Những kết quả và tồn tại hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 88)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh

3.4.2. Những kết quả và tồn tại hạn chế

3.4.2.1. Những kết quả đạt được

Có thể nói rằng sự phát triển bền vững làng nghề truyền thống ở tỉnh Phú Thọ đã và đang tạo thêm nhiều việc làm, góp phần tăng thu nhập cho ngƣời dân ở địa phƣơng nơi đây. Bên cạnh việc nâng cao mức thu nhập cho ngƣời, làng nghề truyền thống còn giải quyết vấn đề về lao động việc làm cho lao động địa phƣơng và lao động lân cận của địa bàn do đó mức sống của ngƣời dân ở các làng nghề dần đƣợc nâng cao.

Qua việc nghiên cứu thực tiễn tại các làng nghề truyền thống chúng tôi thấy sự phát triển bền vững của các làng nghề đã ảnh hƣởng tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các xã theo hƣớng công nghiệp – dịch vụ nhiều hơn. Sự phát triển của các làng nghề kéo theo sự phát triển của nhiều ngành nghề khác nhƣ thƣơng mại, dịch vụ, vận tải...

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Sự phát triển làng nghề tryền thống trên địa bàn đã phần nào đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của ngƣời dân, tăng khối lƣợng sản phẩm hàng hóa, thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ du lịch huyện trong những năm qua. Hơn nữa, sự phát triển bền vững các làng nghề truyền thống góp phần duy trì, bảo tồn di sản văn hóa truyền thống của địa phƣơng.

3.4.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, dựa trên quá trình thu thập tài liệu và khảo sát trực tiếp ở các làng nghề truyền thống chúng tôi thấy để việc phát triền làng nghề truyền thống bền vững thì đang còn gặp khá nhiều khó khăn đƣợc chúng tôi tổng hợp và đánh giá ở bảng dƣới.

Nhƣ chúng ta thấy ở bảng hiện nay khó khăn lớn nhất đối với các cơ sở sản xuất ở các làng nghề là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Có tới 80% các hộ làm nghề mộc cho rằng nguồn nguyên liệu chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi khác, chƣa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu. Hơn nữa, diện tích tự nhiên của cây cọ đang giảm dần, dẫn đến nguồn nguyên liệu cho sản xuất nón lá ngày càng cạn kiệt, vì vậy nếu nhƣ không có một sự liên kết giữa các vùng nguyên liệu với các làng nghề thì sẽ khó khăn cho việc phát triển bền vững làng nghề trong thời gian tới.

Thị trƣờng tiêu thụ cho sản phẩm của các làng nghề hiện nay đang còn nhỏ hẹp, chủ yếu giới hạn trong địa bàn tỉnh, chỉ một số ít vƣơn ra đƣợc các tỉnh lân cận,. Sản phẩm nón lá có nhiều hạn chế ở mẫu mã và sự tiện lợi khi sử dụng khi so với các sản phẩm mũ, nón hiện đại. Do vậy thị trƣờng tiêu thụ nón lá đang càng ngày bị thu hẹp.

Công nghệ sản xuất việc phát triển các làng nghề còn mang tính tự phát, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình nên đầu tƣ, cải tiến và áp dụng công nghệ còn khó khăn. Ở các hộ hầu nhƣ các khâu sản xuất chủ yếu là

thủ công nên chất lƣợng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ chƣa cao.

Nguồn nhân lực trình độ, kiến thức về tổ chức sản xuất, về thị trƣờng... của chủ cơ sở sản xuất còn hạn chế. Lao động làm việc ở địa phƣơng có làng nghề đang còn hạn chế về trình độ, hơn nữa phần đông ngƣời lao động ở làng nghề đều học nghề qua tay nghề do đó đối với các nghề cần sự tỉ mỉ khéo léo nhƣ nghề mộc thì lao động có tay nghề đang còn rất khó khăn.

Về vấn đề môi trƣờng mặc dù tình trạng ảnh hƣởng đến môi trƣờng do quá trình sản xuất ngày ở các làng nghề chƣa thật nguy hiểm tuy nhiên tình trạng ô nhiễm về không khí, tiếng ồn càng tăng cả. Trong đó nghề giày da và nghề mộc ngày càng ảnh hƣởng tới tình trạng sức khỏe của ngƣời lao động và dân cƣ địa bàn.

