Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững làng nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 103)

4. Kết cấu của luận văn

4.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững làng nghề truyền thống

mục tiêu sau:

- Đảm bảo phát triển một cách bền vững không gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng, quá trình phát triển làng nghề gắn liền với xây dựng nông thôn mới.

- Nâng cao chất lƣợng sản phẩm, tăng tính tiện dụng của sản phẩm, đa dạng hóa về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, đƣa ra thị trƣờng một số sản phẩm mới nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang thị trƣờng Châu Á, Châu Âu với các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề mộc Dƣ Ba.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các làng nghề. Tăng thu nhập bình quân trên đầu ngƣời ở các làng nghể từ 30 - 35 triệu đồng/ngƣời/năm.

- Giải quyết cơ bản vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, quan tâm sức khỏe lao động làng nghề.

4.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ

4.3.1. Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ

4.3.1.1. Đối với các cơ sở sản xuất

Đối với cơ sở sản xuất ở các làng nghề truyền thống để mở rộng thị trƣờng trong nƣớc cần thực hiện các giải pháp sau:

- Thiết lập mạng lƣới phân phối ở các khu vực nội thị, nội thành của thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đã Nẵng...) thông qua các đại lý, các quầy trƣng bày, giới thiệu sản phẩm. Tạo lập hệ thống bán hàng chuyên nghiệp, xúc tiến việc đƣa các sản phẩm làng nghề vào các siêu thị, trung tâm thƣơng mại.

- Tăng cƣờng liên kết, hợp tác giữa cơ sở sản xuất ở các làng nghề với các doanh nghiệp thƣơng mại đủ lớn để đủ điều kiện thâm nhập thị trƣờng lớn và ổn định để tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức đặt hàng; hình thành các hợp tác xã, doanh nghiệp làm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho cả làng nghề.

- Chủ động tham gia các triển lãm, hội chợ trong và ngoài tỉnh để giới thiệu các sản phẩm nghề của địa phƣơng tới khắp các tỉnh thành cả nƣớc. Xây dựng và phát triển mạnh hệ thống chợ làng trong các làng nghề, trung tâm chuyên mua bán hàng thủ công trên địa bàn huyện.

- Đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề, thông qua các tour du lịch tại làng nghề để bán hàng hóa trực tiếp cho khách du lịch. Đầu tƣ xây dựng các điểm du lịch làng nghề để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nguyên vật liệu

Các làng nghề truyền thống để mở rộng thị trƣờng nƣớc ngoài cần thực hiện các giải pháp sau:

- Tìm kiếm thông tin về các nhà nhập khẩu cũng nhƣ xuất khẩu về các sản phẩm của làng nghề, thông qua họ nắm bắt đƣợc nhu cầu thị hiếu, các quy định về hàng hóa nhập khẩu của các nƣớc.

- Tăng cƣờng tham gia các hội chợ quốc tế để giới thiệu hàng hóa, quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu của sản phẩm của các làng nghề.

- Phát triển thƣơng mại điện tử, triển khai xây dựng hệ thống thông tin truyền thông nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề.

- Phát triển kỹ năng tiếp thị, marketing cho đội ngũ bán hàng của cơ sở sản xuất.

Đẩy mạnh các hoạt động quản bá, xúc tiến thƣơng mại xúc tiến thƣơng mại: - Thiết kế tờ rời, đĩa CD và các sổ tay thông tin hồ sơ về làng nghề truyền thống về sản phẩm của địa phƣơng, giới thiệu về lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, các đặc trƣng làng nghề (văn hóa, truyền thống, chất liệu); chủng loại sản phẩm, mẫu sản phẩm, xuất xứ… để khách

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

hàng thích thú.

- Tiếp tục xây dựng và cải tiến trang website về làng nghề truyền thống để cung cấp, cập nhật thông tin, bán hàng trực tuyến.

- Xây dựng các cửa hàng trƣng bày sản phẩm của làng nghề truyền thống, đây có thể vừa là nơi bán hàng, giao dịch, ký kết hợp đồng, là điểm tham quan du lịch.

