Lịch sử phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 56)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tổng quan chung về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

3.2.1. Lịch sử phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

- Làng nghề mộc Dư Ba - xã Tuy Lộc - Huyện Cẩm Khê

Nhắc đến nghề mộc chắc chắn mọi ngƣời sẽ nghĩ ngay tới những cái tên nhƣ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) hay La Xuyên (Nam Định). Giá trị kinh tế từ những làng nghề này mang lại cho các hộ làm nghề là rất lớn. Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, làng nghề truyền thống mộc Dƣ Ba có nghề chế biến gỗ từ lâu đời. Sản phẩm đồ mộc của làng có uy tín và chất lƣợng trong vùng đƣợc xuất đi khắp các tỉnh trong cả nƣớc và một số nƣớc trên thế giới. Hiện nay chƣa có ai khẳng định về thời gian ngƣời dẫ xã Tuy Lộc bắt đầu làm nghề mộc, chỉ biết từ xa xƣa sản phẩm đồ gỗ đã có mặt ở khắp các tỉnh thành, có những sản phẩm tiêu biểu đã đƣợc đƣa vào sử dụng trong cung vua, phủ chúa. Làng nghề mộc Dƣ Ba là một trong những làng nghề phát triển nhất tỉnh Phú Thọ hiện nay. Làng nghề có 105 hộ làm nghề với khoảng 630 lao động thƣờng xuyên làm việc, ngoài ra còn có 20 hộ mở dịch vụ xung quanh nghề. Hàng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

năm làng nghề đem lại giá trị kinh tế lên đến khoảng 30-40 tỷ đồng (chiếm 95% thu nhập của làng)

Sản phẩm mộc Dƣ Ba rất đƣợc khách hàng khắp các tỉnh trong cả nƣớc và một số nƣớc trên thế giới ƣa chuộng bởi những ngƣời thợ nơi đây luôn cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, có sức cạnh tranh đáng kể. Sản phẩm nổi bật ở làng mộc Dƣ Ba nhƣ sập gụ, tủ chè, khay, hộp, bàn, ghế … với những hoa văn gắn với các tích truyện dân gian. Thông qua việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mộc đã có nhiều gia đình có mức thu nhập cao. Trung bình ngƣời thợ trong làng có mức thu nhập từ 4-5 triệu đồng/ tháng, đối với các thợ có tay nghề cao, nghệ nhân, ngƣời thiết kế mẫu mã sẽ đƣợc nhận nhiều hơn.

Tuy nhiên, hiện làng nghề vẫn phát triển theo hƣớng tự phát, chƣa xây dựng đƣợc thƣơng hiệu và hình thành mạng lƣới buôn bán chuyên nghiệp. Hầu hết mẫu mã đều đƣợc ngƣời thợ làng nghề nghĩ ra, sản xuất theo tính cảm tính chứ chƣa dựa trên sự phân tích thị trƣờng. Hiện Câu lạc bộ làng nghề đang xúc tiến xây dựng thƣơng hiệu, tham gia khóa đào tạo của Cục Sở hữu trí tuệ để nắm vững vấn đề bản quyền và thƣơng hiệu. Làm đƣợc điều ấy, làng nghề Dƣ Ba sẽ có tiền đề quan trọng để giải bài toán thu nhập, góp phần tích cực phát triển làng nghề truyền thống của địa phƣơng.

- Làng nghề truyền thống nón lá Sai Nga:

Tỉnh Phú Thọ thƣờng đƣợc biết đến là vùng đất rừng cọ đồi chè, do vậy việc phát triển các làng nghề làm nón lá là Trong tỉnh có nhiều nơi làm nón lá, nhƣng ở quy mô làng thì chỉ có ở Sai Nga, Sơn Nga, Gia Thanh, gần đây thêm Đông Phú, Phú Khê. Trong đó Sai Nga là làng nghề lâu đời nhất của vùng nón.

Những ngƣời cao tuổi nhất ở Sai Nga cũng chẳng còn nhớ nghề làm nón xuất hiện tự bao giờ, lại càng không thể nhớ ai là ngƣời đã đƣa nghề nón từ làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội) đến với ngƣời Sai Nga. Nhƣng với ngƣời dân Sai Nga hôm nay nghề làm nón không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống, mà

còn gìn giữ một nét văn hoá của vùng đất Tổ.

