Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ trong đó có 66 làng nghề thủ công, trong đó có 03 làng nghề đủ tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống. Luận văn đi sâu vào nghiên cứu vào 03 làng nghề truyền thống: Làng nghề mộc Dƣ Ba, xã Tuy Lộc huyện Cẩm Khê; Làng nghề nón lá Gia Thanh, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh và Làng nghề nón lá Sai Nga, xã Sai Nga, huyện Cẩm Khê.
2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.2.1.Thu thập dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này gồm các loại tài liệu, thông tin do các nguồn khác nhau cung cấp đƣợc tổng hợp ở bảng 2.1 dƣới đây. Phƣơng pháp thu thập các dữ liệu thứ cấp này bằng cách:
- Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiến thu thập.
- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin.
- Tiến hành thu thập bằng lắng nghe, ghi chép và sao chụp.
thông tin, sử dụng và trích dẫn đầy đủ.
Bảng 2.1: Phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập
Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về tình hình sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm của các làng nghề trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Các nghiên cứu gần đây có liên quan PTBV LNTT.
+ Các loại sách báo và bài giảng: Kinh tế phát triển, chính sách nông nghiệp, Marketing… + Các tài liệu từ Website.
+ Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu. + Internet. + Báo, tạp chí. + Thƣ viện tỉnh Phú Thọ + Nhà sách Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, số liệu về tình hình chung của tỉnh Phú Thọ. Đặc biệt là PTLNTT trên địa bàn nghiên cứu tập trung vào các xã có LNTT.
+ Các tài liệu từ Website.
+ Báo cáo kết quả kinh tế xã hội của tỉnh, của xã trong các năm qua. + Các chính sách và đề án PTSX làng nghề của tỉnh Phú Thọ.
+ Internet
+Uỷ ban nhân dân tỉnh, Phòng Thống kê, Phòng Tài chính, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng.
2.2.2.2. Dữ liệu sơ cấp
Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài này bao gồm các thông tin căn bản của các cơ sở sản xuất nghề truyền thống, các loại sản phẩm, khối lƣợng, chi phí, giá bán, thị trƣờng, khách hàng, những khó khăn và kiến nghị của cơ sở sản xuất.
Đề tài tập trung nghiên cứu tại 90 hộ hộ đại diện cho 3 làng nghề. Mỗi làng nghề chọn 30 hộ hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh theo tiêu chí chuyên môn hóa: Hộ chuyên sản xuất ngành nghề và Hộ kiêm sản xuất.
Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Các dữ liệu này đƣợc thu thập từ cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng điều tra, phỏng vấn các nghệ nhân, thợ giỏi, chủ hộ và những ngƣời có kinh nghiệm sản xuất. Số liệu mới còn đƣợc thu thập từ các thông tin, số liệu tổng hợp của địa phƣơng nghiên cứu.
Việc thu nhập số liệu mới tiến hành thông qua nội dung phiếu khảo sát các đối tƣợng bằng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp chủ hộ, chủ cơ sở, cán bộ địa phƣơng, ngƣời lao động tại các cơ sở, các hộ.
Mẫu phiếu điều tra đƣợc thiết kế phù hợp cho từng đối tƣợng đƣợc khảo sát. Sau khi tiến hành khảo sát thử thì các mẫu phiếu đƣợc bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với thực tế và mục tiêu cần đạt đƣợc sau đó tiến hành khảo sát thực tế.
* Nội dung mẫu phiếu điều tra gồm các phần:
- Các thông tin chung về chủ hộ, cơ sở; họ và tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, địa chỉ..
- Tình hình việc làm và thu nhập của hộ, cơ sở; số lao động của hộ, cơ sở, trong đó lao động nam, nữ (độ tuổi, trình độ văn hóa. Chuyên môn, tay nghề) lao động thƣờng xuyên, thời vụ, tình trạng việc làm của lao động hộ, cơ sở (đủ hay thiếu) các nguồn thu nhập của hộ, cơ sở, thu nhập từ ngành nghề TTCN của lao động làm nghề..
- Tình hình đầu tƣ của hộ, cơ sở; về cơ sở vật chất trang thiết bị, công cụ, về vốn, lao động và đào tạo hƣớng nghề cho lao động...
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ, cơ sở; địa chỉ tiêu thụ, tình trạng tiêu thụ sản phẩm, những thuận lợi, khó khăn, khả năng nắm bắt thị trƣờng...
- Các kiến nghị và nguyện vọng của hộ, cơ sở; kiến nghị với nhà nƣớc, kiến nghị với các cấp quản lý ở địa phƣơng (về chính sách thuế, vốn, tiêu thụ sản phẩm, về hỗ trợ đào tạo hƣớng dẫn nghề và các mặt khác), nguyện vọng cần đề đạt.
vấn trực tiếp nhằm thu thập những thông tin cần thiết khác ngoài các chỉ tiêu trong phiếu.
Bằng việc phỏng vấn trực tiếp các hộ, các cơ sở để thu thập số liệu. Số liệu thu thập đƣợc chúng tôi tiến hành phân loại, xử lý và tổng hợp để có đƣợc các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.
2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin
Xử lý thông tin thứ cấp: Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục
vụ cho đề tài nghiên cứu.
Xử lý thông tin sơ cấp: Tổng hợp, phân loại và so sánh. Công cụ xử lý số
liệu điều tra bằng phần mềm Excel.
2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên các chỉ tiêu phân tích nhƣ số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân nhằm phân tích mức độ sản xuất kinh doanh sản phẩm của các làng nghề, kết quả hiệu quả, hiệu quả kinh tế trong các làng nghề, của từng nhóm hộ SXKD những khó khăn thuận lợi và các kiến nghị.
2.2.4.2. Phương pháp so sánh
Trong đề tài này tôi sử dụng phƣơng pháp so sánh nhằm so sánh sự phát triển LNTT qua các năm giữa các xã, các nhóm hộ, giữa thực tế với kế hoạch và tiềm năng của huyện