Đánh giá phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 82)

4. Kết cấu của luận văn

3.4. Đánh giá phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

tỉnh Phú Thọ

3.4.1. Bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường

3.4.1.1. Bền vững về kinh tế

Những năm qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chủ trƣơng, biện pháp để phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh sản xuất nông

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nghiệp, tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc duy trì, bảo tồn và phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề. Ngoài các nghề truyền thống đã có, các địa phƣơng trong tỉnh còn phát triển thêm nghề mới đem lại thu nhập đáng kể cho ngƣời lao động, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt, giảm tỷ lệ hộ nghèo trong toàn tỉnh theo tiêu chí mới còn 9,5%. Ngành nghề ở Phú Thọ đang trên đà phát triển mạnh, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phƣơng, nâng cao đời sống của ngƣơi dân.

Bảng 3.14: Một số chỉ tiêu phân tích bền vững về kinh tế các LNTT

Diễn giải Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng BQ (%/năm) Số hộ có nghề TT Hộ 394 415 432 4,7 Số lao động Ngƣời 1.490 1.520 1.695 6,7 Doanh thu Tỷ đồng 125 129 135 3,9

Thu nhập/LĐ/năm Triệu đồng 35,5 36,7 37,8 3,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2015

Qua bảng chúng ta thấy sự gia tăng liên tục của các chỉ tiêu đến phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn. Doanh thu của các làng nghề truyền thống tăng bình quân 3,9% /năm và thu nhập/lao động/năm tăng 4,54%/năm.

Hoạt động sản xuất kinh doanh ở các làng nghề đã góp phần vào việc giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân. Các hộ tham gia sản xuất ở các làng nghề có thu nhập cao gấp 5 - 7 lần so với các hộ thuần nông, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh làng nghề truyền thống góp phần hết sức quan trọng vào công cuộc xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, góp phần giữ vững an ninh trật tự ở địa phƣơng trong suốt thời gian qua. Các hộ sản xuất trong làng nghề đóng góp cho ngân sách không đáng kể, chỉ có các công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân, hộ sản xuất làm hàng xuất khẩu trong

các làng nghề đóng góp cho ngân sách là chủ yếu.

Để làm rõ sự phát triển bền vững kinh tế ở quy mô nhỏ tại các làng nghề truyền thống mà chúng tôi đã nghiên cứu thể hiện ở kết quả ở bảng dƣới đây.

Bảng 3.15: Một số chỉ tiêu phân tích bền vững về kinh tế LNTT một hộ đại diện

Chỉ tiêu ĐVT

Gia Thanh Sai Nga Dƣ Ba

Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm Hộ chuyên Hộ kiêm Tổng lợi nhuận (TPr) Tr.đ 40,50 25,50 44,60 28,50 185,56 51,00 Tỷ suất GTSX (GO/IC) Lần 3,92 4,92 3,89 4,25 1,35 1,32 Tỷ suất GTGT (VA/IC) Lần 2,92 3,92 2,89 3,25 0,35 0,32

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2013

Đối với các hộ sản xuất tại 3 làng nghề đều có lợi nhuận khá cao, mức lợi nhuận bình quân năm của một hộ chuyên ở ba làng nghề 40,5 triệu đồng ở nghề làng nghề Gia Thanh, 44,6 triệu đồng ở làng nghề Sai Nga và ở làng nghề mộc Dƣ Ba khá cao lên tới 185,56 triệu đồng. Với các hộ kiêm cũng có lợi nhuận từ 25,5 triệu đồng đến 51 triệu đồng/năm. Tỷ suất giá trị sản xuất GO/IC thể hiện hiệu quả kinh tế tăng trong năm, qua bảng chúng ta thấy ở cả ba làng nghề đều có tỷ suất tăng từ 1,35 lần đến 3,92 lần đối với các hộ chuyên, với các hộ kiêm tăng nhanh hơn từ 1,32 lần đến 4,92 lần. Tỷ suất giá trị gia tăng VA/IC tại ba làng nghề nghiên cứu thể hiện hiệu xuất sử dụng vốn trong sản xuất của các hộ cũng đều tăng từ 0,35 lần đến 2,92 lần đối với các hộ chuyên và các hộ kiêm là 0,32 lần đến 3,92 lần.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển bền vững; các làng nghề truyền thống và làng có nghề theo hƣớng phát triển sản phẩm cho xuất khẩu, coi đây là thế mạnh để phát triển kinh tế tại các vùng nông thôn. Hoạt động sản xuất ngành nghề truyền thống ở các làng nghề đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn tỉnh Phú Thọ theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đƣa tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các huyện có làng nghề truyền thống từ 21,06% vào năm 2013 lên đến 24,24% năm 2015. Giảm tỷ lệ hộ nghèo tại các làng nghề truyền thống xuống dƣới 4,5% năm 2015 và giảm tỷ lệ lao động không có việc làm đến 2015 xuống khoảng 5,5%.

