Tình hình tiêu thụ sản phẩm các làng nghề truyền thống trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 78 - 81)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề truyền thống

3.3.4. Tình hình tiêu thụ sản phẩm các làng nghề truyền thống trên địa

Phú Thọ

3.3.4.1 Tiêu thụ sản phẩm làng nghề làm nón Gia Thanh, Sai Nga

a. Kênh tiêu thụ

Hình thức tiêu thụ sản phẩm nón lá rất đa dạng và khác nhau trong từng giai đoạn từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm nón lá gồm: Hộ sản xuất và kinh doanh nguyên liệu, hộ sản xuất, hộ sản xuất và thu gom, doanh nghiệp sản xuất và thu gom, doanh nghiệp sản xuất, thu gom và xuất khẩu.

Kênh thứ nhất: Hộ và cơ sở sản xuất nón lá trực tiếp mua nguyên liệu

đầu vào và tự tổ chức sản xuất tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó sản phẩm đƣợc các hộ sản xuất bán cho các doanh nghiệp trên địa bàn để xuất khẩu trực tiếp hoặc xuất ủy thác cho khách hàng nƣớc ngoài, và một phần đƣợc tiêu thụ tại thị trƣờng trong nƣớc.

Kênh thứ hai: Hộ, cơ sở sản xuất mua nguyên liệu đầu vào và tổ chức

sản xuất ra các sản phẩm. Sau đó sản phẩm đƣợc các hộ, cơ sở thu gom tai làng nghề mua và bán lại cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh để xuất khẩu cho khách hàng nƣớc ngoài và một phần tiêu thụ tại thị trƣờng trong nƣớc.

b. Thị trƣờng tiêu thụ

Hiện nay, nón lá đang mất dần vị thế tồn tại trên thi trƣờng tiêu dung. Sự tiện dụng của các loại mũ đƣợc sản xuất công nghiệp là điều dễ dàng nhận thấy. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ngƣời tiêu dùng vẫn ƣa chuộng sử dụng nó lá. Ngoài việc bán cho ngƣời tiêu dung trực tiếp sử dụng thì việc sử dụng nón lá làm công cụ cho các tác phẩm nghệ thuật trƣng bày, hoặc để bán hàng lƣu niệm cho du khách cũng là hƣớng tiêu thụ mới hiện nay.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

động. Trong giai đoạn những năm 2010 các hộ sản xuất, doanh nghiệp sản xuất luôn ở trong tình trạng tồn đọng sản phẩm do các thị trƣờng truyền thống sụt giảm sức mua 50-60%, một số đơn vị đã buộc phải ngừng sản xuất. Tuy nhiên qua khảo sát thực tế chúng tôi thấy, về hai làng nghề truyền thống Gia Thanh và làng nghề truyên thống Sai Nga chúng ta dễ dàng gặp ngƣời dân hang say sản xuất. Năm 2014 các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn xã có đƣợc nhiều đơn hàng xuất khẩu trực tiếp đi các nƣớc Nhật, Hàn… bảo đảm đủ việc cho lao động nông nhàn của xã.

3.3.4.2. Tiêu thụ sản phẩm làng nghề mộc Dư Ba

a. Kênh tiêu thụ

Thị trƣờng sản phẩm làng nghề truyền thống mộc Dƣ Ba hoạt động theo quy luật cung cầu, thƣờng thì hộ sản xuất theo mẫu mã và đơn đặt hàng của khách hàng. Theo kết quả điều tra thì sản phẩm làm ra đƣợc tiêu thụ từ 70 - 75% trong năm. Thời điểm tiêu thụ mạnh nhất trong năm, các mặt hang bán chạy nhất chủ yếu là bàn ghế, bàn thờ…Sơ đồ 4.3 cho thấy sản phẩm mộc Dƣ Ba đƣợc tiêu thụ qua 4 kênh:

Kênh 1: Là kênh tiêu thụ trực tiếp từ các hộ sản xuất đến ngƣời tiêu dùng, lƣợng tiêu thụ sản phẩm qua kênh này chiếm tỷ lệ ít. Sản phẩm chủ yếu là do khách hàng trong vùng hoặc các vùng lân cận đến đặt mua trực tiếp sản phẩm.

Kênh 2: Hàng hóa từ hộ sản xuất qua các cửa bán lẻ và sau đó đến tay ngƣời tiêu dùng. Sản phẩm tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 60% tổng lƣợng hàng bán ra. Phần lớn số tiền mua hàng đƣợc ngƣời mua trả ngay, có thể trả hết hoặc chịu lại một phần. Sản phẩm qua kênh này chủ yếu là bàn ghế, tủ thờ, sập thờ, bàn thờ... kênh này mở rộng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ, chi phí vận chuyển thấp.

Kênh 3: Sản phẩm từ các hộ sản xuất đến các công ty hay đại lý, sau đó đến ngƣời bán lẻ và cuối cùng là ngƣời tiêu dùng. Kênh này có tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ khoảng 30%. Ngƣời tiêu dùng mua hàng hóa nhƣ ở kênh này giá cao

hơn một chút tuy nhiên đỡ công đi lại, ngƣời sản xuất thì không phải chú ý nhiều đến đầu ra của sản phẩm.

Sơ đồ 3.1: Kênh tiêu thụ sản phẩm mộc Dƣ Ba

Kênh 4: Sản phẩm từ các hộ sản xuất qua thu mua của doanh nghiệp và thông qua các công ty xuất nhập khẩu đƣợc xuất khẩu đi. Lƣợng hàng tiêu thụ qua kênh này chỉ chiếm 10% tổng lƣợng hàng. Sản phẩm xuất khẩu qua kênh này chủ yếu là bàn ghế phòng khách, tủ thờ, sập thờ, tủ rƣợu, giƣờng...Tuy nhiên hiện nay sản phẩm gỗ đang còn kém về thƣơng hiệu vì thế việc xuất khẩu đang còn nhiều khó khăn.

Qua trên chúng ta thấy sản phẩm mộc Dƣ Ba hiện nay đƣợc tiêu thụ ở hai thị trƣờng là thị trƣờng nội địa và thị trƣờng xuất khẩu. Tuy nhiên, thị trƣờng xuất khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Thị trƣờng trong nƣớc chiếm đa số và sản phẩm vẫn có sức cạnh tranh lớn trên thị trƣờng và luôn đƣợc ngƣời tiêu dùng chọn lựa vì uy tín, thƣơng hiệu của sản phẩm. Có thể nói làng nghề truyền thống mộc Dƣ Ba hôm nay đã thực sự xứng danh “nghề lớn” có nhiều cửa hàng trƣng bày, bán sản phẩm ngay trong làng; hàng trăm xƣởng sản xuất lớn nhỏ

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

khắp trong các hộ gia đình; cả ngàn ngƣời thợ tài hoa sáng tạo nên những sản phẩm mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ có mặt khắp trong Nam, ngoài Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)