Hình ảnh những đứa trẻ lên mƣời, các cụ già đã qua tuổi thất thập ngồi khâu nón đã gây ấn tƣợng với chúng tôi khi thực hiện khảo sát tại làng nghề. Từ vài chục năm qua, tại đây lúc nào cũng nhộn nhịp các công việc về nón, mỗi nhà trở thành một công xƣởng nhỏ với các công đoạn nhịp nhàng từ phẳng la hồ, chẻ vanh tới cắt, ghép, khâu. Để làm ra một chiếc nón phải trải qua rất nhiều công đoạn nhƣ tìm chọn mua nguyên vật liệu, làm vành, là lá, quay khâu, nức, nhôi, sấy... Sau khi ngƣời thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp lá nữa rồi khâu. Khâu là một công đoạn rất khó bởi không khéo là rách lá. Bàn tay ngƣời thợ cầm kim đƣa nhanh từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong ra vòng ngoài. Khi chiếc nón đƣợc khâu xong, ngƣời thợ hơ bằng hơi diêm sinh làm cho màu nón trở nên trắng muốt và không bị mốc.

Những khoảng sân trắng màu lá cọ, tre nứa đã chẻ sẵn, để phục vụ công việc đan nón. Trƣớc kia, khi kinh tế còn khó khăn, lá cọ đƣợc dùng để lợp nhà, nhƣng ngày nay, cọ đa số đƣợc dùng làm nguyên liệu khâu nón. Những chiếc nón lá nhờ đôi bàn tay khéo léo của ngƣời Sai Nga tạo nên đƣợc khách hàng khắp nơi ƣa chuộng. Với 12 thôn, hơn 90% số hộ ở Sai Nga duy trì nghề làm nón truyền thống. Việc làm nón lá nhƣ đã ăn sâu trong mỗi con ngƣời nơi đây, một học sinh tiểu học cũng có thể nói vanh vách về quy trình làm nón, bởi đây là công việc nhẹ nhàng ai cũng có thể làm đƣợc nếu chịu khó quan sát học hỏi. Tuy nhiên, để tạo đƣợc những chiếc nón đẹp, bán giá cao lại phụ thuộc vào sự khéo tay của mỗi ngƣời thợ.

Trung bình mỗi ngày một ngƣời làm đƣợc từ 3 đến 4 chiếc, ngƣời giỏi có thể làm đƣợc 5 chiếc. Sản phẩm làm ra đều đƣợc thƣơng lái thu mua tận nơi hoặc bán tại chợ phiên, đa phần ngƣời làm nón vẫn thích đem nón đến chợ phiên và coi đó nhƣ một nét văn hóa truyền thống của làng mình.

Một chiếc nón đẹp phải đảm bảo mái nón phẳng phiu, đƣờng khâu mƣợt mà, những vết khâu trải trên mỗi vành theo những khoảng cách đều tăm tắp. Giữa hai lớp lá mỏng, ngƣời thợ gài vào lòng nón những hình trổ nhƣ hình hoa lá, đôi nét kiến trúc cổ kính và đôi khi cả mấy câu thơ trữ tình, lặng thầm

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

mà đầy thi tứ, tạo nên nét đặc trƣng riêng của sản phẩm nón lá Sai Nga.

Những năm gần đây tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chủ trƣơng, biện pháp để phát triển các làng nghề truyền thống, tuyên truyền vận động nhân dân gìn giữ và bảo tồn làng nghề. Từ thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế từ phát triển làng nghề sản xuất cao hơn gấp 2 đến 5 lần so với cấy lúa. Quy mô làng nghề phát triển mạnh mẽ ở các xã trong toàn huyện. Để thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng nhanh, bền vững, Phú Thọ triển khai chƣơng trình xây dựng và phát triển làng nghề truyền thống huyện giai đoạn 2016 - 2020. Đồng thời tỉnh đang tiếp tục cụ thể hoá nghị quyết Đảng bộ tỉnh Phú Thọ khóa XVIII, tập trung quy hoạch xây dựng các khu, cụm điểm công nghiệp làng nghề, xây dựng nông thôn mới theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.