Một số vấn đề khác mà chúng ta cũng cần quan tâm đó là về vốn đầu tƣ cho hoạt động sản xuất ở các làng nghề còn nhỏ. Với các hộ sản xuât về mộc ngày càng có nhu cầu về vốn rất cao, tuy nhiên khả năng tiếp cận vốn còn rất nhiều hạn chế.

Do đó để phát triển bền vững làng nghề truyền thống thì các cấp , các ngành có thẩm quyền cần tiếp tục quan tâm hỗ trợ các làng nghề , các doanh nghiệp nằm trên địa bàn làng nghề . Về xúc tiến thƣơng ma ̣i , giao thƣơng, hỗ trợ về thiết kế mẫu mã , tiếp câ ̣n vốn vay ƣu đãi , cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề, mở rộng đƣờng xá giao thƣơng để các làng nghề tiếp tục phát triển bền vững, góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế nông thôn mới.

3.4.3. Các yế u t nh hư ở ng đ ế n phát tri n b n v ng làng ngh truy n th ng

3.4.3.1. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Thị trƣờng tiêu thụ là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất cho hầu hết các loại hình sản xuất. Mặc dù, các sản phầm ở các làng nghề với nhiều đặc trƣng

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

riêng cuả mình cũng dần khẳng định đƣợc thƣơng hiệu riêng cho mình, thị phần cũng đang đƣợc mở rộng cả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên nó cũng chịu tác động mạnh của các quy luật thị trƣờng đó là sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm khác ở các làng nghề khác hoặc các sản phẩm của Trung Quốc, các làng nghề này còn phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm thay thế.

Qua điều tra chúng tôi thấy thị trƣờng tiêu thụ cho sản phẩm của các nghề và làng nghề này còn nhỏ hẹp, chủ yếu giới hạn trong địa bàn tỉnh, chỉ một số ít vƣơn ra đƣợc các tỉnh lân cận. Sản phẩm của làng nghề mộc Dƣ Ba chủ yếu tiêu thụ trong nội địa, nhiều nhất là ở các tỉnh phía bắc chiếm 80% thị phần, còn các tỉnh phía nam khoảng 10%, xuất khẩu chiếm 10%. Mẫu mã sản phẩm còn đơn giản chƣa thỏa mãn đƣợc thị hiếu ngày càng cao của khách hàng hiện nay nên thiếu tính cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng.

Bởi vậy, việc đáp ứng đƣợc nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là vấn đề quan trọng đòi hỏi các nghệ nhân ở các làng nghề phải nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm có chất lƣợng và mẫi mã phù hợp. Do đó để có sự phát triển bền vững các làng nghề cần phải có những giải pháp cụ thể hơn về thị trƣờng tiêu thụ.

3.4.3.2. Lao động

Lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề ổn định thì sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất ổn định và phát triển bền vững. Trên thực tế, để có thể sáng tạo ra đƣợc những sản phẩm có sự tinh xảo thì ngoài khả năng bẩm sinh, ngƣời lao động cũng cần phải đƣợc đào tạo một thời gian dài sau quá trình học việc và đôi khi cũng có thể có đối tƣợng không đủ kiên nhẫn để theo đuổi công việc đến cùng. Hơn nữa công việc của các làng nghề lại mang nặng đặc trƣng là thực hiện phƣơng thức đào tạo theo dạng truyền nghề, những kỹ năng bí quyết nghề nghiệp nhiều khi họ chỉ truyền lại cho một số ít ngƣời đáng tin cậy trong gia đình. Chính vì vậy, điều này làm cho số lƣợng các thợ cả, nghệ

nhân mới ngày càng bị thu hẹp trong khi đội ngũ nghệ nhân cũ tuổi tác càng cao, sức khỏe càng giảm sút. Nhƣ vậy, những tinh hoa của làng nghề ngày càng bị mai một dần.

Qua điều tra cho thấy nguồn lao động ở các xã đại diện khá dồi dào, lực lƣợng lao động trẻ và có tay nghề, đặc biệt nhƣ nghề mộc có rất nhiều những ngƣời trẻ họ đã thành thục nghề nhƣ những nghệ nhân.