Tại các xã nghiên cứu sự phát triển của làng nghề góp phần vào phát triển kinh tế xã hội đáng kể. Lao động làng nghề tiếp tục tăng qua hàng năm. Ở đây, lao động TTCN chủ yếu là lao động của các làng nghề trên địa bàn xã.

Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu phân tích bền vững về xã hội

Năm Tên xã Làng nghề Hộ tiểu thủ công nghiệp (hộ) Lao động tiểu thủ công nghiệp (ngƣời) Thu nhập bình quân (tr.đồng/năm) Tỷ lệ hộ nghèo (%) 2013

Gia Thanh Gia Thanh 350 1.225 24,57 5,14

Sai Nga Sai Nga 444 1.554 23,4 5,36

Tuy Lộc Dƣ Ba 308 1.078 30,2 4,23

2014

Gia Thanh Gia Thanh 362 1.267 25,5 5,12

Sai Nga Sai Nga 450 6.250 26,4 4,25

Tuy Lộc Dƣ Ba 312 3.903 31 3,5

2015

Gia Thanh Gia Thanh 385 1.348 26,4 4,12

Sai Nga Sai Nga 463 1.620 28,5 2,8

Tuy Lộc Dƣ Ba 315 1.102 33 3

Nguồn: Báo cáo xây dựng NTM giai đoạn 2013-2015 ba xã đại diện

Qua bảng chúng ta thấy tại các xã các hộ cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng dần qua các năm, thu nhập bình quân tăng từ 23,4 triệu đồng năm

2013 đến 33 triệu đồng năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm rõ xuống dƣới 4,5% nhƣ mục tiêu đặt ra.

Bên cạnh những kết quả đó sau hơn 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng hàng Việt nam”, các cấp ủy đảng đã thƣờng xuyên quan tâm lãnh đạo chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức triển khai thực hiện cuộc vận động ở địa phƣơng. Đồng thời, đề cao tính gƣơng mẫu của ngƣời đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên trong việc hƣởng ứng cuộc vận động, gắn với đẩy mạnh Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua yêu nƣớc, các cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ”; “Ngày vì ngƣời nghèo”, chƣơng trình xây dựng nông thôn mới.

Vận động các doanh nghiệp, nhà sản xuất hàng hóa, nhà phân phối trong tỉnh cam kết và thực hiện trách nhiệm sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lƣợng tốt, giá cả phù hợp, bảo đảm quyền lợi ngƣời tiêu dùng; đƣa hàng về bán lẻ ở vùng nông thôn xa trung tâm huyện.

Việc phát triển sản xuất các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh còn góp phần quan trọng vào việc giữ gìn những sản phẩm có giá trị cao vừa mang ý nghĩa về kinh tế và vừa có ý nghĩa về bản sắc truyền thống của địa phƣơng.

3.4.1.3. Bền vững về môi trường

Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng trong phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh thời gian qua thì vấn đề ô nhiễm môi trƣờng từ các làng nghề cũng đang là một nguy cơ ảnh hƣởng tới sự phát triển bền vững của các làng nghề. Qua số liệu đánh giá hiện trạng môi trƣờng năm 2014 của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, Chi cục đo lƣờng và kiểm định chất lƣợng tỉnh Phú Thọ tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, cho thấy một số điểm đáng chú ý sau:

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

xuất đang ngày càng gia tăng. Các chất thải, đặc biệt là chất thải lỏng trong quy trình sản xuất hàng thêu ren không đƣợc xử lý, không đƣợc thu gom, thải bừa bãi ra môi trƣờng xung quanh ngay trong các khu dân cƣ đã làm ô nhiễm môi trƣờng khá nghiêm trọng.