3.2.2. S lư ợ ng và cơ c u làng ngh truy n th ng trên

đ ị a bàn t nh Phú Th

Phú Thọ hiện nay có 3 làng nghề truyền thống, đƣợc quan tâm đầu tƣ và phát triển. Trong đó có 01 làng làm nghề mộc và 02 làng sản xuất nón lá. Số lƣợng làng nghề của tỉnh Phú Thọ so với các địa phƣơng khác trên là rất khiêm tốn. Nhiều sản phẩm của các làng nghề đã và đang xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản… Giá trị làng nghề cũng tăng qua từng năm và đóng góp giá trị lớn vào cơ cấu kinh tế chung của địa phƣơng. Thống kê từ năm 2013 đến nay, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tăng bình quân 18,2%/năm. Năm 2014, giá trị sản xuất đạt gần 50 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng có làng nghề đã dần chuyển dịch tiến bộ theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, TTCN, dịch vụ. Khu vực làng nghề đã giải quyết nhiều việc làm cho lực lƣợng lao động nông thôn. Làng nghề mộc Dƣ thu hút 80% lao động nông thôn; làng nghề xã Sai Nga, Gia Thanh thu hút 65% lao động tham gia trực tiếp sản xuất, ngoài ra còn tạo điều kiện cho các hộ trong làng phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nghề truyền thống.

Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng, làng nghề mộc Dƣ Ba đang trên đà phát triển, có khả năng lan tỏa sang các khu vực lân cận. Hình thành những vùng chuyên chế biến, sản xuất đồ mộc.

3.2.3. Cơ chế ho t đ ộ ng c a các làng ngh truy n th ng Phú Thọ hiện nay có 3 làng nghề truyền thống, đƣợc quan tâm đầu tƣ và Phú Thọ hiện nay có 3 làng nghề truyền thống, đƣợc quan tâm đầu tƣ và phát triển. Trong đó có 01 làng làm nghề mộc và 02 làng sản xuất nón lá. Số lƣợng làng nghề của tỉnh Phú Thọ so với các địa phƣơng khác trên là rất khiêm tốn. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nƣớc đều quan tâm chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển LNTT trên địa bàn. Có phân công những bộ phận chuyên môn theo dõi sát sao tình hình phát triển sản xuất kinh doanh tại các làng nghề, kịp thời nắm bắt những tồn tại trong các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trƣờng.

Các LNTT đều có trƣởng làng nghề, chịu trách nhiệm tập hợp các hộ làm nghề trên địa bàn trong sản xuất, kinh doanh, mở các lớp truyền nghề. Hiện nay, các hộ tại LNTT đều hoạt động theo cơ chế tự chủ, chủ động trong việc sản xuất, chuyên môn hóa trong từng khâu sản xuất, kinh doanh. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc sẽ đóng vai trò định hƣớng, đƣa ra các chƣơng trình hỗ trợ sản xuất, kinh doanh phù hợp với thực trạng phát triển của LNTT.

3.2.4. Lao đ ộ ng và các hình thc t chc làng ngh truy n th ng t nh Phú Th th ng t nh Phú Th

Qua bảng dƣới chúng ta nhận thấy các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh gồm hộ gia đình, doanh nghiệp tƣ nhân và hợp tác xã. Trong đó số hộ gia đình là phổ biến nhất, đến năm 2015 có 432 hộ tham gia sản xuất trong các làng nghề truyền thốn, tốc độ tăng bình quân 4,7%/năm. Đây là mô hình sản xuất tồn tại từ lâu đời, mọi lao động già trẻ trong các làng nghề đều có thể đƣợc huy động vào các

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

công việc thích hợp. Chủ gia đình hoặc các lao động chính trong gia đình thƣờng là nghệ nhân, thợ giỏi hoặc là ngƣời có tay nghề khá đảm nhận việc chỉ đạo các công đoạn sản xuất, thực hiện các khâu công việc đòi hỏi kỹ thuật cao, khó, phức tạp, tính thẩm mỹ cao và nghiệm thu đánh giá chất lƣợng sản phẩm. Trong sản xuất của lao động hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh có hai dạng:

- Các thành viên trong gia đình làm toàn bộ các công đoạn từ mua nguyên, vật liệu đến pha chế, tạo mẫu và hoàn thiện sản phẩm. Trong sản xuất hộ gia đình chủ động bỏ vốn, thực hiện và hạch toán. Những hộ gia đình theo hình thức này thƣờng là những hộ làm nghề từ khá lâu, trong gia đình có nghệ nhân và thợ giỏi, tay nghề cao. Các thành viên trong gia đình làm hàng gia công tạo sản phẩm trung gian hay sản phẩm hoàn thiện cho một chủ đầu tƣ (là các công ty TNHH, doanh nghiệp tƣ nhân, các hợp tác xã trên địa bàn xã hoặc một chủ tƣ nhân khác ở ngoài địa phƣơng). Đây là hình thức chủ yếu trong sản xuất sản phẩm các hộ gia đình ở các làng nghề.