Với các làng nghề làm nón Sai Nga và làng nghề Gia Thanh thì lao động không có nhiều khó khăn, chỉ 15% đến 20% số hộ ở hai làng nghề này cho rằng có khó khăn trong lao động. Làng nghề mộc Dƣ Ba thì có tới hơn 30% khó khăn về lao động. Tuy nhiên, mỗi nghề có một cái khó riêng chẳng hạn nhƣ đối với nghề mộc thì rất cần những ngƣời có năng khiếu , có lòng yêu nghề và đặc biệt là tận tâm với nghề tỉ mỉ từng chi tiết này . Nhƣ̃ng sản phẩm mộc của các nghệ nhân sáng ta ̣o ra đều thể hiê ̣n nhƣ̃ng nét đe ̣p thần thái của cả một nền văn hóa dân tộc . Đối với nghề làm nón thì cần sự tỷ mỷ , chăm chút cho từng mũi kim đƣờng chỉ . Điều đó không chỉ tỏa sáng ở trong nƣớc , mà những sản phẩm ấn tƣợng ấy đều đƣợc nhiều ngƣời nƣớc ngoài chú ý đến và say mê, đă ̣t hàng. Và cái quan trọng không kém trong cái tài và cái tâm của ngƣời nghê ̣ nhân này còn là cái tình. Cái mà các nghệ nhân dồn hết tâm huyết vào trong mỗi sản phẩm là cái đẹp, vẻ đẹp hoàn mỹ không hề pha trộn.

Có thể nói để trở thành một ngƣời lao động thành thục ở các làng nghề đòi hỏi ngƣời lao động phải có sức khoẻ, phải kiên trì học hỏi và phải yêu thích say mê với nghề, nữa là những ngƣời nhân của các làng nghề không những phải có tài mà còn có cái tâm. Bởi vậy không phải ai cũng có thể trở thành ngƣời của các làng nghề hiện nay. Hơn nữa những nghệ nhân và thế hệ đi trƣớc luôn có ý thức truyền nghề để giữ gìn vốn quý của tổ tiên. Phần lớn tay nghề của ngƣời lao động có đƣợc không phải qua đào tạo mà từ sự học hỏi hoặc “cha truyền con nối”. Hiện nay, thế hệ trẻ đƣợc đào tạo ở đã và đang

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

sáng tạo ra những dòng sản phẩm độc đáo, làm đa dạng hoá sản phẩm góp phần thay đổi bộ mặt của các làng nghề.

Nhƣ vậy, nguồn lực lao động tham gia vào các làng nghề nếu ổn định về số lƣợng và đảm bảo về chất lƣợng thì sẽ góp phần không nhỏ giúp cho làng nghề hạn chế đƣợc những biến động, đảm bảo sự ổn định về sản phẩm, từ đó mà có thể tác động đến sự phát triển bền vững của làng nghề. Lao động giỏi sẽ tác động trực tiếp tới thu nhập của họ ngày càng tăng từ đó có điều kiện đầu tƣ nhiều hơn vào học hành cho con cái - nguồn lao động của các làng nghề sau này. Ngoài kỹ năng, bí quyết riêng của ngƣời thợ, sự phát triển của làng nghề cũng đòi hỏi ngƣời sản xuất, đặc biệt là các chủ hộ cũng phải trau dồi cho mình những kiến thức, thông tin nhất định về lĩnh vực kinh doanh, quản lý sản xuất, tổ chức tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ là công việc quảng bá, marketing cho sản phẩm…

Vì vậy, để có thể phát triển bền vững làng nghề thì đòi hỏi phải đảm bảo đƣợc nguồn lực đầu vào về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng, và phải mang tính ổn định lâu dài. Nếu nguồn lực đầu vào không ổn định, không đủ mạnh thì đó là yếu tố gây nên sự không bền vững của sự phát triển làng nghề.

3.4.3.3. Nguồn nguyên liệu

Nguồn nguyên liệu cung cấp cho làng nghề làm nón Gia Thanh và Sai Nga chủ yếu đƣợc cung cấp trong địa bàn tỉnh, do vậy thuận tiện cho việc tập kết, vận chuyển nguyên liệu.

Nghề mộc ở Dƣ Ba cũng phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong khi giá gỗ nguyên liệu luôn có chiều hƣớng tăng. Nguồn gỗ đƣợc nhập từ nhiều nơi đƣa về tập các đầu mối tập trung ngay trên địa bàn huyện, chủ của những lái buôn này cũng có thể chính là những ngƣời thuộc đối tƣợng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, nhƣng đa phần họ là những nhóm ngƣời chỉ chuyên tìm kiếm nguồn gỗ rồi đem về bán lại ăn chênh lệch. Hiện nay,

nguồn nguyên liệu gỗ ngày càng khó khăn qua khảo sát các hộ về nguyên liệu sản xuất thì có tới 90% các hộ đồng ý cho rằng trong thời gian tới đầu vào nguyên liệu sẽ rất hiếm vì không còn nhiều gỗ quý nhƣ trƣớc để sản xuất những mặt hàng có giá trị.

