Phƣơng pháp xử lý số liệu thu thập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở giao thông vận tải Hà Nội (Trang 45 - 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu thu thập

Phương pháp phân tích: Là việc phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiêncứu thành những bộ phận, những vấn đề nhỏ, đơn giản hơn để nghiên cứu, phát hiện ra thuộc tính, bản chất của từng yếu tố. Trên cơ sở đó giúp ta hiểu rõ hơn bản chấtcủa đối tượng cần nghiên cứu.

Phương pháp tổng hợp: Là quy trình ngược với phân tích, hỗ trợ cho phântích để tìm được cái chung khái quát của đối tượng nghiên cứu. Từ những kết quảnghiên cứu từng bộ phận, vấn đề nhỏ của đối tƣợng phải tổng hợp thành cái chungkhái quát để nhận thức đầy đủ về bản chất của vấn đề.

Tổng hợp và Phân tích là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong nghiên cứu.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích trong cả 04 chương.

Ở chương 1, để xây dựng khung khổ phân tích của đề tài, tác giả đã phân tích nội dung về cơ sở lý luận, các khái niệm, đặc điểm nhân lực trong tổ chức công vàliệt kê một số công trình khoa học có liên quan. Từ đó tác giả luận văn đã nhận thứcvà kế thừa được những thành quả nghiên cứu trong lĩnh vực này, thấy được nhữngkhoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.

Trong chương 3, trên cơ sở khuôn khổ lý luận đã nêu ở chương 1, tác giả đã đisâu vào thực trạng quản lý nhân lực tại Sở Giao thông vận tảiHà Nội

Ở chương 4, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích để đưa ra những giảipháp phù hợp nhằm hoàn thiện quản lý nhân lực tại đơn vị này.

Trên cơ sở kết quả phân tích, phương pháp tổng hợp được sử dụng để kết nốigiữa các mặt, các nhân tố để có được cái nhìn tổng thể về sự vật, hiện tượng.

Ở chương 1, bằng phương pháp tổng hợp, tác giả đã nêu một cách khái quát những cơ sở lý luận về các vấn đề cần quan tâm trong khuôn khổ của đề tài, đồng thời chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của các công trình nghiên cứu đã có.

Đây là cơ sở quan trọng để luận văn thừa kế được các thành tựu, vừa tránh được sựtrùng lặp trong nghiên cứu.

Ở chương 3, từ việc phân tích thực trạng của Sở Giao thông vận tải trong thờigian qua, tác giả đã sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra những đánh giá về công tác quản lý nhân lực, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.

Đây là những căn cứ quan trọng để tác giả đưa ra được các giải pháp ở chương 4.

Trong chương 4, phương pháp tổng hợp được sử dụng để đảm bảo các giảipháp đề xuất nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực mang tính hệ

thống, đồngbộ, đồng thời có thể thực thi được trong thực tế.

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh: là phương pháp được tác giả sử dụng để tổng hợp, mô tả những thông tin đã thu thập được tác giả sử dụng để tổng hợpmô tả, những thông tin đã thu thập được về các nội dung nghiên cứu nhằm làm cơsở cho việc tổng hợp, phân tích các hiện tượng cần nghiên cứu.

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh được tác giả thực hiện sau khi đã tiến hành công tác thu thập dữ liệu. Phương pháp này đưa ra các bảng thống kế số liệucụ thể nhằm mục đích so sánh kết quả, từ đó đưa ra các số liệu để phân tích đánh giá và đề xuất một số giải pháp cơ bản trong quản lý nhân lực tại Sở Giao thông vận tảiđạt hiệu quả nhất.

Phương pháp thống kê mô tả, so sánh sử dụng phổ biến trong Chương 3 củaluận văn để mô tả biến động về số lượng và chất lượng nhân lực, cơ cấu nhân lực qua các năm; mô tả các số liệu về kết quả xác định vị trí việc làm, quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức… Sử dụng phương pháp này đã góp phần phân tích, so sánh để nhận thấy những ưu điểm, hạn chế trong nội dung quản lý nhân lực tại Sở Giao thông vận tải.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở giao thông vận tải Hà Nội (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)