Đa số ngƣời lao động không đƣợc khám tuyển và khám sức khoẻ định kỳ. Bệnh tật của ngƣời lao động phổ biến là đau lƣng, đau cột sống, viên phế quản, dị ứng ngoài da, đau mắt,...

Hiện nay ngƣời dân vẫn phải cho nƣớc thải của các xƣởng giặt là (tẩy bằng hoá chất) ra kênh mƣơng, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nƣớc, ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt. Theo kết quả phân tích nƣớc ao, hồ của các làng nghề cho thấy chỉ số BOD (Biochemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) đều vƣợt từ 4,5 đến 22,7 lần, COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) vƣợt từ 10,32 đến 45 lần.

Do hạn chế về vốn và kỹ thuật, nên địa phƣơng chƣa đặt vấn đề thu gom, xử lý chất thải, khói bụi độc hại phát sinh từ hoạt động sản xuất tại các làng nghề truyền thống, môi trƣờng đã bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, do các chất thải của sản xuất. Đối với môi trƣờng nƣớc, do sử dụng các hóa chất để giặt, tẩy, ngâm tẩm làm cho nƣớc thải có chứa hàm lƣợng chất ô nhiễm rất cao. Cũng nhƣ ở nhiều làng nghề khác, nguồn nƣớc thải này đƣợc hòa lẫn vào nguồn nƣớc thải sinh hoạt và thải ra theo hệ thống mƣơng chung. Hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề chỉ chú trọng sản xuất, kinh doanh mà không chăm lo đến việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái, kết quả là ở một số nơi quy mô sản xuất đã vƣợt quá mức chịu đựng của môi trƣờng. Các cơ sở sản xuất trong làng nghề lại thƣờng có mặt bằng sản xuất chật hẹp; nhà ở thƣờng ở lẫn với xƣởng sản xuất và nơi chứa nguyên liệu, sản phẩm. Các khu vực sản xuất lại thiếu phƣơng tiện đảm bảo môi trƣờng lao động từ đèn chiếu sáng đến quạt thông gió, hút hơi độc. Do đó vấn đề sức khỏe của ngƣời lao động trực tiếp và

ngƣời dân sống trong làng bị ảnh hƣởng xấu.

Kết quả điều tra y tế tại các làng nghề truyền thống năm 2014 cho thấy rõ những ảnh hƣởng từ sản xuất nghề tới sức khỏe ngƣời dân. Các bệnh phổ biến mà ngƣời dân làng nghề mắc phải là bệnh phụ khoa ở phụ nữ (22%), bệnh về đƣờng tiêu hóa (23%), bệnh viêm da (15%), bệnh đƣờng hô hấp (18%), đau mắt (22%). Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do môi trƣờng sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, nguồn nƣớc thải không đƣợc xử lý theo đúng quy trình, ô nhiễm không khí và do quá trình tiếp xúc hóa chất khi làm nghề.

Có thể nói môi trƣờng làng nghề truyền thống mặc dù chƣa đến mức ô nhiễm nghiêm trọng nhƣng đã và đang có những dấu hiệu gây hậu quả không tốt đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe của ngƣời dân trong vùng. Vì vậy, để các làng nghề truyền thống tiếp tục phát triển bền vững thì Phú xuyên cần ngay những giải pháp và quan tâm hơn đến vấn đề môi trƣờng ngay tại thời điểm này.

3.4.2. Những kết quả và tồn tại hạn chế

3.4.2.1. Những kết quả đạt được

Có thể nói rằng sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo thêm nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân ở địa phƣơng nơi đây. Bên cạnh việc nâng cao mức thu nhập cho ngƣời, làng nghề truyền thống còn giải quyết vấn đề về lao động việc làm cho lao động địa phƣơng và lao động lân cận của địa bàn do đó mức sống của ngƣời dân ở các làng nghề dần đƣợc nâng cao.