Giữ gìn và xây dựng thƣơng hiệu làng nghề:

Trình tự xây dựng thƣơng hiệu làng nghề có thể thực hiện theo các bƣớc sau:

Bước thứ nhất là xác định sứ mệnh của thƣơng hiệu làng nghề bằng cách

phân tích 4 nội dung chủ yếu gồm: Xác định đối tƣợng khách hàng của làng nghề, tìm hiểu những mong đợi của khách hàng về làng nghề, xác định lợi thế của làng nghề nhƣ đặc tính sản phẩm, sự độc đáo, giá trị văn hóa kết tinh, làm cho làng nghề có sự khác biệt, đặc trƣng riêng mà nơi khác không có.

Bước thứ hai là xây dựng các yếu tố nhận dạng thƣơng hiệu nhằm đảm

bảo sự nhận biết của khách hàng và sự liên hệ trong tâm trí khách hàng về thƣơng hiệu gồm các nội dung nhƣ: Thiết kế logo, biểu tƣợng có ý nghĩa, đơn giản, dễ nhớ, độc đáo. Thiết kế câu khẩu hiệu (slogan) thể hiện đƣợc đặc trƣng, ý nghĩa riêng của từng sản phẩm của mỗi làng nghề. Làm tài liệu truyền thông giới thiệu về làng nghề, nội dung tài liệu phải ngắn gọn nhƣng súc tích và giàu hình ảnh, tạo cho ngƣời đọc hay ngƣời xem sự yêu thích và mong muốn tìm hiểu về làng nghề.

Bước thứ ba là quản lý thƣơng hiệu, bao gồm các công việc: Xác định Tổ

chức quản lý thƣơng hiệu; Lựa chọn hình thức bảo hộ pháp lý đối với thƣơng hiệu; Đăng ký xác lập quyền bảo hộ đối với thƣơng hiệu; Hình thành khuôn khổ chung để quản lý việc sử dụng thƣơng hiệu.

Bước cuối cùng là quảng bá thƣơng hiệu, có thể quảng bá thƣơng hiệu làng

nghề thông qua các hình thức sau: Tham gia hội chợ triển lãm; Tổ chức sự kiện; Thông qua các tài liệu truyền thông; Xây dựng trang web và quảng cáo.

4.3.1.2. Đối với UBND tỉnh Phú Thọ

- Thị trƣờng trong nƣớc: Điều tra, khảo sát thƣờng xuyên nhu cầu thị trƣờng trong và ngoài tỉnh về sản phẩm của các làng nghề. Xác định cụ thể thị trƣờng truyền thống, thị trƣờng tiềm năng để có chính sách bán hàng hợp lý.

- Đối với thị trƣờng nƣớc ngoài: Triển khai nghiên cứu thu thập thông tin về thị trƣờng xuất khẩu thông qua các tổ chức trong và ngoài nƣớc, tập trung nghiên cứu các thị trƣờng có nhu cầu về các sản phẩm mà các làng nghề có khả năng sản xuất và cung cấp.

- Đào tạo và nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác xúc tiến thƣơng mại của địa phƣơng, các hiệp hội ngành hàng;

- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở sản xuất làng nghề tiếp cận thông tin, tìm kiếm thị trƣờng; Xây dựng, hoàn thiện nội dung trang tin trên cổng giao dịch điện tử của huyện

- Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu đối với làng nghề về các nội dung: đặt tên thƣơng hiệu, thiết kế logo, tra cứu và chi phí đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu, tƣ vấn xây dựng, quảng bá và quản lý thƣơng hiệu.

4.3.2. Giải pháp về vốn

4.3.2.1. Đối với các hộ sản xuất

Tăng vốn vay cho sản xuất ngành nghề từ nguồn vốn tín dụng đầu tƣ, quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ quốc gia xúc tiến việc làm. Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo và các ngân hàng chuyên doanh tăng vốn cho vay với lãi suất ƣu đãi, có thời hạn từ 1- 2 năm cho các cơ sở sản xuất trong làng mới cấy nghề.

Các cơ sở sản xuất khi đầu tƣ phát triển thì đƣợc dùng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu tài sản hiện có không đủ thế chấp) để thế chấp ngân hàng và đƣợc cấp có tẩm quyền tái bảo lãnh vốn mức tối đa ở mức độ nhất định của một dự án.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

nhiệm trong việc tạo điều kiện vốn cho sản xuất ngành nghề trên cơ sở thẩm định chắc chắn hiệu quả của dự án. Nghiên cứu sửa đổi quy định thế chấp khi vay vốn cho sát với từng loại h́ình doanh nghiệp , hộ sản xuất kinh doanh trong làng nghề.