- Ngoài ra, có một số ít hộ gia đình có điều kiện phát triển mở rộng quy mô sản xuất, thuê mƣớn thêm lao đọng hoặc cho các gia đình khác làm gia công, sau đó giao sản phẩm cho doanh nghiệp xuất khẩu, cũng có thể gửi đi xuất khẩu trực tiếp theo hợp đồng riêng. Về lâu dài đa phần các gia đình này sẽ xin phép chuyển qua thành lập công ty TNHH.

Bảng 3.3: Lao động và các hình thức tổ chức làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

Diễn giải Đơn vị Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng BQ (%/năm) 1. Hình thức tổ chức - Số hộ làm nghề Hộ 394 415 432 4,7

ty TNHH

- Hợp tác xã HTX 3 3 3 0

2. Lao động nghề TT Ngƣời 1.490 1.520 1.695 6,7

Nguồn: Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ

Những năm gần đây, một số ngƣời ở các làng nghề truyền thống có khả năng về vốn, kỹ thuật và tay nghề cao đã thành lập các doanh nghiệp tƣ nhân, các hợp tác xã, tổ hợp sản xuất, dịch vụ cho đa số các hộ ở địa phƣơng. Bên cạnh sự phát triển của hình thức sản xuất hộ gia đình ở các làng nghề đã có các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh khác nhƣ: doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã, ở các làng nghề những năm gần đây cũng vận động theo chiều hƣớng tăng lên. Từ năm 2013 số lƣợng doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH sản xuất, kinh doanh các mặt hang của làng nghề truyên thống đã tăng từ 57 doanh nghiệp lên đến 67 doanh nghiệp trong năm 2015.

Vậy qua đây chúng ta thấy, các làng nghề truyền thống trên địa bàn đang trên đƣờng tiếp tục phát triển, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đƣợc thành lập, số lao động cũng nhƣ các hộ trong làng cũng tăng lên từng năm. Điều này thể hiện sự phát triền một cách khá bền vững của các làng nghề truyền thống

3.2.5. Chương trình dự án hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống

Có thể nói các làng nghề phát triển đã góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nông dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, nhƣng việc tổ chức lại sản xuất theo quy mô tập trung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực lại chƣa làm đƣợc mà mới chỉ dừng lại ở việc khuyến khích, tạo điều kiện, hỗ trợ ở mức có thể cho các làng nghề. Chính vì vậy, trong thời gian qua, tỉnh Phú Thọ đã đẩy mạnh tổ chức, quy hoạch lại các làng nghề vào các cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp để đảm bảo phát triển theo quy

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

mô, sử dụng trên 10 tỷ ngân sách để đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển nghề… Trong năm 2015, Trung tâm khuyến công - Tƣ vấn và Tiết kiệm năng lƣợng tỉnh Phú Thọ phối hợp với Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ đã thực hiện đƣợc 05 lớp dạy nghề (35 học viên/ lớp), tổng số học viên đƣợc đào tạo 175 học viên. Uỷ ban nhân dân huyện Cẩm Khê, UBND huyện Phù Ninh đã triển khai mở 02 lớp tập huấn, đào tạo nghề tại 02 xã có làng nghề truyền thống của huyện, với số học viên 350 ngƣời, tổng kinh phí đào tạo là 68 triệu đồng. Thực hiện đề án dạy nghề tại các xã này bƣớc đầu đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần thực hiện việc triển khai xây dựng nông thôn mới.

Tháng 12 năm 2015, tỉnh Phú Thọ đã triển khai và hỗ trợ một số doanh nghiệp của LNTT tham gia hội chợ trong nƣớc tại: Trung tâm triển lãm Giảng Võ – Hà Nội, TP Hồ Chí Minh; Tham gia hội thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ do Hiệp hội ngành nghề của tỉnh tổ. Đồng thời phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ Phú Thọ tổ chức điều tra, khảo sát làng nghề truyền thống phục vụ công tác xây dựng và phát triển thƣơng hiệu cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống. Đang xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm: mộc Dƣ Ba, nón lá Sai Nga.

Ngoài việc xây dựng quy hoạch nông thôn mới, đẩy mạnh đầu tƣ cơ sở hạ tầng, đƣờng giao thông nông thôn, tăng cƣờng đào tạo dậy nghề, thì tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)