Qua việc nghiên cứu thực tiễn tại các làng nghề truyền thống chúng tôi thấy sự phát triển bền vững của các làng nghề đã ảnh hƣởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các xã theo hƣớng công nghiệp – dịch vụ nhiều hơn. Sự phát triển của các làng nghề kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhƣ thƣơng mại, dịch vụ, vận tải...

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Sự phát triển làng nghề tryền thống trên địa bàn đã phần nào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của ngƣời dân, tăng khối lƣợng sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ du lịch huyện trong những năm qua. Hơn nữa, sự phát triển bền vững các làng nghề truyền thống góp phần duy trì, bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của địa phƣơng.

3.4.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, dựa trên quá trình thu thập tài liệu và khảo sát trực tiếp ở các làng nghề truyền thống chúng tôi thấy để việc phát triền làng nghề truyền thống bền vững thì đang còn gặp khá nhiều khó khăn đƣợc chúng tôi tổng hợp và đánh giá ở bảng dƣới.

Nhƣ chúng ta thấy ở bảng hiện nay khó khăn lớn nhất đối với các cơ sở sản xuất ở các làng nghề là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Có tới 80% các hộ làm nghề mộc cho rằng nguồn nguyên liệu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chƣa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu. Hơn nữa, diện tích tự nhiên của cây cọ đang giảm dần, dẫn đến nguồn nguyên liệu cho sản xuất nón lá ngày càng cạn kiệt, vì vậy nếu nhƣ không có một sự liên kết giữa các vùng nguyên liệu với các làng nghề thì sẽ khó khăn cho việc phát triển bền vững làng nghề trong thời gian tới.

Thị trƣờng tiêu thụ cho sản phẩm của các làng nghề hiện nay đang còn nhỏ hẹp, chủ yếu giới hạn trong địa bàn tỉnh, chỉ một số ít vƣơn ra đƣợc các tỉnh lân cận,. Sản phẩm nón lá có nhiều hạn chế ở mẫu mã và sự tiện lợi khi sử dụng khi so với các sản phẩm mũ, nón hiện đại. Do vậy thị trƣờng tiêu thụ nón lá đang càng ngày bị thu hẹp.

Công nghệ sản xuất việc phát triển các làng nghề còn mang tính tự phát, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình nên đầu tƣ, cải tiến và áp dụng công nghệ còn khó khăn. Ở các hộ hầu nhƣ các khâu sản xuất chủ yếu là

thủ công nên chất lƣợng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ chƣa cao.

Nguồn nhân lực trình độ, kiến thức về tổ chức sản xuất, về thị trƣờng... của chủ cơ sở sản xuất còn hạn chế. Lao động làm việc ở địa phƣơng có làng nghề đang còn hạn chế về trình độ, hơn nữa phần đông ngƣời lao động ở làng nghề đều học nghề qua tay nghề do đó đối với các nghề cần sự tỉ mỉ khéo léo nhƣ nghề mộc thì lao động có tay nghề đang còn rất khó khăn.

Về vấn đề môi trƣờng mặc dù tình trạng ảnh hƣởng đến môi trƣờng do quá trình sản xuất ngày ở các làng nghề chƣa thật nguy hiểm tuy nhiên tình trạng ô nhiễm về không khí, tiếng ồn càng tăng cả. Trong đó nghề giày da và nghề mộc ngày càng ảnh hƣởng tới tình trạng sức khỏe của ngƣời lao động và dân cƣ địa bàn.

Một số vấn đề khác mà chúng ta cũng cần quan tâm đó là về vốn đầu tƣ cho hoạt động sản xuất ở các làng nghề còn nhỏ. Với các hộ sản xuât về mộc ngày càng có nhu cầu về vốn rất cao, tuy nhiên khả năng tiếp cận vốn còn rất nhiều hạn chế.

Do đó để phát triển bền vững làng nghề truyền thống thì các cấp , các ngành có thẩm quyền cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ các làng nghề , các doanh nghiệp nằm trên địa bàn làng nghề . Về xúc tiến thƣơng ma ̣i , giao thƣơng, hỗ trợ về thiết kế mẫu mã , tiếp câ ̣n vốn vay ƣu đãi , cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, mở rộng đƣờng xá giao thƣơng để các làng nghề tiếp tục phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)