Tổ chức các cơ quan tƣ vấn giúp cơ sở sản xuất xây dựng các dự án đầu tƣ phát triển sản xuất khả thi, hiệu quả và tạo điều kiện để các cơ sở đƣợc vay vốn thuận lợi.

Cần tăng cƣờng huy động các nguồn vốn khác nhƣ vốn của ngƣời lao động, vốn trong quỹ tín dụng nhân dân, vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Trong đó cần tập trung chỉ đạo nâng cao mức vốn và hiệu quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân gắn liền với địa bàn ngành nghề.

Khai thác triệt để các khoản vốn trợ cấp từ bên ngoài thông qua các chƣơng trình, dự án doanh nghiệp vừa và nhỏ trong làng nghề.

4.3.2.2. Đối với tỉnh Phú Thọ

Khuyến khích các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện tăng cƣờng công tác quảng bá, cung cấp thông tin đến các cơ sở sản xuất, làng nghề về các chƣơng trình tín dụng ƣu đãi của nhà nƣớc.

Các Ngân hàng thƣơng mại (nhất là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trên địa bàn triển khai các hình thức cho các cơ sở sản xuất làng nghề vay vốn theo quy định hiện hành.

Hoàn thiện cơ chế để các cơ sở sản xuất làng nghề tiếp cận đƣợc với nguồn vốn tín dụng, vốn vay từ các ngân hàng thƣơng mại với thủ tục nhanh gọn, thông thoáng.

Bên cạnh đó, Các cơ quan quản lý nhƣ Trung tâm Khuyến công, tƣ vấn & Tiết kiệm năng lƣợng tỉnh Phú Thọ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần cung cấp thông tin, chỉ dẫn kịp thời để các cơ sở sản xuất, doanh

nghiệp làng nghề có thể tiếp cận các nguồn vốn dễ dàng, thuận lợi, nhất là các nguồn vốn ƣu đãi từ ngân hàng Chính sách xã hội…

4.3.3. Giải pháp về nguồn nguyên liệu

Đối với làng nghề mộc Dƣ Ba có nguyên liệu nhập khẩu nhiều thì cơ sở sản xuất cần: Dự tính nhu cầu sử dụng nguyên liệu hàng năm, hàng quý trên cơ sở số liệu thống kê sản lƣợng tiêu thụ qua các năm trƣớc và dự báo nhu cầu tiêu thụ trong năm để lập kế hoạch nhập khẩu, dự trữ nguyên liệu, chủ động cho sản xuất và giảm chi phí.

Đối với tỉnh Phú Thọ: Chủ động nghiên cứu các thị trƣờng nhập khẩu về số lƣợng, chủng loại, chất lƣợng, giá cả nguyên liệu cùng các điều kiện, thủ tục nhập khẩu để thông tin cho các chủ cơ sở sản xuất. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất trong việc nhập khẩu thông qua việc hƣớng dẫn, giải quyết các thủ tục cần thiết để nhập khẩu nguồn nguyên liệu đƣợc nhanh chóng, dễ dàng nhƣ nhập khẩu gỗ từ Trung Quốc, Lào, Cumpuchia, Nam Phi…

4.3.4. Đa dạng hóa sản phẩm

4.3.4.1. Về mẫu mã sản phẩm

- Chủ động đa dạng hóa và luôn đổi mới mẫu mã sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tƣợng tiêu dùng tùy thị hiếu của ngƣời tiêu dùng ở từng khu vực thị trƣờng, nhất là ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài.

- Thƣờng xuyên cập nhật cải thiện mẫu mã sản phẩm sao cho sản phẩm luôn mới, hấp dẫn, tạo ấn tƣợng trong mắt ngƣời tiêu dùng.

4.2.3.2. Về chất lượng sản phẩm

Các làng nghề cần nâng cao chất lƣợng theo hƣớng tăng độ bền, tuổi thọ, độ tinh xảo bằng cách không ngừng nâng cao trình độ tay nghề của ngƣời lao động kết hợp với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào một số công đoạn của quá trình sản xuất.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Đối với các cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống cần: Bố trí lại và tận dụng tối đa mặt bằng, lối đi lại trong cơ sở sản xuất hợp lí vừa phục vụ sản xuất, vừa thuận lợi cho quá trình sinh hoạt, đồng thời dành những khoảng không gian cần thiết cho khách tham quan du lịch nếu có. Trƣờng hợp các cơ sở sản xuất có mong muốn và nhu cầu thì đƣợc thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất tại các cụm công nghiệp, cụm làng nghề.

