Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhânlực trong tổchức công

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở giao thông vận tải Hà Nội (Trang 34 - 38)

1.2. Cơsở lý luận về quản lý nhânlực trong tổchức công

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhânlực trong tổchức công

Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhân lực tổ chức công là những đặc trưng, yếu tố làm cơ sở để nhận biết hiệu quả hoạt động quản lý. Những tiêu chí này gồm:

- Sự tuân thủ quy định của pháp luật và phân cấp của Nhà nước và các cơ quan cấp trên

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao

- Tinh thần kỷ luật trong công tác, trong thực hiện nội quy cơ quan - Tinh thần phối hợp trong công tác với các cơ quan liên quan và với đồng nghiệp

-Tính trung thực trong công tác: trung thực trong báo cáo cấp trên và tính chính xác trong báo cáo

- Tinh thần học tập, nâng cao trình độ

- Ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, công chức: Công tác quản lý nhân sự tốt, sát sao thì ý thức chấp hành kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tốt, số vụ vi phạm kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, sa thải… sẽ thấp và ngươc lại.

- Mức độ gắn bó của cán bộ, công chức, viên chức: Mức độ gắn bó của cán bộ, công chức được thể hiện thông qua số CBCC có nguyện vọng thuyên chuyển công tác qua các năm nhiều hay ít, nếu số cán bộ công chức thuyên chuyển công tác nhiều, chứng tỏ là công tác quản lý chưa tốt, dẫn đến chưa tạo được động lực cho cán bộ công chức và ngược lại nếu số cán bộ công chức rời bỏ đơn vị ít, chứng tỏ công tác quản lý nhân lực tốt, cán bộ công chức gắn bó với đơn vị.

- Mức độ hài lòng của cán bộ công chức về công việc tại đơn vị. Công tác quản lý nhân lực của tổ chức công thực hiện tốt sẽ thể hiện qua mức độ hài lòng của đội ngũ cán bộ công chức tăng lên và ngược lại. Mức độ hài lòng của cán bộ công chức được thể hiện qua sự hài lòng về tiền lương, điều kiện làm việc, bố trí, sắp xếp, đào tạo…

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong tổ chức công

1.2.5.1. Yếu tố khách quan

- Môi trường kinh tế: Các chu kỳ kinh tế như tăng trưởng, suy thoái kinh tế như lạm phát làm giảm thu nhập và mức sống thực tế có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nhân lực. Trong điều kiện chế độ tiền lương theo quy định của nhà nước có tăng nhưng chưa cao thì sẽ tác động đến hiệu quản lý nhân lực, điều này đã đặt ra những thách thức trong công tác quản lý nhân lực của tổ chức công.

- Môi trường xã hội: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay là yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực. Khi công nghệ thay đổi, một số công việc hoặc một số kỹ năng hiện tại không cònphù hợp nữa làm phát sinh nhu cầu đào tạo lại, bố trí, sắp xếp nhân lực phù hợp với tình hình mới. Việc hoạch định khoa học công nghệ tạo điều kiện cho việc nâng cao năng lực quản lý, trình độ lao động, nâng cao năng suất công việc, tiết kiệm kinh phí, biên chế, đồng thời đòi hỏi cơ quan, tổ chức phải khẩn trương đẩy mạnh côngtác đào tạo, bồi dưỡng.

- Cơ chế chính sách: Quản lý nhân lực trong tổ chức công bị tác động rất lớn của yếu tố pháp lý. Pháp luật là khung khổ để thực hiện việc quản lý, pháp luật tác động đến tất cả cáckhâu và cả quy trình quản lý nhân lực. Thực tế hiện nay việc quản lý được điều chỉnh bởi các luật: Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Tổ chứcchính phủ, Luật Chính quyền địa phương và rất nhiều văn bản dưới luật khác. Bất kỳ một tổ chức nào trong quá trình hoạt động đều phải tuân thủ theo mộtcơ chế nhất định đó là các quy định pháp luật. Đặc biệt là các tổ chức công thì việctuân thủ nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước là một yêu cầu tiên quyết. Trong đó quản lý nhân lực sẽ chịu sự chi phối vàđiều chỉnh của các chính sách của nhà nước để đảm bảo quyền và nghĩa vụ như các chính sách về tuyển dụng, chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, khen thưởng kỷ luật….

- Dân số: Tốc độ tăng dân số ảnh hưởng sự đa dạng về nhân lực, đó là do sự khác nhau về nguồn gốc dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hóa, khoảng cách về tuổi tác, cơ cấu nhân lực dẫn đến những thách thức đối với quản lý nhân lực.

- Các yếu tố văn hóa, xã hội: có tác động đến quản lý nhân lực vì nhân lực sẽ có thay đổi về trạng thái tâm lý, hành vi, phong cách, lối sống và cách

nhìn nhận về các giá trị của con người. Do vậy các chính sách trong quản lý nhân lực cần phải điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa, xã hội trong từng giai đoạn cụ thể.

1.2.5.2. Yếu tố chủ quan

- Tổ chức bộ máy: Tổ chức bộ máy trong các cơ quan hành chính công là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân lực. Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, khoa học sẽ có tính quyết định đến việc vận hành, phối hợp trong thực thi chức năng, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, bộ máy cơ quan nhà nước ở các bộ, ngành, địa phương vẫn còn cồng kềnh dẫn đến việc phân công nhiệm vụ chồng chéo, hiệu quả công việc còn trì trệ, quan liêu, đùn đẩy trách nhiệm. Việc kéo dài cơ chế làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc, hiệu quả không cao.

Để công tác quản lý nhân lực đáp ứng cho một tổ chức hiệu quả thì việc xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức; giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan, tổ chứcvà việc vận hành, quản lý tổ chức bộ máy hoạt động có kỷ luật, kỷ cương là một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công tác quản lý nhân lực hiện nay.

- Nhận thức của người đứng đầu và của các cá nhân trong tổ chức:

Trong quản lý nhân lực thì vai trò của người đứng đầu tổ chức là rất quan trọng, vì chính người đứng đầu là người ra quyết định cuối cùng trong mọi nội dung của công tác quản lý nhân lực theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước như các quyết định trong tuyển dụng, quy hoạch, sử dụng, đàotạo, bồi dưỡng, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ chính sách…

hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tráchnhiệm của các cấp phó; các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng nhân viên thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cho nhân viên thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật.

- Yếu tố con người: Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, do đó tất cả các hoạt động trong tổ chức đều chịu sự tác động của nhân tố này. Đây có thể coi làyếu tố bên trong ảnh hưởng đến sự phát triển của đội ngũ nhân lực của mỗi đơn vị, tổ chức. Tùy từng hoạt động mà con người ảnh hưởng nhiều hay ít, đối với công tác đào tạo và quản lý thì yếu tố con người ảnh hưởng mạnh mẽ.

Một yếu tố quan trọng của nhóm yếu tố con người tác động đến công tác đào tạo là trình độ của cán bộ, công chức. Trình độ của họ ở mức độ nào, cao hay thấp, ý thức học tập, ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm ra sao có tác động quyết định đến các giải pháp đào tạo khác nhau, các hình thức và chương trình đào tạo cho hợp lý với từng đối tượng. Yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất của quản lý. Số lượng, trình độ đào tạo, kỹ năng xử lý công việc, thái độ giao tiếp… của cán bộ, công chức ảnh hưởng lớn đến quản lý.

1.3. Kinh nghiệm quản lý nhân lực của một số tổ chức công và bài học kinh nghiệm cho Sở Giao thông vận tải Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhân lực tại Sở giao thông vận tải Hà Nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)