1.3. Kinh nghiệm quản lý nhânlực của một số tổchức công và bài học
1.3.1. Kinh nghiệm của một số tổchức công
1.3.1.1. Kinh nghiệm của Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An
Với yêu cầu, mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Do đó, trong thời gian qua công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được sự quan
tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy và Ban Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An, kịp thời bám sát chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Tỉnh ủy, các Đề án, Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của tỉnh.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã đạt một số thuận lợi, kết quả tích cực.
Với việc UBND tỉnh tăng cường liên kết mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng tại tỉnh theo hình thức vừa học, vừa làm như: Cao cấp lý luận chính trị, đại học (Kiến trúc, Văn phòng, Quy hoạch, đất đai), sau đại học (Quản lý nhà nước, Luật)… đã tạo được nhiều thuận lợi, giảm được thời gian và chi phí đào tạo, giúp Sở chủ động về kế hoạch và linh hoạt về thời gian trong quá trình cử CBCCVC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng; CBCCVC có thêm thời gian, điều kiện tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng mà không ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn được giao.
Đề án đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2015 – 2020 của Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An là cơ sở giúp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm. Qua đó kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm được xây dựng đảm bảo hợp lý về cơ cấu, chức danh, định hướng đào tạo bồi dưỡng gắn liền với công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm, bố trí sử dụng sau đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa và phát triển.
Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở thời gian qua đã tạo nhiều điều kiện về thời gian và cả kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng. Nhờ đó tạo động lực khích lệ CBCCVC không ngừng học tập, nâng cao năng lực công tác; số lượng CBCCVC có trình độ đào tạo sau đại học ngày càng tăng, tạo bước chuyển biến trong việc nâng cao năng lực, chất lượng hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng góp phần quan trọng vào việc xây dựng đội ngũ CBCCVC chuyên
nghiệp, vững vàng về chính trị, giỏi chuyên môn, có đủ năng lực quản lý, tinh thông nghiệp vụ.
CBCCVC sau khi tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đều được đơn vị bố trí phù hợp với trình độ và đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ lãnh đạo quản lý.
Nhìn chung, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCCVC Sở Giao thông vận tải tỉnh Nghệ An cơ bản đạt yêu cầu so với tiêu chuẩn ngạch, bậc công chức, viên chức được quy định tại Quyết định số 64/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh. CBCCVC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên đều có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để bổ sung, nâng cao trình độ, kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ.
“Về chuyên môn nghiệp vụ: Trên Đại học: 21 CBCCVC chiếm 5%; Đại học: 270 CBCCVC chiếm 66%; Cao đẳng: 10 CBCCVC chiếm 2%; Trung cấp: 110 CBCCVC chiếm 27%.
Về lý luận chính trị: Cử nhân 03 CBCCVC chiếm 0,5 %; Cao cấp: 31 CBCCVC chiếm 8%; Trung cấp và tương đương: 40 CBCCVC chiếm 10%.
Về quản lý Nhà nước: Chuyên viên cao cấp: 03 CBCCVC chiếm 0,7 %; Chuyên viên chính và tương đương: 21CBCCVC chiếm 5%; Chuyên viên: 152 CBCCVC chiếm 37%; Cán sự: 18 CBCCVC chiếm 4%.
Về tin học: Chứng chỉ A, B, C: 325 CBCCVC chiếm 80 %; Đại học: 01 CBCCVC chiếm 0,3%; Trung cấp: 3 CBCCVC chiếm 0,7%.
Về ngoại ngữ: Chứng chỉ A, B, C: 309 CBCCVC chiếm 75%; Đại học: 02 CBCCVC chiếm 0,6 %”[17].
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
phát triển đơn vị lớn mạnh, ban lãnh đạo Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp nhằm nhanh chóng đào tạo, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ có năng lực đưa Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh phát triển ngang tầm với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Về quy hoạch và đào tạo cán bộ, công chức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức đồng bộ, lấy quy hoạch cấp dưới làm cơ sở xây dựng quy hoạch cấp trên. Quy trình xây dựng quy hoạch cán bộ được thực hiện đầy đủ các bước theo quy định và luôn bảo đảm đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp ủy đảng, đồng thời phát huy dân chủ trong việc phát hiện, giới thiệu nguồn cán bộ đưa vào quy hoạch. Công tác quy hoạch cán bộ được tiến hành theo phương châm "động" và "mở". Hằng năm, các cấp ủy đảng đánh giá lại cán bộ trong diện quy hoạch, từ đó xem xét điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng. Công bố công khai quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Sở cho cán bộ, đảng viên và nhân dân biết để giúp đỡ, giám sát. Song song với công tác quy hoạch cán bộ, Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho cán bộ, công chức. Đào tạo cán bộ cơ sở đạt chuẩn.
“Tuyển dụng cán bộ công chức được Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh quan tâm chính sách khuyến khích, hỗ trợ nguồn nhân lực ưu tiên tuyển dụng tiếp nhận người có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ và độ đại học về công tác tại các Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh. Chủ động đề ra và thực hiện nhiều mô hình, cách làm hay để chuẩn hóa nâng cao chất