Đối với tỉnh Phú Thọ cần: Nghiên cứu triển khai các hình thức ƣu đãi (miễn, giảm) cho các cơ sở sản xuất làng nghề đƣợc thuê đất hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với những mảnh đất, khu đất còn thừa hoặc chƣa sử dụng để phục vụ sản xuất làng nghề.

4.3.6. Giải pháp về nguồn nhân lực

4.3.6.1. Đối với hộ sản xuất

Tổ chức các lớp đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp tại nơi sản xuất cho ngƣời lao động chƣa có nghề.

Tiếp tục thƣờng xuyên mở các khóa bồi dƣỡng, bổ sung kiến thức, kỹ năng lao động, nâng cao tay nghề, khả năng sáng tạo và nhận thức của ngƣời lao động theo hình thức tập huấn ngắn ngày cho những lao động đã có nghề.

Thực hiện đầy đủ các chính sách, quy định của Nhà nƣớc đối với ngƣời lao động về tiền công, tiền lƣơng; vinh danh nghệ nhân của làng nghề …

4.3.6.2. Đối với tỉnh Phú Thọ

Kết hợp hình thức đào tạo trong nhà trƣờng với hình thức đào tạo truyền thống thông qua việc mời các nghệ nhân tham gia giảng dạy một phần chƣơng trình của khóa học đồng thời đƣa các học viên về thực tập trực tiếp tại các cơ sở sản xuất, các làng nghề.

Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về văn hóa, quản lý, khoa học kỹ thuật, mỹ thuật, các kiến thức về tổ chức sản xuất, quản trị doanh nghiệp và thị trƣờng cho các chủ cơ sở sản xuất làng nghề với hình thức đào tạo tại các

trung tâm hoặc mở các lớp tập huấn ngắn hạn.

Tổ chức các hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu các kinh nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới và các lĩnh vực liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề.

Tổ chức cho các chủ cơ sở sản xuất tham quan học tập kinh nghiệm phát triển làng nghề ở trong và ngoài nƣớc.

Công khai các tiêu chuẩn để đƣợc công nhận là nghệ nhân, nghệ nhân ƣu tú và nghệ nhân nhân dân, có chính sách hỗ trợ, khen thƣởng và ƣu đãi đối với các nghệ nhân để động viên, kích thích ngƣời lao động phấn đấu cống hiến nhiều hơn cho làng nghề.

Tiếp tục phát hiện, phong tặng các danh hiệu về nghệ nhân, thợ giỏi, bàn tay vàng cho các lao động làng nghề, tổ chức các cuộc thi tay nghề cho thợ thủ công.

Hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo nghề và truyền nghề cho lao động tại các làng nghề và khu vực có nghề.

Khuyến khích và hỗ trợ kinh phí cho các nghệ nhân, thợ giỏi tự tổ chức các lớp truyền nghề cho ngƣời lao động ngay tại cơ sở sản xuất của làng nghề và tham gia giảng dạy tại các lớp đào tạo nghề cho ngƣời lao động, chú trọng đến các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống.

Khuyến khích và hỗ trợ cho các làng nghề tự tổ chức và thành lập các Trung tâm đào tạo nghề.

4.3.7. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ

4.3.7.1. Đối với các hộ sản xuất

Nghề làm nón và làm mộc của các làng nghề có các sản phẩm đƣợc tạo ra chủ yếu do sự tinh xảo từ bàn tay ngƣời nghệ nhân và ngƣời lao động để nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm thì các hộ cần áp dụng công nghệ ở một số khâu sản xuất kết hợp với kỹ thuật truyền thống cho ra các sản phẩm mang đậm nét đẹp cổ truyền.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn 4.2.7.2. Đối với tỉnh Phú Thọ

Hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiếp cận các nguồn vốn ƣu đãi trong và ngoài nƣớc để thực hiện đầu tƣ đổi mới công nghệ;

Hỗ trợ, khuyến khích các cơ quan nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ về vốn để họ tiến hành các nghiên cứu, lựa chọn các công nghệ thích hợp với cơ sở sản xuất làng nghề hiện nay;

Phát triển các trung tâm ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)