Có thể nói nếu nhƣ những năm trƣớc đây, hàng thủ công mỹ nghệ đƣợc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu sẵn có trong nƣớc. Thì hiện nay việc khan hiếm nguyên liệu là khó khăn chung của các làng nghề. Đối với làng nghề cần các nguyên liệu thiên nhiên làng nghề mộc Dƣ Ba hiện nay do tốc độ phát triển các làng nghề quá nhanh đi cùng với việc thiếu quy hoạch về đầu tƣ, tình trạng khai thác bừa bãi dẫn đến thiều nguồn nguyên liệu trầm trọng.

Mặt khác, việc nhập khẩu ngày càng khó khăn do giá nguyên liệu làm tang chi phí sản xuất, giá tăng cao do đó làm cho khả năng cạnh tranh của các mặt hang giảm trên thị trƣờng. Do vậy để bảo tồn các làng nghề này các cơ quan chính quyền cần có biện pháp, chính sách cho mai sau. Nhƣ việc sử dụng nguồn nguyên liệu đa dạng hoặc thay thế sẽ là xu hƣớng cần đƣợc quan tâm để làng nghề phát triển bền vững

3.4.3.4. Đầu tư công nghệ máy móc

Cùng với yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đòi hỏi của nhu cầu thị trƣờng với những sản phẩm tinh xảo, chất lƣợng, vừa đảm bảo yêu cầu về số lƣợng lớn, nhiều hộ gia đình đã đầu tƣ mua sắm máy móc và áp dụng công nghệ vào sản xuất. Với các hộ ở làng nghề mộc Dƣ Ba, việc đầu tƣ cho trang thiết bị khá tốn kém, đa số các hộ phải tự đầu tƣ đề sản xuất. Có thể nói khoa học công nghệ tác động đến rất nhiều tới quá trình sản xuất của các hộ điều tra ở các làng nghề truyền thống.

Máy móc khá quan trong với các cơ sở điều tra đặc biệt là đối với làng nghề mộc, nó giúp các hộ tiết kiệm thời gian, giảm chi phí sản xuất, tăng năng xuất lao động. Tuy nhiên, trên thực tế máy móc chỉ góp phần giải phóng một phần sức lao động của ngƣời thợ, nhiều công đoạn sản xuất nghề truyền thống

Số hoá bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

bắt buộc phải dùng kỹ thuật, kỹ xảo điêu luyện của ngƣời thợ, kĩ thuật đục đẽo trong làng nghề mộc…

Việc phát triển nghề và làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình nên đầu tƣ, cải tiến và áp dụng công nghệ còn khó khăn. Tuy nhiên, mới có một số cơ sở sản xuất mạnh dạn áp dụng máy móc thiết bị trong một số công đoạn sản xuất nhƣng đã mang lại nhƣng hiệu quả nhất định trong việc gia tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm. Nhìn chung khâu sản xuất chủ yếu là thủ công nên chất lƣợng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ chƣa cao, khả năng cạnh tranh thấp so với các mặt hàng khác. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những nguồn vốn đầu tƣ cho khoa học công nghệ nhằm tăng năng xuất làng nghề để làng nghề phát triển tạo ra những mặt hàng có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của nƣớc khác

3.4.3.5. Vốn sản xuất

Nói đến nguồn vốn thì nó là một yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng, có ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng mở rộng quy mô sản xuất của cơ sở sản xuất. Trong điều kiện phát triển nhƣ ngày nay thì nguồn vốn cũng chính là điều kiện cần thiết không thể thiếu cho các làng nghề truyền thống. Với các làng nghề truyền thống ở tỉnh Phú Thọ rất cần tới vốn sản xuất đòi hỏi mức chi phí đầu vào lớn, vốn cho nguyên vật liệu vốn lƣu động… Mặc dù ở tỉnh Phú Thọ hàng năm có các chƣơng trình hỗ trợ về vốn cho các làng nghề tuy nhiên chƣa đáp ứng đƣợc cho các hộ đặc biệt là các cơ sở quy mô sản xuất lớn thƣờng là những hộ có nhiều vốn. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển bền vững làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 88)