về chế độ đãi ngộ

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Hoàn toàn không hài lòng Không hài lòng một phần Không có ý kiến rõ ràng Gần như hài lòng Hoàn toàn hài lòng Tổng

Rất hài lòng với mức thu nhập 9,2 13,8 24,0 35,3 17,7 100 Tiền lương, thưởng, phụ cấp

được chi trả công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc

9,5 11,0 21,2 31,1 27,2 100

Tiền lương nhận được đảm

bảo công bằng bên ngoài 12,5 11,4 20,7 30,4 25,0 100 Thu nhập đảm bảo cuộc sống 7,4 15,6 23,0 29,8 24,1 100 Xét tăng lương đúng quy định 4,2 5,7 11,7 23,7 54,7 100 Mức tăng lương hợp lý 12,1 8,9 17,0 29,4 32,6 100 Các điều kiện xét tăng lương

là phù hợp 13,1 9,9 14,9 33,3 28,7 100

Nguồn: Qua điều tra của tác giả

Qua bảng trên cho thấy mức độ hài lòng của cán bộ, công chức viên chức và lao động Sở Giao thông vận tải Hà Nội đối với mức thu nhập hàng tháng gần như hài lòng là nhiều nhất. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chưa hài lòng về thu nhập, đãi ngộ tại đơn vị. Điều đó chứng tỏ cán bộ công chức viên chức và lao động tại Sở Giao thông vận tải Hà Nội vẫn chưa hài lòng với tiền lương hiện tại. Cụ thể, có 53% số người được hỏi hài lòng và hoàn toàn hài lòng với mức thu nhập hàng tháng nhưng vẫn còn 13,8% số

Mức độ Mức độ

người được hỏi không hài lòng với thu nhập được hưởng và tới 9,2% trả lời hoàn toàn không hài lòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở giao thông vận tải Hà Nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)