Kết quả sản xuất kinh doanh làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 63 - 65)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Tổng quan chung về phát triển làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

3.2.6. Kết quả sản xuất kinh doanh làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

Phú Thọ

Toàn huyện có 66 làng có nghề trong đó có 03 làng là làng nghề truyền thống. Số hộ tham gia hoạt động ngành nghề của các làng nghề truyền thống năm 2015 là 432 hộ, số lao động trực tiếp tham gia sản xuất của các làng nghề là 1.695 ngƣời.

Theo báo cáo của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ: tổng doanh thu hàng hóa của các làng nghề truyền thống năm 2013 đạt 125 tỷ đồng, năm 2014 đạt 129 tỷ đồng, năm 2015 ƣớc đạt 135 tỷ đồng.

Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm một số mặt hàng chủ yếu sản phẩm tiêu thụ trong nƣớc, ngoài ra sản phẩm mộc Dƣ Ba còn đƣợc xuất khẩu sang một số nƣớc nhƣ: Nhật Bản, Trung Quốc, Nga… theo các đơn đặt hàng.

Nguồn nguyên liệu liệu đầu vào của LNTT sản xuất nón lá đƣợc lấy từ nguồn nguyên liệu tại chỗ, đối với làng nghề mộc Dƣ Ba chủ yếu nhập nguyên liệu từ các vùng trong nƣớc, nƣớc ngoài..

Cơ sở hạ tầng đối với đƣờng trong làng nghề nhỏ, hẹp không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Tại LNTT Sai Nga đƣờng giao thông xuống cấp, có chỗ đang thi công nhƣng tiến độ chậm, ảnh hƣởng đến sản xuất kinh doanh. Thông tin liên lạc thuận lợi, nguồn điện chƣa đáp ứng nhu cầu ảnh hƣởng đến sản xuất, tiến độ giao hàng. Công trình cấp thoát nƣớc chƣa có hoặc có hệ thống cấp thoát nƣớc nhƣng đã xuống cấp.

Nguồn vốn sản xuất chủ yếu dựa vào vốn của hộ gia đình, vốn vay ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân.Trình độ kỹ thuật - công nghệ đang còn sử dụng các loại công cụ thủ công truyền thống hoặc cải tiến một phần. Trình độ công nghệ còn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn đã cũ. Mặt bằng sản xuất tại các làng nghề chủ yếu nằm trong khu dân cƣ.

Môi trƣờng ở một số làng nghề bị ô nhiễm do chất thải rắn, lỏng, khí gây ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt chƣa đƣợc khắc phục.

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.4: Hiện trạng phát triển sản xuất các làng nghề truyền thống tỉnh Phú Thọ năm 2015 STT Làng nghề Số hộ LNTT (hộ) Doanh thu (tỷ đồng) Thu nhập BQ ngƣời lao động (Triệu đồng/ ngƣời/năm) 1 Làng nghề mộc Dƣ Ba 125 83,92 55 2 Làng nghề nón lá Sai Nga 185 30,18 37 3 Làng nghề nón lá Gia Thanh 122 20,77 35

Nguồn: Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ

Qua bảng 3.4 ta thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất các làng nghề truyền thống là đạt mức 134,87 tỷ năm 2015, thu nhập bình quân chung của ngƣời lao động tham gia ngành nghề chế biến gỗ cao hơn so với ngƣời lao động làm nghề sản xuất nón lá, cụ thể nhƣ sau: ngƣời lao động làm nghề chế biến gỗ đạt 55 triệu đồng/ngƣời/năm còn ngƣời lao động làm nghề sản xuất nón lá chỉ mức thu nhập từ 35 triệu đến 37 triệu đồng/ngƣời/năm. Có thể nói sản xuất làng nghề phát triển đã giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Các sản phẩm nghề thủ công truyền thống của tỉnh đã có chỗ đứng trên thị trƣờng trong nƣớc và thế giới tiếp tục đƣợc phát huy, nhân rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)